Bản lĩnh giáo viên vùng cao vượt qua khó khăn, bám nghề “gieo chữ”
Tìm sự thông cảm, gắn kết với các gia đình và học sinh trước khi thuyết phục bà con cho con em đi học là công việc mà các thầy cô giáo là người dân tộc thiểu số luôn đau đáu suy nghĩ và tìm mọi cách thực hiện để đưa các em đến trường.
Tối 17/11, tại Hà Nội, 63 thầy cô giáo người dân tộc thiểu số tiêu biểu của 26 dân tộc đã được tuyên dương tại chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020. Đây là các tấm gương nhà giáo không chịu khuất phục trước những khó khăn để đưa con chữ đến với con em đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa và cả sự thấu hiểu của các phụ huynh, gia đình.
Tìm sự thông cảm, gắn kết với các gia đình và học sinh trước khi thuyết phục bà con cho con em đi học là công việc mà các thầy cô giáo là người dân tộc thiểu số luôn đau đáu suy nghĩ và tìm mọi cách thực hiện để đưa các em đến trường.
Tìm sự thông cảm và gắn kết với các gia đình và học sinh trước khi thuyết phục bà con cho con em đi học. Là công việc chung mà các thầy cô giáo là người dân tộc thiểu số luôn đau đáu suy nghĩ và tìm mọi cách thực hiện để đưa các em đến trường. Mỗi người một cách, nhưng nhìn thấy học sinh vui vẻ đến trường hàng ngày là cả hành trình dài mà các thấy cô giáo nỗ lực thuyết phục gia đình đồng bào dân tộc, đặc biệt là đối với những dân tộc có quy mô dưới 10 nghìn người.
Thầy K’Dĩnh, Tổng phụ trách Trường Tiểu học Tân Phúc 1 (Hàm Tân, Bình Thuận) thì chia sẻ tại địa phương, học sinh tiểu học thường ít khi bỏ học, nhưng qua cấp 2,ở lớp 7, lớp 8 thì bỏ học nhiều. Nhiều em có xu hướng không muốn đi học mà chọn đi làm công nhân ở các thành phố lớn. Trong những năm qua, thầy giáo K’Dĩnh đã luôn đổi mới hình thức sinh hoạt đội và phong trào thiếu nhi góp phần tạo thêm không gian sinh hoạt, vui chơi, khai phá tài năng bổ ích cho thanh thiếu nhi địa phương.
Một tiết học tiếng Gia Rai tại Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (xã Ia Vê, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).
“Đi nhiều biết nhiều thấy hoàn cảnh khổ nhiều mình thêm gánh nặng, ưu tư nên muốn làm gì đó hỗ trợ giúp đỡ các em từ hoạt động vui chơi đến hoạt động văn hóa văn nghệ, tạo động lực để các em yêu thích đến trường. Các em ngay từ chăm sóc của gia đình không tới nơi tới chốn. tôi thấy rất tội cho ác em , nên luôn hỗ trợ giúp đỡ để các em có thể được tới trường, động viên ba mẹ chúng, rồi mình tới những nơi hay tập trung đông người, có những người có thể tiếp lửa cho các em đi học”, thầy giáo K’Dĩnh tâm sự.
Với lợi thế là người con địa phương nên cô giáo Đinh Thị Kem, dân tộc H’re, giáo viên Trường Tiểu học Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi hiểu rõ nỗi vất vả của những người dân còn thiếu thốn về vật chất và nhất là đời sống tinh thần nên chưa thật sự quan tâm đến công tác chăm sóc và giáo dục trẻ..
Với suy nghĩ muốn đời sống no ấm, hạnh phúc thì chỉ có một con đường duy nhất là con em đồng bào được học chữ. Cô Đinh Thị Kem đã nỗ lực tới từng nhà, động viên phụ huynh cho con đi học và động viên từng em đến trường.
Các thầy cô giáo vùng cao Ba Chẽ, Quảng Ninh vẫn tiếp tục những chuyến vào bản, công việc vốn rất cần sự kiên nhẫn và tình yêu nghề để đưa các em tới trường.
