Bánh ít lá gai Bình Định món quà quê đơn sơ mộc mạc
Bánh ít lá gai Bình Định tuy mộc mạc đơn sơ nhưng đã trở thành món quà mang về không thể thiếu mỗi khi du khách về thăm mảnh đất Bình Định mưa nắng hai mùa.
Bánh ít lá gai Bình Định món quà quê đơn sơ mộc mạc
Bánh ít lá gai Bình Định món quà quê đơn sơ mộc mạc:
Bánh ít lá gai – cái tên nghe dân dã mà chứa đựng bao nhiêu ý nghĩa. Vị dẻo thơm, ngọt bùi của chiếc bánh đã trở thành dư vị khó quên trong lòng những ai đã từng nếm qua thứ bánh ấy.
Bánh ít lá gai là đặc sản của đất võ Bình Định, về sau lan rộng ra các tỉnh thành và trở nổi tiếng trong văn hóa ẩm thực miền Trung. Dù đi đâu xa, người con xứ sở vẫn không quên dáng hình những chiếc bánh trông tựa như tháp Chàm cổ kính.
Trên chuyến xe từ Bắc vào Nam qua khỏi thị trấn Bình Định (huyện An Nhơn) chừng 3 km nhìn về phía tay trái bạn sẽ thấy cụm tháp Chàm sừng sững trên chỏm núi, người ta gọi là tháp Bánh Ít.
Có lẽ vì thế mà những chiếc bánh ít được gọi tên từ sắc màu huyền thoại của tháp Chàm rêu phong cổ kính.
Dù có rất nhiều nơi làm ra món bánh này, nhưng riêng tại mảnh đất Bình Định, nó vẫn mang một nét rất riêng khó có thể nhầm lẫn.
Cách làm món bánh ít lá gai Bình Định:
Để cho ra đời một chiếc bánh ít lá gai ngon phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi người làm bánh phải khéo léo và tỉ mỉ.
Video đang HOT
Nguyên liệu chuẩn bị:
Đầu tiên là tìm lá gai, giúp cho bánh có màu xanh đen và mang lại hương vị chát rất đặc trưng. Lá gai hơi sần, xốp, khô khô, rửa sạch, luộc chín, để thật ráo nước rồi đem vào cối giã.
Phải là trai lực lưỡng mới đủ sức quết. Gọi là quết vì là cần nhuyễn như bột nên phải giã lâu. Công đoạn này khá vất vả vì nếu giã chưa nhuyễn thì bánh ăn sẽ không mịn màng.
Nếp dùng làm bánh ít phải là nếp mới, thơm, độ dẻo vừa, đem vo kỹ, ngâm với nước vài giờ, sau đó mới xay nhuyễn để có được một khối bột dẻo. Sau đó trộn với đường đen và đổ từ từ vào cối.
Quết đôi ba chày phải thoa dầu phụng sống vào đầu chày để bột khỏi dính và dầu được trộn đều.
Khi bột vừa đủ ráo, lấy ra, ngào bột nhiều lần cho thật dẻo rồi chia thành từ khóm nhỏ vừa đủ làm một cái bánh.
Công đoạn làm nhân bánh:
Thông thường bánh ít lá gai sẽ có nhân là đậu xanh, dừa, đường, thêm chút quế và vani để tạo mùi thơm. Đôi khi nhân bánh người ta dùng tôm xào với thịt tạo ra món bánh ít mặn.
Đậu xanh đem xay bửa đôi rồi ngâm và đãi cho sạch vỏ trước khi luộc chín.
Cùi dừa được bào ra thành sợi, bỏ vào chảo gang xào chung với đường một lúc cho đến độ chín tới mới trộn tiếp đậu xanh.
Xào nhân trên bếp lửa liu riu cho đến khi nào đường chín tới, nhân có màu vàng sẫm, dẻo quánh, mùi thơm bốc lên ngào ngạt là vừa. Lá chuối chuẩn bị được cắt khoanh tròn và hơ qua lửa cho mềm.
Sau khi chuẩn bị xong thì tiến hành nắn bột thật mỏng, cho nhân vào bên trong bóp chặt và vo tròn, thoa đều bánh và lá bằng dầu, ngon nhất là dầu phộng.
Sau đó gói bánh lại theo kiểu bẻ gấp một đầu hoặc hình tháp vuông rồi đem hấp cách thủy.
Chờ cho bánh chín thì vớt ra để nguội, đập nước đọng ở đầu bánh cho ráo, sửa sang lại bánh và cho vào rổ để ráo bánh.
Thưởng thức món bánh ít lá gai Bình Định:
Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp lá chuối xanh là hiện ra lớp da bánh ít màu đen bóng đầy hấp dẫn.
Một chiếc bánh ít ngon được đánh giá là phải dẻo nhưng khi ăn thì không bị dính răng, có vị tinh khiết của lá gai, vị dẻo thơm của gạo nếp, vị ngọt của đường, vị béo của dầu, vị bùi của đậu hòa quyện mà thành.
