Bánh của người Khmer ở Sóc Trăng
Chiếm gần 30% dân số của tỉnh Sóc Trăng, đồng bào Khmer có phong tục, tập quán và nền văn hóa nghệ thuật dân tộc độc đáo. Về mặt ẩm thực, những món ăn đặc trưng của người Khmer ở Sóc Trăng cũng rất phong phú, đặc biệt là các món bánh cổ truyền.
Bánh num còn khuyên của người Khmer được Việt hóa thành bánh rế. Bánh được làm bằng đậu xanh, đậu nành và nếp – mỗi thứ trọng lượng bằng nhau – vo sạch, để ráo rồi rang riêng từng loại.
Khi rang để lửa nhỏ, khi các loại hạt vừa vàng thì đổ ra, sau đó trộn đều, xay thành bột rồi cho vào nước đường thốt nốt đã thắng kẹo lại, quậy đều, xong nắn thành hình tròn giống như cái rế. Lấy bột gạo trộn thêm một ít bột nghệ xay để tạo màu vàng, đổ nước vào quậy sền sệt, đem từng cái rế nhúng vào rồi chiên giòn với dầu hoặc mỡ.
Bánh vàng, vớt ra để ráo, ăn giòn, thơm và ngon. Num cọp thnô tiếng Khmer có nghĩa là bánh hột mít, được làm từ đậu xanh nấu mềm, đãi vỏ, giã nhuyễn rồi trộn với đường thốt nốt. Sau đó vắt từng viên như hột mít, lăn vào lòng đỏ trứng vịt, trứng gà, đem chiên giòn.
Còn loại bánh num chô có nghĩa là… bánh ăn trộm! Bánh làm bột bằng gạo thật nhuyễn – bột càng nhuyễn, bánh càng nổi. Nước đường thốt nốt thắng đến rít lại, bỏ bột gạo vào quậy đều rồi đem nắn từng cái hình tròn hay vuông, lớn nhỏ tùy ý, bỏ vào chảo mỡ chiên. Bánh sẽ nổi lớn như bánh tiêu của người Tiều (Triều Châu).
Bí quyết độc đáo của loại bánh này nằm ở lượng đường ngào, nếu không ngọt thì bánh sẽ tan trong chảo chiên, ngược lại ngọt quá bánh sẽ chai, không nổi, ăn không ngon.
Num khnhây hay bánh gừng được làm bằng nếp vo sạch, để ráo rồi xay hay giã thành bột thật nhuyễn giống như làm bánh ăn trộm, xong đem phơi khô. Lòng trắng trứng vịt đánh thật nổi rồi cho bột vào quậy sền sệt, nắn thành hình củ gừng (hoặc hình cá, chim, cua, tôm…).
Đem chiên bánh cho đến khi nở lớn rồi ngào với nước đường thốt nốt. Bí quyết để có bánh gừng ngon là lượng bột cho vào lòng trắng trứng sao cho vừa phải và khi chiên phải trở bánh qua lại thật đều tay.
Thêm nữa, bột nếp phơi không khô, giã không nhuyễn bánh sẽ chai. Bánh gừng thường không thể thiếu trong đám cưới của người Khmer.
Video đang HOT
Cũng có mặt trong ngày cưới của người Khmer là bánh num niêng thôn, hay còn gọi là bánh tơ hồng, được làm bằng lòng đỏ trứng vịt trộn đường thốt nốt, kéo sợi rồi thả vào chảo mỡ nóng, khi chín dùng đũa quấn thành lọn tréo nhau.
Bánh ống ăn với dừa nạo, muối đậu
Để làm bánh ống – loại bánh dân dã của người Khmer, phải có khuôn bánh làm bằng ống tre dài cỡ 20cm, đáy là một đồng xu, gắn với chiếc que nhú lên. Bột gạo xay mịn trộn với đường, nước cốt dừa, nước lá dứa để bánh có màu xanh nhẹ và có hương thơm.
Cho hỗn hợp bột đã trộn vào ống, đặt ống thẳng đứng trong nồi, chưng cách thủy chừng hai phút bánh đã chín. Khi bánh chín kéo chiếc que lên, đặt bánh vào miếng lá chuối.