Video đang HOT
“Tôi phải đến từng nhà một lần không được thì 2-3 lần. Có năm tôi dạy nhất là lớp 1, các em còn trong độ tuổi ham chơi, bước vào lớp lần đầu tiên các em không chịu đi, có em cô phải chạy theo đến tận nhà động viên để em đến trường. Kỷ niệm nữa là các em thường xuyên nghỉ học vì lý do lên nương theo bố mẹ, tôi cũng phải theo bố mẹ lên nương, trèo đèo lội suối để đón các về học. Đến bây giờ cũng đã thuyết phục được rồi”, cô Đinh Thị Kem nói.
Dạy học cách nhà hơn hơn 30km ở miền núi hiểm chở, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhưng cô giáo Pi Năng Thị Hải, dân tộc Raglai, giáo viên Trường mầm non Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận vẫn kiên trì bám điểm trường để chăm sóc và dạy dỗ các em học sinh.
Cô Pi Năng Thị Hải mong muốn có nhiều chính sách khuyến khích giáo viên tới dạy vùng sâu, vùng xa, vùn đồng bào dân tộc.”Mong muốn sắp tới giáo viên sẽ được nhận nhiều chính sách ưu đãi hơn đặc biệt là giáo viên mầm non. Đây là ngành nghề có công việc đặc thù vất vả hơn so với các cấp khác. Cần đảm bảo đủ 2 cô một lớp trẻ, bởi như đầu năm tôi nhận lớp dạy thì 34 cháu với 1 cô giáo dạy, thì không thể đáp ứng được, bởi các cháu mầm non nghịch ngợm, thậm chí chọc bạn. Với vấn đề đó em nghĩ là cần đáp ứng đủ giáo viên để đảm bảo an toàn cho các cháu cũng như chăm sóc…”.
Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm nay, Ban tổ chức tuyên dương 63 thầy cô giáo người dân tộc thiểu số tiêu biểu của 26 dân tộc. Mỗi tấm gương thầy cô giáo người dân tộc thiểu số được tuyên dương trong Chương trình là một bông hoa đẹp trong vườn hoa thơm ngát, luôn nỗ lực, vượt qua khó khăn, vất vả, trau dồi kiến thức để gieo con chữ tới cho các em học sinh dân tộc, vùng sâu, vùng xa; cùng ngành giáo dục nâng cao trình độ, dân trí vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và đất nước./.
Tấm lòng những người 'gieo chữ'
Khác với đồng nghiệp ở vùng thuận lợi chỉ chuyên tâm công việc chuyên môn, những giáo viên vùng khó còn thêm bao nỗi bộn bề, trong đó có việc lo cho trò ăn no, mặc ấm.
Bởi không có cái ăn, không đủ áo mặc, con trẻ sẽ không đủ sức đến trường, sỹ số sẽ vơi dần theo ngày tháng...
"Tiếp sức" giúp học trò nghèo
Cơn gió heo may mang theo không khí lạnh đã tràn về các bản làng, những gia đình nghèo đang chắt chiu từng nghìn một để mua áo ấm cho con trẻ. Nhưng có những người bố, người mẹ vì hoàn cảnh riêng nên không thể lo được đầy đủ cho các con. Không đành lòng nhìn cảnh học trò thiếu thốn, đồng lương chỉ đủ chi tiêu, nhiều thầy, cô giáo đã trở thành những kẻ "hành khất" bất đắc dĩ.
Nghĩa là những giáo viên này tìm cách liên hệ với các nhà hảo tâm và đoàn thiện nguyện để "xin" quà về cho học trò nghèo. Trong đó, phải kể đến công việc thầm lặng nhưng chứa chan tình yêu thương của những người làm nghề "gieo chữ" ở khu tái định cư Ngọc Lâm (Thanh Chương).
Nhờ sự kết nối với các nhóm thiện nguyện của các thầy, cô giáo, nhiều học sinh nghèo của Trường Tiểu học Hương Tiến, xã Ngọc Lâm (Thanh Chương) có đủ sách vở, áo quần để đến lớp. Ảnh: Công Kiên
Đến xã Ngọc Lâm sau những ngày mưa lũ, cuộc sống của bà con nơi đây đang dần trở lại bình thường. Trong gió lạnh đầu mùa, hầu hết những đứa trẻ con em đồng bào Thái, Khơ mú đã có áo ấm đến trường và chống đỡ một mùa Đông khắc nghiệt đã cận kề.