Ở những vùng quê của tỉnh Bình Định, đám giỗ nào cũng có bánh ít lá gai. Bánh cúng xong được dọn lên mâm cỗ làm món quà tráng miệng và làm quà bánh cho người ở nhà. Đây cũng là nét đặc trưng trong văn hoá ẩm thực và văn hoá ứng xử của người Bình Định.
Thưởng thức món bánh ít lá gai
Bản đồ ẩm thực: Thấm đượm hồn quê với món quà vặt xứ Nẫu
Không biết từ bao giờ, bánh ít lá gai đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực xứ Nẫu - Bình Định. Món quà vặt này thường được thưởng thức trong các buổi trà chiều hay sau những bữa cơm tối đầm ấm, gia đình sum vầy.
Qua truyền thông đại chúng, câu chuyện nguồn gốc của bánh ít lá gai cũng khá là thú vị. Nếu tích xưa tương truyền món bánh này do nàng công chúa Út thời các vua Hùng sáng tạo nên thì với người Bình Định tạo hình của nó giống với tháp Chàm nơi đây. Chẳng hạn như câu ca dao sau đây:
"Tháp Bánh Ít (*) đứng sít cầu Bà Gi
Sông xanh, núi cũng xanh rì
Vào Nam, ra Bắc ai cũng đi con đường này
Nghìn năm gương cũ còn đây
Lòng ơi! Phải lo nung son sắt kẻo nữa đầy bể dâu"
Luận bàn câu chuyện nguồn gốc về nó tạm dừng, tôi sắp xếp thời gian để ghé thăm một cơ sở sản xuất món bánh này tại TPHCM dịp gần đây để tìm hiểu thêm về quy trình (do điều kiện đi lại vì dịch bị hạn chế nên chưa thể ghé thăm một cơ sở bánh ít lá gai tại Bình Định).
Chị Thủy, chủ cơ sở bánh ít lá gai Bà Hoa - đặc sản Bình Định ở quận Gò Vấp, cho biết "Một trong những công đoạn tốn nhiều thời gian nhất là chuẩn bị lá gai. Đây được xem là nguyên liệu quyết định đến sự thơm ngon của bánh. Cụ thể, sau khi hái, lá gai được lặt bỏ phần cuống và gân lá. Tiếp đến, đem phơi khô, xay nhuyễn, vắt lấy nước và trộn với bột nếp được chuẩn bị trước đó".
Thông thường, nhân bánh làm từ dừa hoặc đậu xanh, có khi là kết hợp cả 2 để tạo nên hương vị béo bùi hơn. Nói về đậu xanh, nguyên liệu không thể thiếu trong món ăn thì nó được người thợ đem ngâm cho đậu nở. Song song đó, thịt dừa đem bào sợi nhỏ rồi nấu chín với đường cát, để nguội rồi vo thành viên.
Đi kèm với những nguyên liệu, cách chế biến công phu nêu trên còn là nghệ thuật gói bánh. Cụ thể, cách gói bánh ít là dùng một lượng bột nếp vừa phải đủ để bọc nhân, vo tròn, cho nhân vào và tiếp tục vo tròn lần nữa rồi mới đặt bánh vào hộp hoặc lá chuẩn bị sẵn trước đó. Vậy là thành phẩm bánh ít lá gai trứ danh của Bình Định đã ra đời!
Nói không thôi chưa đủ, tôi mạn phép mua bánh và ngồi thưởng thức tại chỗ để cảm nhận về nó. Cái ưng đầu tiên là bánh không bị dính răng như một số loại bánh khác. Độ dẻo của bánh hòa quyện cùng vị thơm của nếp, vị bùi của đậu, chút cay nồng của gừng cứ đưa ta tới những xúc cảm ẩm thực khó quên.
Vậy là từ nay, tôi đã sưu tập thêm cho mình một món ăn của Bình Định trong hành trình chinh phục bản đồ ẩm thực vùng miền Việt Nam. Tin chắc rằng, mọi người sẽ có cảm giác thú vị khi thưởng thức món bánh này giống như tôi. Xin hẹn xứ Nẫu vào một ngày gần nhất khi điều kiện đi lại dễ dàng hơn, tôi sẽ chọn cho mình một góc nhỏ giữa lòng phố biển, thưởng thức bánh ít lá gai mua tại chính nơi sản sinh ra nó.
(*) Tháp Bánh Ít là một cụm các tháp cổ thuộc thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Sơn, tỉnh Bình Định. Đây là địa điểm tham quan mang phong cách quần thể kiến trúc Chăm mà du khách yêu thích văn hóa cổ xưa không nên bỏ lỡ.
Ghé Bình Định đừng quên thưởng thức món bánh dân dã Ẩm thực Bình Định hội tụ bao hương vị thơm ngon, từ hải sản tươi ngon tới những món ăn đặc sản đậm vị địa phương và thể hiện được nét đẹp cần cù, nghĩa tình của người dân xứ này. Nếu có dịp đến Bình Định lần tới, bạn hãy nếm thử món bánh ít lá gai nhé! Bánh ít không phải...