Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng cao nhất 4 năm
Hoạt động thương mại dịch vụ trong 4 tháng đầu năm nay tiếp tục xu hướng tăng khá, thị trường giá cả ổn định, cân đối cung cầu…
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 4 tháng đầu năm ước tính đạt 1,2 triệu tỷ đồng, chiếm 76,8% tổng mức và tăng 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2019, tông mưc bán le hàng hóa và doanh thu dich vu tiêu dùng ước tính đạt 1,58 triệu tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt tốc độ tăng cao nhất kể từ năm 2015 trở về đây.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2019 ươc tính đat 400 nghìn ty đông, tăng 2,3% so vơi tháng trươc và tăng 12% so vơi cùng ky năm 2018.
Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 306,6 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 47,7 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 3,6 nghìn tỷ đồng, tăng 13,2%; doanh thu dịch vụ khác đạt 42,1 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ 2018.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2019, tông mưc bán le hàng hóa và doanh thu dich vu tiêu dùng ước tính đạt 1,58 triệu tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9% (cùng kỳ năm 2018 tăng 8,9%).
Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng năm 2019 đã đạt tốc độ tăng cao nhất kể từ năm 2015 trở về đây.
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 4 tháng đầu năm ước tính đạt 1,2 triệu tỷ đồng, chiếm 76,8% tổng mức và tăng 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Trong đó, mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng 14%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 12,9%; may mặc tăng 12,4%; phương tiện đi lại tăng 11,1%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 10,7%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 4 tháng đầu năm ước tính đạt 187,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,8% tổng mức và tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu du lịch lữ hành 4 tháng ước tính đạt 14,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu dịch vụ khác 4 tháng ước tính đạt 165,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,5% tổng mức và tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo VnE
"Lật tẩy" chiêu móc túi khách hàng của các siêu thị, đọc ngay để không "cháy túi"
Khi đi siêu thị điều quan trọng nhất bạn phải tập trung vào những thứ cần mua, còn những mặt hàng không định mua thì tuyệt đối tránh xa.
Xếp những thứ liên quan đến nhau ở cạnh nhau
Có lẽ bạn nghĩ đây chỉ đơn thuần là một cách sắp xếp để khách hàng tiện mua đồ. Không đâu, họ có lí do cả đấy. Chính vì sự tiện lợi đó mà bạn hãy mua thêm những món đồ không cần thiết. Ví dụ như trứng sẽ được sắp rất gần sữa. Quầy rau củ và trái cây cũng sát bên... Vô tình bạn chọn mua nhiều thứ hơn bạn nghĩ rất nhiều.
Nhu yếu phẩm thường đặt cuối siêu thị
Bạn sẽ chẳng bao giờ nhận ra rằng, tại sao siêu thị lại để những đồ nhu yếu phẩm, đồ ăn, sữa, trứng... ở góc tường và thường nằm cuối siêu thị? Lí do là để bạn phải đi qua hết siêu thị, sẽ tăng cơ hội bạn bị bắt mắt bởi một hàng hóa nào đó khác.
Các mặt hàng liên quan luôn được xếp gần nhau khiến các bà nội trợ hay mua thêm quá đà
Kẹo và bim bim luôn nằm trong tầm tay của trẻ
Thật khó để trách lũ trẻ con cứ hay vòi mua quà khi cùng mẹ đi siêu thị. Con nít mà, lại còn y như "mỡ bày trước miệng mèo" thế kia. Bạn sẽ không thể nào ngăn cản con mình chọn một gói bim bim mà bé yêu thích, mà bắt buộc phải rút hầu bao.
Quầy thanh toán luôn có kẹo ngon
Nếu bạn để ý, bạn sẽ thấy các siêu thị hay để các loại bánh kẹo ngon, những món đồ nho nhỏ ở quầy thanh toán. Và khi bạn tính tiền, bạn sẽ lại dễ dàng... mua thêm những món đồ vừa nhỏ, vừa xinh, vừa ngon này dù không thực sự cần.
Thử đồ miễn phí và bạn sẽ mua đồ thật
Những đồ ăn thử khiến bạn tin rằng sản phẩm này hoàn toàn mới lạ, mùi vị rất riêng và hẳn là đẳng cấp. 100% những lần ăn thử đều mang lại cảm giác rất tuyệt vời. Và bạn sẵn sàng trả tiền.
Bim Bim luôn để trong tầm tay của trẻ
Thẻ giảm giá thực ra không có giá trị gì
Thẻ giảm giá, thẻ khách hàng, thẻ vàng, thẻ bạc,... tất cả đều không thực sự mang lại quyền lợi được chiết khấu nếu bạn chỉ mua hàng với số lượng bình thường. Bạn chỉ có thể được hưởng chiết khấu nếu mua thật nhiều, thật nhiều hàng. Và như thế, các siêu thị buộc bạn phải mua nhiều và cho bạn chút giảm giá thực sự không còn mấy giá trị nữa.
Đơn giá được ghi theo cách khiến bạn nhầm lẫn
Chẳng hạn, 1 kg táo có giá 60.000 đồng, họ sẽ không ghi giá như thế. Thay vào đó, họ sẽ treo giá 15.000 đồng cho 250 gram. Cách ghi này khiến bạn cảm thấy mức giá rẻ hơn.
Không hề có một chiếc đồng hồ nào trong siêu thị
Không hề có một chiếc đồng hồ nào trong siêu thị và bạn có thể quá bận bịu, tập trung sự chú ý vào những món hàng đẹp đẽ, tuyệt vời trên kệ mà quên mất rằng mình đã ở trong này quá lâu với hàng đống thứ trong giỏ.
Đông Thảo (T/H)
Theo phunutoday.vn
Giá cao gấp 8 lần, nhót Hà Nội đổ vào Nam Một kg nhót tại vườn có giá 20.000 đồng, khi vào Sài Gòn dù bán ở vỉa hè cũng lên tới 150.000 đồng. Tháng 3 là lúc nhót chín rộ, người dân tại Hoài Đức, Hà Nội tất bật thu hoạch, bán với giá 20.000 - 30.000 đồng một kg. Tuy nhiên, khi vận chuyển vào Nam giá trái cây này tăng gấp...