Bangladesh chi tiền lớn mua vũ khí Nga: tàu ngầm, máy bay, xe bọc thép
Ngoài mua sắm máy bay trực thăng, Bangladesh sẽ còn mua xe bọc thép, vũ khí bộ binh và hệ thống phòng không của Nga; quan tâm tàu ngầm diesel-điện…
Bangladesh trang bị tàu hộ vệ Trung Quốc từng chiếm đá Gạc Ma của Việt NamTQ bán 4 tàu chiến cho Bangladesh, vẫn hy vọng bán tên lửa cho Thổ Nhĩ KỳBáo Nga: Bangladesh muốn mua tàu ngầm Nga, tránh lệ thuộc Trung Quốc
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 28 tháng 8 trang mạng “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản ngày 24 tháng 8 đăng bài viết “Bangladesh se mua sắm 7 máy bay trực thăng vận tải-vũ trang của Nga”.
Máy bay trực thăng Mi-171 Nga
Theo bài viết, phó CEO thứ nhất Công ty xuất khẩu sản phẩm quốc phòng Nga (Rosoboronexport) Ivan Goncharenko cho biết, tháng 4 năm nay, Nga va Bangladesh đã ký kết một hợp đồng, Bangladesh se mua sắm 6 máy bay trực thăng vận tải vũ trang Mi-171SH và 1 chiếc máy bay trực thăng vận tải Mi-171E của Nga.
Tại Moscow ngày 24 tháng 8, Ivan Goncharenko nói với hãng tin TASS rằng: “Vào tháng 4 năm 2015, chúng tôi đã ký kết hợp đồng, Nga sẽ bàn giao 6 máy bay trực thăng vận tải-vũ trang Mi-171SH và 1 máy bay trực thăng vận tải Mi-171E cho Bangladesh”.
Trước đó có tin cho biết, Bangladesh chỉ mua 5 máy bay trực thăng vận tải-vũ trang Mi-171SH. Tháng 6 năm nay, Công ty xuất khẩu sản phẩm quốc phòng Nga đã cho biết, công tác bàn giao chiếc máy bay trực thăng đầu tiên cho Bangladesh đã bắt đầu (công tác sản xuất những máy bay trực thăng này đã bắt đầu vào tháng 2 năm nay).
Theo bài báo, tháng 1 năm 2013, Bangladesh và Nga đã ký kết một hợp đồng mua sắm vũ khí trị giá đạt 1 tỷ USD, đây là hợp đồng mua sắm vũ khí đơn thuần lớn nhất kể từ khi Bangladesh độc lập vào năm 1971 đến nay.
Máy bay trực thăng vận tải Mi-171SH do Nga chế tạo
Ngoài mua sắm máy bay trực thăng, Bangladesh sẽ còn mua xe bọc thép, vũ khí bộ binh và hệ thống phòng không của Nga. Nghe nói, Bangladesh còn bày tỏ quan tâm đến mua sắm tàu ngầm diesel-điện do Nga chế tạo.
Video đang HOT
Ngoài ra, tháng 2 năm nay, Chính phủ Nga từng tuyên bố, họ sẽ cung ứng 16 máy bay huấn luyện Yak-130 cho Bangladesh.
Máy bay trực thăng vận tải-vũ trang Mi-171SH do Công ty máy bay trực thăng Nga – công ty con của Công ty công nghiệp quốc phòng Nga sản xuất. Nó là một loại máy bay trực thăng đa năng, có thể dùng cho các hành động tìm kiếm cứu nạn, tác chiến, tấn công đối đất, vận chuyển lực lượng tấn công và vận chuyển vật tư.
Theo bài báo, máy bay trực thăng vận tải-vũ trang Mi-171SH chủ yếu dùng để cung cấp hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng Lục quân, trang bị các tên lửa dẫn đường “Xung phong-V” và “Tấn công”, tên lửa không dẫn đường 80 mm, pháo 23 mm, thiết bị UPK-23-250, súng máy PKT 7,62 mm, buông lai bọc thép,
có thể tiến hành tấn công chính xác đối với khu vực phòng thủ vững chắc và các mục tiêu bọc thép xe tăng của địch, cũng có thể tiêu diệt có hiệu quả các mục tiêu di động.