Ông Lương Văn Nhất - Phó Bí thư Đảng ủy xã cho biết: "Nhiều gia đình nghèo chưa đủ điều kiện mua áo ấm, sách vở và xe đạp cho con đã được các thầy, cô kết nối các đoàn thiện nguyện về trao tặng. Nhờ đó, các bậc phụ huynh bớt được một mối lo, các em học sinh cũng yên tâm đến trường".
Nói rồi, ông Nhất kể về trường hợp của em Lo May Tùng ở bản Tân Lâm, là học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Hương Tiến. Mẹ bỏ đi biệt tích từ lúc May Tùng còn bé xíu, bố Tùng không được minh mẫn, gần như không biết làm việc gì để kiếm sống nên em phải nhờ sự cưu mang, chăm sóc của bà nội. Bà nội cũng đã già yếu, cuộc sống vô cùng khó khăn, vất vả, ngôi nhà nhỏ đã xuống cấp không có tiền sửa sang chứ chưa nói đến việc lo cho cháu học hành.
Có đủ sách vở, áo quần, các em học sinh nghèo ở xã Ngọc Lâm luôn vui vẻ, tự tin trong học tập và giao tiếp. Ảnh: Công Kiên
Cuộc sống thiếu thốn nên những năm học trước May Tùng đến lớp không đều, có khi tuần nghỉ mất 2 - 3 buổi. Giáo viên chủ nhiệm và các thầy, cô trong trường đã đến tận nhà tìm hiểu hoàn cảnh, góp tiền giúp đỡ bà cháu May Tùng mua gạo, thức ăn, chăn, nệm và kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ. Được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô, năm học này May Tùng đã đến lớp đều đặn, ánh mắt luôn biểu lộ niềm vui tươi, phấn khởi.
Cùng với em Lo May Tùng, hoàn cảnh của chị em Vi Sáo Anh (học sinh THCS) và Vi Thị Ngọc Nhi (học sinh tiểu học) cũng không kém phần bi đát. Bố của Sáo Anh và Ngọc Nhi mất cách đây 2 năm, ít lâu sau ông nội cũng qua đời. Quê ngoại ở tận xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn), gần như không còn người thân để chị Lương Thị May, mẹ của hai em nương tựa, chưa kể chị còn phải nuôi một cháu họ không còn bố mẹ.
Các thầy, cô giáo ở xã Ngọc Lâm (Thanh Chương) luôn tìm hiểu, nắm rõ hoàn cảnh của học sinh, sẵn sàng giúp đỡ những em học sinh nghèo. Ảnh: Công Kiên
Có một thời gian chị May đi sang Lào làm ăn, mấy đứa trẻ phải chuyển đến nhà bác họ ở tạm. Hoàn cảnh ấy đã khiến các em không có điều kiện để chuyên tâm học hành, rất may đã được thầy, cô giáo giúp đỡ, mua tặng xe đạp và quần áo, sách vở và được các nhà hảo tâm đến tận nhà trao quà ủng hộ.
"Toàn xã có hơn 1.000 học sinh bậc mầm non, tiểu học và THCS, trong đó khoảng 70% là con em các gia đình thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã và đang được cấp ủy, chính quyền và giáo viên các trường quan tâm giúp đỡ bằng cách kêu gọi, kết nối với các đoàn thiện nguyện ủng hộ về vật chất, tinh thần".
Ông Lương Văn Nhất - Phó Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Lâm (Thanh Chương)
Những "Đại sứ" thiện nguyện
Theo thầy Đậu Đình Đức - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hương Tiến, cuộc sống của bà con khu tái định cư xã Ngọc Lâm hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nguyên nhân cơ bản là do đất sản xuất ít, không có nghề phụ nên nguồn thu nhập vừa thấp, vừa bấp bênh.
Những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn luôn được các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Hương Tiến, xã Ngọc Lâm (Thanh Chương) giúp đỡ. Ảnh: Công Kiên
Một số người rời bỏ gia đình, bản làng, đi đến nơi xa tìm kế sinh nhai nhưng chủ yếu làm lao động chân tay nên thu nhập cũng không cao. Chưa kể những gia đình gặp ốm đau, hoạn nạn hay có người dính vào tệ nạn buôn bán, vận chuyển và sử dụng ma túy, tất cả đều ảnh hưởng đến việc học hành và tương lai con trẻ.
