Băng rừng, vượt dòng nước xiết đưa 18 người dân vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn
Ông Phạm Xuân Vinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, lực lượng chức năng địa phương đã băng rừng, vượt dòng nước xiết để đưa 18 người dân xóm Núi, thôn Nước Lầy, xã Ba Ngạc đến nơi an toàn.
Các chiến sĩ bộ đội đưa người dân vượt núi rời khỏi khu vực nguy cơ sạt lở. Ảnh: TTXVN phát
Trưa 11/10, Ủy ban nhân dân huyện nhận được thông tin khu vực xóm Núi có nguy cơ sạt lở. “Đây là khu dân cư cách xa trung tâm xã Ba Ngạc, muốn đến được thôn này phải băng qua nhiều đồi núi và sông suối. Xóm Núi có 8 hộ với 35 khẩu, nhưng hiện những người trẻ đã đi làm ăn xa nên chỉ còn 18 người là những người già, trẻ em và phụ nữ. Do đó, cần phải di dời người dân đến khu vực an toàn”, ông Phạm Xuân Vinh cho hay.
Các chiến sĩ dùng dây thừng làm điểm tựa “dìu” người dân qua sông. Ảnh: TTXVN phát
Video đang HOT
Các chiến sĩ vượt sông đưa người dân rời xóm Núi. Ảnh: TTXVN phát
Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo hàng chục cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an tiếp cận xóm Núi, hỗ trợ di dời dân. Tuy nhiên, do hai ngày nay, địa bàn huyện Ba Tơ có mưa rất to, việc đưa những người dân ở đây băng qua đồi núi, vượt qua sông suối có nước chảy xiết gặp rất nhiều khó khăn. Các chiến sĩ đã phải sử dụng dây thừng làm điểm tựa để “dìu” từng người qua suối. Sau nhiều giờ nỗ lực, 18 người dân thôn Nước Lầy đã được hỗ trợ đến nơi an toàn. Hiện những người dân này đã được bố trí ở xen ghép với các hộ dân khác cùng thôn Nước Lầy, ông Vinh thông tin thêm.
Trên đường vào xóm Núi – nơi có nguy cơ sạt lở. Ảnh: TTXVN phát
Liên tục ngày 10 và 11/10, địa bàn Quảng Ngãi có mưa to đến rất to. Các huyện miền núi trong tỉnh đã xuất hiện nhiều điểm sạt lở. Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh Quảng Ngãi có gần 2.000 căn nhà bị ngập. Toàn tỉnh đã di dời, sơ tán 400 hộ dân vùng ngập lụt và nguy cơ sạt lở.
Đảm bảo an toàn cho người dân trước nguy cơ sạt lở ở Kỳ Sơn, Nghệ An
Chỉ trong thời gian ngắn, lũ ống, lũ quét tại huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, đã làm 1 người chết, 55 ngôi nhà bị cuốn trôi, hàng trăm gia đình mất tài sản, hệ thống giao thông bị hư hại, nhiều tuyến đường tê liệt...
Ước tính thiệt hại do mưa lũ là hơn 200 tỷ đồng. Mưa liên tục trong thời gian dài khiến địa chất thiếu sự gắn kết, nguy cơ sạt lở đang trở thành mối lo lớn của người dân nơi đây.
Mặc dù lực lượng chức năng đã huy động máy móc dọn dẹp nhưng do lượng đất đá quá lớn nên tuyến Quốc lộ 7 đoạn từ thị trấn Mường Xén (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) đi Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn vẫn chưa thể lưu thông.
Bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ chỉ sau một đêm hàng chục căn nhà bị cuốn theo dòng nước lũ. Dọc theo dòng Huồi Giảng là khung cảnh hoang tàn đổ nát. Trong khi việc khắc phục hậu quả trận lũ quét rạng sáng 2/10 chưa xong, hàng chục hộ dân trong bản phải đối diện với nguy cơ sạt lở đất bất cứ lúc nào.
Ông La Văn Toán, bản Hòa Sơn, cho biết trận lũ quét vừa qua, gia đình ông và một số hộ khác trong thôn may mắn không chịu thiệt hại vì ở trên cao. Tuy nhiên, 3 ngày nay, trên địa bàn bắt đầu xuất hiện các vết nứt lớn. Qua kiểm tra cho thấy, tại khu vực đỉnh đồi xuất hiện 3 vết nứt dài từ 50-60m, sâu 1-2m. Ông La Văn Toán mong muốn, chính quyền địa phương sớm có phương án di dời để người dân yên tâm, ổn định cuộc sống.
Trưởng bản Hòa Sơn Vi Văn Truyền cho biết, toàn thôn có khoảng 20 nhà bị ảnh hưởng nặng, nhà cửa nứt, nghiêng, không biết đổ sập khi nào. Tuyến đường nhựa từ thị trấn Mường Xén đi xã Tây Sơn, đoạn đi ngang qua thôn bị nứt nẻ, mặt đường bị đùn lên có nơi cao gần 50cm. Ngay khi phát hiện, chính quyền địa phương cùng cơ quan chức năng đã vận động người dân di dời đến ở tạm tại các gia đình đang an toàn trong bản.
Để chủ động ứng phó với nguy cơ sạt lở đất, huyện Kỳ Sơn đang đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân địa phương. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Thò Bá Rê, toàn bộ khu vực bản Hòa Sơn hiện nay đều nằm trong diện báo động đỏ. Huyện đã làm việc trực tiếp với UBND xã Tà Cạ, Ban quản lý Bản đã thống nhất, trong trường hợp trời mưa to, chủ động, kiên quyết đưa các hộ dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở cao. Về lâu dài, phải lập dự án tái định cư cho các hộ dân, tuy nhiên trong điều kiện ngân sách của địa phương còn hạn chế, huyện sẽ đề nghị tỉnh có phương án hỗ trợ.
Là lực lượng xung kích trong quá trình khắc phục hậu quả mưa lũ, ngay sau khi nhận thông tin về lũ ống, lũ quét xảy ra tại xã Tà Cạ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã điều động hàng chục cán bộ, chiến sĩ vượt hàng trăm km lên ứng cứu. Trước nguy cơ sạt lở đất, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản người dân, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã cắt cử cán bộ, chiến sĩ cùng lực lượng công an xã, dân quân chốt chặt những nơi dễ xảy ra sạt lở đất, qua đó kịp thời cảnh báo cho nhân dân di chuyển an toàn.
Trong chuyến kiểm tra công tác khắc phục hậu quả do mưa lũ tại huyện Kỳ Sơn ngày 5/10, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung khẳng định sẽ huy động mọi nguồn lực để giúp người dân sớm ổn định cuộc sống. Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu, UBND huyện Kỳ Sơn có phương án rà soát lại các khu vực dân cư, đặc biệt là nơi có nguy cơ sạt lở, có nguy cơ lũ ống, lũ quét để kịp thời di dời dân cư, đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng và tài sản người dân. Về lâu dài, huyện cần tính toán vị trí quy hoạch, sớm đưa người dân trong vùng nguy cơ sạt lở cao đến ở nơi an toàn hơn.
Nhiều tuyến giao thông ở Lai Châu bị sạt lở do mưa lớn Thông tin từ Ban Bảo trì công trình đường bộ, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lai Châu cho biết, từ đêm 29/5 đến sáng 30/5, trên địa bàn tỉnh Lai Châu xảy ra mưa lớn trên diện rộng gây sạt lở ta tuy dương, lún sụt mặt đường và ta luy âm, làm tạm thời ách tắc nhiều tuyến giao thông. Tại...