Máy bay trực thăng vận tải Mi-171E do Nga chế tạo
Bài báo cho rằng, máy bay trực thăng Mi-171E (không trang bị vũ khí) còn có thể dùng cho các hành động tìm kiếm cứu nạn, vận chuyển hàng hóa (nhiều nhất có thể chở 4 tấn hàng) và tuần tra thông thường.
Một trong những ưu thế chủ yếu của máy bay trực thăng Mi-171E là nó có thể thưc hiên các loại nhiệm vụ trong điều kiện khí hậu và địa hình phức tạp.
Trang mạng của Công ty máy bay trực thăng Nga cho biết: “Máy bay trực thăng này có thể thực hiện nhiệm vụ trong nhiều loại điều kiện địa hình như thảo nguyên, đồi núi, nó có thể thực hiện nhiệm vụ với nhiệt đội dưới 0 độ và từ 0 độ đến 50 độ.
Máy bay trực thăng Mi-171E có thể thực hiện nhiệm vụ trong các loại điều kiện bay khó khăn và các loại khí hậu”.
Máy bay trực thăng thông dụng Mi-171SH do Nga chế tạo
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Sự thực tin 500 xe tăng Nga tràn vào Ukraine
Một chuyên gia quân sự hàng đầu của Nga hôm qua (25/8) đã lên tiếng bác bỏ những cáo buộc gây sốc của Tổng thống Petro Poroshenko về việc Moscow đưa hàng trăm xe tăng và khẩu pháo vào miền đông Ukraine. Ông này cho rằng, đó là những lời cáo buộc "vô căn cứ và vô nghĩa".
Tổng thống Ukraine tiếp tục tung ra những cáo buộc nhằm vào Nga
"Ông Poroshenko đang nói dối bởi sẽ phải cần đến tận 60.000 người để có thể điều khiển từng ấy số vũ khí mà ông này nói đến. Hai nước cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk và Luhansk đơn giản không có quá nhiều người được đào tạo để có thể làm điều đó", ông Konstantin Sivkov - Chủ tịch Viện Nghiên cứu Địa chính trị ở thủ đô Moscow, gay gắt nói.
Ông Sivkov nói thêm rằng, hiện tại, lực lượng ly khai miền đông Ukraine đang có khoảng 300 xe tăng và xe bọc thép mà họ đã chiếm được từ các lực lượng Kiev ở vùng Donbass (từ dùng để chỉ hai khu vực miền đông Donetsk và Luhansk).
Nhà lãnh đạo Ukraine trước đó tại thủ đô Kiev đã cáo buộc Nga đưa tới 500 xe tăng, 400 khẩu pháo và 950 xe bọc thép đến cho lực lượng ly khai ở Donbass. Tuy nhiên, ông này không có biết thời gian cụ thể diễn ra hoạt động đưa vũ khí nói trên của Nga vào biên giới Ukraine .
Nga đã nhiều lần tức giận lên tiếng phủ nhận thẳng thừng các cáo buộc như trên, khẳng định Moscow không hề dính líu đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine cũng như không có bất kỳ binh lính hay vũ khí nào xuất hiện trên lãnh thổ miền đông Ukraine .Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Poroshenko đưa ra lời cáo buộc gây sốc về hoạt động triển khai quân và vũ khí của Nga đến Ukraine . Những lời cáo buộc như vậy liên tiếp được đưa ra trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 16 tháng qua ở miền đông Ukraine giữa quân Kiev và lực lượng ly khai.
Một quan chức Nga từng nói, nếu thực sự chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin đưa hàng chục nghìn quân và vũ khí rầm rộ vào miền đông Ukraine như lời phương Tây thường xuyên tố cáo thì họ chẳng thể che giấu được một lực lượng "khủng" như vậy ở một vùng đất nhỏ như miền đông Ukraine dưới sự theo dõi, giám sát chặt chẽ của một loạt hệ thống theo dõi tinh vi của Mỹ và phương Tây.
Tổng thống Ukraine tiếp tục tố cáo Nga tại cuộc gặp với lãnh đạo Pháp, Đức
Sau những lời cáo buộc gây sốc ở thủ đô Kiev, Tổng thống Poroshenko tiếp tục cáo buộc Nga đưa một lượng lớn vũ khí quân sự vào hỗ trợ cho lực lượng ly khai miền đông khi ông này có cuộc gặp với Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức.