Với những học sinh có gia cảnh quá éo le và khó khăn, con cháu có nguy cơ phải nghỉ học giữa chừng, lãnh đạo và giáo viên các trường luôn có sự phối hợp giúp đỡ. Ban Giám hiệu trường mầm non, tiểu học và THCS phân công giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên cắm bản tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh và nhu cầu giúp đỡ của học sinh. Khi có thông tin đầy đủ và chính xác, các thầy, cô trong Ban Giám hiệu tìm cách kết nối với các nhà hảo tâm và đoàn thiện nguyện hỗ trợ.
Các nhà hảo tâm tặng quà cho học sinh nghèo xã Ngọc Lâm (Thanh Chương). Ảnh: Công Kiên
Thường là thông qua mối quan hệ bạn bè và các nhóm, hội thiện nguyện trên mạng xã hội, các thầy cô cung cấp thông tin, hình ảnh về hoàn cảnh học sinh, tạo sự tin tưởng. Sau đó, các nhà hảo tâm hoặc sẽ trực tiếp về tận nhà trao tiền, quà hỗ trợ hoặc gửi về địa phương nhờ các thầy, cô trao giúp. Từ đầu năm học đến nay, đã có hàng chục nhóm thiện nguyện giúp đỡ học sinh nghèo ở xã Ngọc Lâm. Nhờ đó, nhiều em mới có đủ sách vở, giấy, bút và áo quần, nhất là áo ấm để đến trường.
Niềm vui của các em học sinh nghèo xã Ngọc Lâm (Thanh Chương) khi được tặng áo ấm. Ảnh: Công Kiên
Cùng với thầy Đức, ở Ngọc Lâm, thầy Hoàng Kim Cương - Hiệu trưởng Trường THCS, cô Dương Thúy Song - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non và nhiều thầy, cô giáo khác được xem là những "đại sứ" thiện nguyện. Bởi, nhờ sự kết nối của các thầy, cô, không ít học trò nghèo đã được tiếp thêm động lực để vượt lên hoàn cảnh khó khăn, vững bước trên con đường học tập.
"Là những người công tác lâu năm ở vùng khó khăn, hơn ai hết chúng tôi hiểu những vất vả, thiếu thốn của các em học sinh nơi đây. Chúng tôi thường động viên nhau thực hiện tốt việc giảng dạy và quan tâm giúp đỡ, chia sẻ với các em học sinh nghèo, trở thành những người "hành khất" cho học trò của mình".
Thầy Hoàng Kim Cương - Hiệu trưởng Trường THCS Hương Tiến, xã Ngọc Lâm (Thanh Chương)
Giáo viên Trường Mầm non Hương Tiến, xã Ngọc Lâm (Thanh Chương) xếp quần, áo các nhóm thiện nguyện gửi về tặng học sinh nghèo. Ảnh: Công Kiên
Không chỉ ở xã Ngọc Lâm, nhiều thầy, cô giáo đang công tác khắp các huyện vùng cao, biên giới như thầy Nguyễn Hồ Quang (Tây Sơn - Kỳ Sơn), cô Vi Thị Hiền (Nhôn Mai - Tương Dương), và cô Đinh Thị Hà (Châu Khê - Con Cuông)... đã thực hiện tốt vai trò kết nối các nhóm thiện nguyện với học trò nghèo. Việc làm này xuất phát từ cái tâm của những người "gieo chữ" trên vùng đất khó, là tấm lòng bao dung và thương yêu con trẻ, là niềm đam mê, tinh thần trách nhiệm với sự nghiệp trồng người.
Ông Vi Văn Tuyến - Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Lâm cho biết: "Nhờ sự nhiệt tình trong việc kết nối của các thầy, cô giáo, nhiều tổ chức, cá nhân và các nhóm thiện nguyện đã tìm đến chia sẻ khó khăn với bà con và học sinh nghèo trên địa bàn. Cán bộ và nhân dân xã Ngọc Lâm ghi nhận và biết ơn tấm lòng của các thầy, cô giáo đối với vùng đất còn nhiều khó khăn này".
Học sinh dân tộc thiểu số sẽ được học tiếng mẹ đẻ từ lớp 1 đến lớp 12 "Bộ GD&ĐT đã ban hành 8 chương trình dành cho dân tộc thiểu số, trong đó có tiếng Khmer. Theo chương trình mới nhất, từ năm học 2020-2021 trở đi, các em sẽ được học tiếng mẹ đẻ từ lớp 1 đến lớp 12". Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh gặp mặt giáo viên tiêu biểu người dân tộc thiểu số tham...