Băng trộm ‘lo xa’
Một băng trộm tại Pháp đã cẩn thận… xì bánh xe của hiến binh địa phương trước khi “hành sự”, theo Đài phát thanh RTL ngày 13.4.
Hiến binh ở thị trấn Ferte-Allais đã bị một phen “cười ra nước mắt” khi xe bị bọn trộm… đâm thủng bánh – Ảnh: AFP
Khoảng 1 giờ sáng 12.3 (giờ địa phương), băng đạo chích gồm hàng chục tên nói trên đã đâm thủng vỏ và xì lốp toàn bộ xe hơi đậu ở trạm hiến binh của thị trấn Ferte-Allais, vùng ngoại ô Essone, phía nam thủ đô Paris.
Video đang HOT
Không những vậy, chúng còn đẩy một xe hơi đến chắn ngay cửa ra vào và lấy thêm xích sắt khóa cửa lại.
Sau đó, băng trộm mới đột nhập và lấy đi két sắt cùng hàng hóa ở nhiều cửa hàng bán thuốc lá của địa phương.
Tuy nhiên, sau khi được cư dân thông báo, cảnh sát ở khu vực gần Ferte-Allais đã điều một xe tuần tra truy đuổi bọn trộm và bắt được một tên. Những tên còn lại vẫn đang bị truy nã.
Theo TNO
Ukraine dọa dùng vũ lực tại miền đông
Chính phủ lâm thời Ukraine ra tối hậu thư buộc những nhà hoạt động thân Nga ở miền đông phải đối thoại nếu không muốn đối mặt với vũ lực.
Cảnh sát chống bạo loạn Ukraine ở thành phố Donetsk - Ảnh: AFP
AFP ngày 9.4 dẫn lời quyền Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov tuyên bố không loại trừ khả năng dùng vũ lực để giải quyết "trong vòng 48 giờ" tình trạng những người biểu tình thân Nga chiếm các cơ quan hành chính địa phương ở nhiều thành phố miền đông. Ông Avakov cho biết: "Với những ai muốn đối thoại, chúng tôi sẽ đưa ra giải pháp chính trị. Với thiểu số muốn đụng độ, câu trả lời của chính phủ Ukraine sẽ rất mạnh mẽ". Tuy nhiên, theo tờ Le Figaro, việc Kiev dùng biện pháp mạnh tại các thành phố miền đông như Lugansk, Donetsk sẽ rất phức tạp. Trước tiên vì có khá đông cảnh sát ở những thành phố này ủng hộ Nga và phản đối chính phủ lâm thời. Đó là một trong những lý do lực lượng an ninh địa phương không chống trả quyết liệt khi các trụ sở hành chính ở Kharkov, Donetsk, Lugansk bị người biểu tình chiếm từ cuối tuần trước.
Kế đến, ngay cả khi đã điều một số đơn vị cảnh sát "trung thành" từ thủ đô đến miền đông, chính phủ lâm thời Ukraine cũng phải tránh tối đa nguy cơ các cuộc đụng độ gây ra thương vong cho người biểu tình. Nguyên nhân, Kiev vẫn lo ngại đây sẽ là cái cớ để Moscow đưa quân đang đóng gần biên giới vào Ukraine để "bảo vệ cộng đồng người Nga". Chính vì vậy, chính quyền địa phương các thành phố Donetsk, Lugansk vẫn tiếp tục nỗ lực đàm phán với người biểu tình. Hôm qua, tại Lugansk, 56 trong số 60 "con tin" bị những người thân Nga tạm giữ ở trụ sở Cơ quan An ninh quốc gia Ukraine (SBU) trong ngày 8.4 đã được thả sau cuộc điều đình giữa hai phía.
Trong lúc miền đông Ukraine đang "căng như dây đàn", Mỹ đã điều thêm tàu chiến đến biển Đen như một thông điệp mạnh mẽ nhằm vào Nga. Đài CNN hôm qua dẫn nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho biết tàu khu trục USS Donald Cook của Mỹ sẽ đến biển Đen trong ngày 10.4. Ngay sau đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã chỉ trích các tàu chiến Mỹ nhiều lần vi phạm thời hạn hiện diện tại biển Đen theo Công ước Montreux về lưu thông hàng hải ở các eo biển. Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov thì tố cáo một số thành viên NATO đang có kế hoạch dồn đại quân về biên giới với Nga.
Những ngày qua, phương Tây liên tục cáo buộc Moscow đã đứng sau những bất ổn ở miền đông Ukraine và cảnh báo sẽ đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua tuyên bố thẳng thừng rằng chính các đặc vụ Nga đã kích động hỗn loạn tại Ukraine. Theo tờ Kommersant, EU đã lập "danh sách đen mở rộng" gồm hàng trăm cá nhân và tổ chức của Nga "có trách nhiệm hoặc tham gia vào các hành động đe dọa lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine". Danh sách trên được chia thành 5 nhóm: nghị sĩ, quan chức cấp cao của chính phủ, lãnh đạo ngành quốc phòng - an ninh, doanh nhân và phóng viên. Nếu danh sách trừng phạt được áp dụng, hầu hết các chính trị gia cộm cán của Nga sẽ bị từ chối cấp thị thực nhập cảnh và đóng băng tài khoản ngân hàng ở EU. Những động thái mới nhất nhiều khả năng sẽ làm quan hệ giữa Nga với phương Tây và Ukraine thêm rạn nứt. Cuộc hội đàm 4 bên giữa Mỹ, Nga, Ukraine và EU vào tuần sau cũng vì vậy mà khó có hy vọng mang lại đột phá cho khủng hoảng Ukriane.
Theo TNO
Bỉ, Pháp bị cáo buộc liên quan đến thảm sát Rwanda Tổng thống Rwanda Paul Kagame vừa cáo buộc Bỉ, Pháp có liên quan đến vụ diệt chủng từ tháng 4 - 6.1994 tại Rwanda, làm khoảng 800.000 người Tutsi thiệt mạng, theo tuần báo Jeune Afrique ngày 6.4. Hình ảnh nạn nhân vụ diệt chủng năm 1994 tại một khu tưởng niệm ở Rwanda - Ảnh: Le Monde Trả lời phỏng vấn của...