Làm bánh ống
Bánh ống ăn kèm dừa nạo, muối mè hoặc đậu phộng giã nhỏ. Bí quyết làm bánh ngon ở chỗ bột nếp trộn đường và nước cốt dừa sao cho không quá ngọt, khi bánh chín vừa dẻo vừa xốp.
Ngoài các loại bánh kể trên, người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long còn có đặc sản cốm dẹp. Khi tiết trời se lạnh (từ tháng 11 Âm lịch), người Khmer chọn loại nếp ngon – thường là nếp bà bóng, nếp mỡ – vừa gặt về, rang trong nồi đất cho vừa chín tới rồi giã trong cối bồng (cối làm bằng gỗ, lòng hẹp và sâu, khi giã cần hai người đứng đối mặt).
Rang lúa trong cà ràng để làm cốm dẹp
Cốm mới giã rất giòn và dẻo, ngâm vào nước dừa cứng cạy (có độ cay nồng) khoảng vài tiếng đồng hồ cho mềm. Nạo cơm dừa khô vừa rám vỏ trộn chung vào cốm và đường thốt nốt, để thêm ít giờ nữa cho cốm thấm ăn mới ngon.
Muốn để ăn lâu ngày hoặc đem làm quà, người ta lấy cốm dẹp trộn với đậu xanh nấu nhừ tán nhuyễn để nguội, trộn thêm ít đường thốt nốt để làm nhân bánh tét cốm dẹp. Cốm dẹp là món ăn không thể thiếu trong lễ hội Oc-om-bok hay còn gọi là lễ đưa nước, chuẩn bị thu hoạch lúa mùa.
Theo Tapchiamthuc
[Chế biến] - Đậu phụ hấp tôm
Với nguyên liệu dễ kiếm, cách làm khá đơn giản, đậu phụ hấp tôm là món đáng để cho bạn thử khi đang băn khoăn tối nay ăn gì.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Bước 1: - Tôm bóc nõn, rửa sạch, cắt tôm thành hạt lựu lớn.
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu.
- Mộc nhĩ ngâm nở, cắt bỏ chân nấm, rửa sạch, thái nhỏ.
- Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.
- Hành khô bóc bỏ vỏ, băm nhuyễn.
Bước 2: - Đậu phụ tươi rửa sạch, để ráo, dùng tay bóp nhuyễn đậu phụ cho vào âu sạch.
Bước 3: - Cho tất cả những nguyên liệu ở bước 1 vào âu đậu phụ, thêm trứng gà, tay đeo bao tay nilon sạch, thêm một thìa nhỏ muối, hai thìa nhỏ nước mắm, nửa thìa nhỏ hạt nêm, một ít hạt tiêu, trộn đều. - Để thử hỗn hợp đậu phụ có vừa ăn, bạn dùng thìa múc một ít hỗn hợp đậu phụ hợp cho vào lò vi sóng để khoảng 1 phút, nêm nếm gia vị lại theo sở thích.
Bước 4: - Đổ hỗn hợp đậu phụ vào một bát to hay hai bát con, đun nồi nước, cho bát đậu phụ vào hấp, đậy kín nắp, thỉnh thoảng bạn dùng khăn sạch lau nước đọng dưới nắp nồi để đậu phụ không bị tổ ong và bị ướt.
Bước 5: - Hấp 15-20 phút đến khi phần mặt trên của đậu phụ se lại thì rưới đều lên bề mặt đậu phụ một lòng đỏ trứng gà, đậy kín nắp nồi đun tiếp khoảng 5 phút. Bạn có thể thử bằng cách dùng đầu đũa xiên nhẹ vào bát đậu phụ, nếu hỗn hợp đậu phụ không dính ở đầu đũa thì bát đậu phụ đã chín. - Tắt bếp, rắc một ít hạt tiêu lên bề mặt, dùng kèm với cơm.
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo Ngoisao
Món ngon bông mỏ quạ Dĩa bông mỏ quạ xào tỏi là món đơn giản nhưng dễ "hút hồn" người thưởng thức. Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là "sa mưa". Rồi những cơn mưa đầu mùa ào...