Ở thủ đô Berlin , ông Poroshenko tố cáo rằng, Moscow tuần này đã gửi những chuyến hàng vũ khí lớn đến miền đông Ukraine .
"Ngay trong tuần này, 3 đoàn xe lớn đã rầm rộ đi vào khu vực biên giới của chúng tôi, thẳng tiến đến Luhansk, Donetsk và Debaltseve," Nhà lãnh đạo Poroshenko cho các phóng viên biết, ám chỉ đến các khu vực lãnh thổ nằm trong quyền kiểm soát của lực lượng ly khai.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande - hai vị lãnh đạo đầu tư rất nhiều công sức vào việc giải quyết cuộc khủng hoảng kéo dài hơn 16 tháng qua ở Ukraine, đã kêu gọi cả hai bên tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn được ký kết ở Minsk hồi tháng Hai.
"Mọi thứ cần phải được thực hiện nghiêm túc để thỏa thuận ngừng bắn trở thành thực tế", bà Merkel nhấn mạnh trước bữa tiệc tối làm việc.
Tuy nhiên, cả bà Merkel và ông Hollande đều không đả động gì đến những cáo buộc mới của Tổng thống Poroshenko về việc Moscow đưa vũ khí rầm rộ vào miền đông Ukraine .
Những cuộc đàm phán hôm thứ Hai (24/8) đánh dấu lần đầu tiên lãnh đạo ba nước Ukraine, Pháp và Đức gặp nhau kể từ cuộc đàm phán hòa bình ở thủ đô Minsk của Belarus hồi tháng 2.
Đứng bên cạnh Thủ tướng Merkel và Tổng thống Hollande, Tổng thống Poroshenko hôm qua (25/8) đã phát biểu tại cuộc họp báo rằng, ông không thấy có bất kỳ "thay thế nào" cho thỏa thuận Minsk . Ông này nhấn mạnh cả 3 nhà lãnh đạo Ukraine , Pháp và Đức đều nhất trí rằng cái gọi là format Bộ Tứ Normandy , trong đó bao gồm của Nga, là "nền tảng để giải quyết các vấn đề".Moscow và Kiev thường xuyên cáo buộc lẫn nhau về việc kích động cuộc xung đột ở miền đông Ukraine . Kiev cùng với các đồng minh phương Tây luôn cáo buộc Nga gây ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine, châm ngòi cho cuộc xung đột đẫm máu khiến gần 7.000 người thiệt mạng ở miền đông. Trong khi đó, Nga tin rằng, chính phương Tây và những lực lượng thân phương Tây ở Kiev là thủ phạm đứng đằng sau cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở quốc gia Đông Âu.
" Ukraine đang làm hết sức mình để duy trì các nghĩa vụ" theo thỏa thuận Minsk , ông Poroshenko nói thêm.
Cuộc gặp gỡ giữa 3 nhà lãnh đạo Ukraine, Pháp và Đức diễn ra trong bối cảnh tình hình miền đông Ukraine đang đi theo chiều hướng xấu. Bạo lực leo thang chóng mặt, kèm theo đó là thương vong tăng cao chưa từng có trong nhiều tháng trở lại đây. Những vụ vi phạm thỏa thuận ngừng bắn Minsk trên thực tế diễn ra thường xuyên nhưng ở cấp độ và quy mô như những ngày qua là chưa từng có. Vì thế, người ta đang rất lo ngại về viễn cảnh thỏa thuận ngừng bắn mới nhất đổ vỡ và tình hình Ukraine quay trở về trạng thái hỗn loạn, bất ổn và không có lối thoát.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Mỹ chi 6,75 tỉ USD thay thế xe bọc thép Humvee Công ty Oshkosh đã trúng thầu hợp đồng xây dựng đoàn xe chiến thuật hạng nhẹ mới trị giá 6,7 tỉ USD từ quân đội Mỹ để thay thế cho loại xe bọc thép Humvees. Theo trang Sputnik News, Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ mua mới 5.500 xe tải hạng nhẹ, quân đội Mỹ cho biết thêm. Tổng giá trị hợp đồng...