Bánh canh thập cẩm
Sợi bánh canh không quá dai, nước dùng ngọt từ xương hầm, ăn kèm cũng với tôm, thịt, và chả cua làm sẵn để tiết kiệm thời gian.
Nguyên liệu:
- 1 bát con bột năng
- 1 bát con bột gạo
- 250ml nước sôi nóng già
- Phần xương hầm: 500g xương lợn hoặc sườn non
- Tôm, cua, hoặc có thể dùng chả cua bán sẵn trong siêu thị. Có thể thêm tiết lợn, nấm rơm, tùy theo sở thích của bạn.
- Hành lá, hành khô, dầu điều, muối, nước mắm, đường
- Ớt quả.
Cách làm:
Bước 1:
- Chần sơ xương qua nước sôi, đổ nước chần đi, rửa lại cho thật sạch. Đổ nước lạnh ngập mặt, đun sôi lấy nước dùng. Nếu muốn nhanh bạn có thể ninh xương bằng nồi áp xuất. Sau khi xương mềm, bạn nêm nếm lại tùy theo khẩu vị, nêm hơi nhạt vì phần tôm và chả cua bạn đã có nêm sẵn gia vị.
Video đang HOT
Bước 2:
- Bột năng, bột gạo, trộn lẫn vào với nhau, thêm vào một thìa nhỏ muối, châm từ từ nước sôi nóng già, vừa châm vừa dùng thìa gỗ lớn trộn đều. Sau đó bạn dùng tay nhồi bột, đến khi hỗn hợp bột dẻo, và mịn. Tùy theo độ hút nước của mỗi loại bột mà bạn điều chỉnh lượng nước sôi cho phù hợp.
Bước 3:
- Bàn gỗ hoặc thớt dùng để nhồi bột rảy ít bột năng lên để chống dính, dùng chai nước không cán bột dài ra.
Bước 4:
- Dùng dao cắt bột thành từng sợi dài.
Bước 5:
- Đun nồi nước sôi, thả bột vào luộc, đến khi bột nổi trong là bột chín, vớt bột ra ngay thố nước lạnh để chống dính. Đổ bột lên rổ cho ráo nước.
Bước 6:
- Tôm rửa sạch, luộc sơ tôm, bóc nõn.
Bước 7:
- Chả cua làm sẵn rửa sạch.
Bước 8:
- Đun nóng dầu điều, phi hành khô thơm.
Bước 9:
- Đổ tôm đã luộc và chả cua vào phi thơm.
Bước 10:
- Nêm vào nồi cua hai thìa nhỏ nước mắm, nửa thìa nhỏ muối, hai thìa nhỏ đường, cho vào ít nước dùng hầm xương, đun chừng 10 – 15 phút để tôm và chả cua thấm gia vị.
Bước 11:
- Hành lá thái nhỏ.
Bước 12:
- Cuối cùng gắp ít bột cho ra bát, bên trên múc ít tôm, chả cua và chan ít nước dùng trong nồi tôm, thêm hành lá, chan thêm vào bát ít nước xương hầm và thịt. Dùng nóng, ớt quả bạn để riêng (nếu ăn cay).
Món bánh canh dân dã "được lòng" người dân xứ Huế
Những sợi bánh trắng muốt cùng miếng gạch cua vàng óng, quả trứng chim cút đã được bóc vỏ thả trong nồi bánh màu hổ phách, bốc chút rau thơm gia vị, thêm chút ớt chưng cay nồng khiến món bánh canh dân dã của xứ Huế được lòng nhiều thực khách.
Nhiều du khách thích thú với cảm giác xà vào gánh hàng rong, thưởng thức những món ăn dân dã của xứ Huế.
Tôi như bị thôi miên bởi cái mùi thơm thanh thanh, ngậy ngậy của nồi bánh canh đang bốc hơi nhè nhẹ. Chị bán bánh nhẹ tay múc từng sợi bánh trắng muốt cùng miếng gạch cua vàng óng và quả trứng chim cút đã được bóc vỏ, thả trong nồi bánh màu hổ phách, bốc chút rau thơm gia vị, thêm chút ớt chưng cay nồng xứ Huế.
Tôi chậm rãi đưa miếng bánh canh vào miệng. Chu cha, mạ ơi sao mà ngọt lịm tới vậy? Sợi bánh giòn, gạch cua thì béo ngậy, nhưng ngon nhất là nước chan bánh ngọt từ đầu lưỡi đến cuống họng người ăn. Chỉ trong nháy mắt, bát bánh canh đã cạn.
Nồi bánh canh dân dã với nước dùng được ninh từ xương, ngọt lịm.
Để có được nồi bánh canh như ý, theo chị Bé (45 tuổi) - người đã nấu bánh canh gần 30 năm cho biết nước dùng phải ninh bằng xương ống, cua đồng luộc chín gỡ thịt trộn với giò lợn sống chiên qua bằng dầu gấc, rồi bỏ vào nồi nước dùng đun âm ỉ thật lâu.
Tới Huế có vô vàn đặc sản nhưng chưa thử bánh canh gái Huế nấu, thì bạn chưa biết được sự chu đáo và duyên dáng đến khó cưỡng lại được của những người phụ nữ ở xứ này.
Những quán ăn trong hẻm nhưng nhiều thực khách lùng sục ở Đà Nẵng Du khách tới Đà Nẵng không chỉ bị hấp dẫn bởi biển xanh, cát trắng, nắng vàng mà còn bởi nền ẩm thực phong phú. Cá nục hấp, bún mắm, bánh canh mắt nai... là những món ăn được nhiều người "lùng sục" dù nằm tận trong hẻm. Bún mắm bà Cúc Bún mắm với mùi hương đặc trưng, đậm đà ngon ngọt...