Băn khoăn với dạy học trực tuyến lớp 1, lớp 2
Không ít phụ huynh có con học lớp 1 tỏ ra rất lo lắng về hiệu quả của việc dạy học trực tuyến ở lứa tuổi này.
Phụ huynh có con học lớp 1 tỏ ra lo lắng về hiệu quả của việc dạy học trực tuyến – ẢNH MINH HỌA: THU THỦY
Một phụ huynh ở Q.Đống Đa (Hà Nội) cho biết các con vừa mới bước đầu biết đọc biết viết mà nay phải học trực tuyến thì sẽ rất khó theo kịp, vì đây vẫn là lứa tuổi phải uốn nắn từng chút một. “Với lớp 1, lớp 2, tôi nghĩ cô giáo nên gửi bài luyện viết hoặc ôn lại các bài đọc cho phụ huynh để gia đình kèm con vào buổi tối, giúp các con không quên mặt chữ, sẽ hiệu quả hơn là học trực tuyến”, vị phụ huynh này nói.
Tâm sự phụ huynh ngày học sinh phải nghỉ Tết sớm để chống Covid-19
Tại hội nghị sơ kết học kỳ 1 với giáo dục tiểu học do Bộ GD-ĐT tổ chức mới đây, các ý kiến của lãnh đạo sở GD-ĐT địa phương cũng bày tỏ băn khoăn về việc dạy học trực tuyến với lớp 1, lớp 2.
Ông Quốc Anh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, nêu thực tế nếu việc dạy học trực tuyến với lớp 1 phải kéo dài thì đây là vấn đề cần phải rất quan tâm để tìm giải pháp phù hợp với lứa tuổi. “Năm ngoái, do Covid-19 phải nghỉ kéo dài, dù đã học trực tuyến nhưng nhiều học sinh (HS) lớp 1 vào lớp 2 năm nay đã quên kỹ năng đọc, viết đã bước đầu làm quen trước đó”, ông Quốc Anh nói.
Cũng tại hội nghị này, nhiều lãnh đạo sở GD-ĐT đề nghị Bộ GD-ĐT sớm có quy định cụ thể về dạy học trực tuyến. Ví dụ, kiểm tra đánh giá thế nào với kết quả dạy học trực tuyến, tính định mức giờ dạy cho giáo viên ra sao so với giờ dạy chính thức…
Vất vả lục từng đoạn phim tìm F1 của công chứng viên mắc Covid-19
Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết trong tháng 2 này sẽ ban hành thông tư về quy chế dạy học trực tuyến với cơ sở giáo dục phổ thông. Trong đó có quy định cụ thể trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, thiết kế bài dạy, chuẩn bị nguồn học liệu phù hợp với từng đối tượng HS.
Cũng theo vị này, HS lớp 1, lớp 2 còn quá nhỏ nên khi triển khai dạy học trực tuyến, giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh. Ở bậc tiểu học, tùy theo các tình huống cụ thể, bên cạnh việc dạy học trực tuyến, các trường, giáo viên có thể linh hoạt kết hợp nhiều hình thức dạy học, hướng dẫn HS ôn tập, tự học từ xa.
Nhiều nơi học sinh lớp 1 đạt yêu cầu về các kỹ năng theo chương trình GDPT mới
Ngày 2.2, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành trên cả nước để sơ kết học kỳ I và triển khai nhiệm vụ học kỳ 2 năm học 2020-2021 đối với giáo dục tiểu học.
Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ, từ báo cáo của các Sở GDĐT trên cả nước, sau khi kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ với 2 môn tiếng Việt và Toán, kết quả cho thấy có trên 94% học sinh lớp 1 đạt yêu cầu, mục tiêu đặt ra của chương trình GDPT mới. Học sinh nhiều nơi đọc thông, viết thạo sau 1 học kỳ, đạt được phẩm chất, năng lực cần thiết.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ thông tin về kết quả sau 1 học kỳ triển khai chương trình GDPT mới với lớp 1.
Nỗ lực vượt khó
Ngày 2.2, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành trên cả nước để sơ kết học kỳ I và triển khai nhiệm vụ học kỳ 2 năm học 2020-2021 đối với giáo dục tiểu học. Đây là năm học toàn ngành giáo dục thực hiện nhiệm vụ kép với mục tiêu vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng chống dịch COVID-19, vừa nỗ lực triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đối với lớp 1.
Năm đầu tiên triển khai chương trình GDPT, thầy và trò cả nước đã gặp không ít khó khăn do dịch COVID-19. Dịch bệnh diễn biến phức tạp nên trong năm 2020 học sinh tiểu học phải ở nhà thời gian khá dài. Đặc biệt trước khi vào lớp 1, trẻ 6 tuổi chủ yếu ở nhà, nên các em học sinh hầu như không được học chương trình mầm non cho trẻ 5 tuổi, không được hướng dẫn các hoạt động làm quen học tập và chuẩn bị tâm lý, tinh thần cho các em trước khi vào lớp 1.
Ngoài ra, do tình hình dịch bệnh nên việc triển khai tập huấn giáo viên bị gián đoạn và ảnh hưởng khá nhiều đến tiến độ và chất lượng. Dù Bộ GDĐT và các địa phương đã rất cố gắng nỗ lực thực hiện các chương trình tập huấn thông qua trực tuyến, nhưng giáo viên cũng ít được tương tác với đồng nghiệp và các giảng viên. Vì lý do này, giáo viên có những lúng túng khi bước đầu triển khai thực hiện chương trình.
Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ, trước những khó khăn, thách thức, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhận thức của giáo viên về thực hiện chương trình GDPT mới đã được nâng lên.
Việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất cũng có nhiều chuyển biến. Các địa phương đã dành sự quan tâm, ưu tiên mọi nguồn lực cho học sinh lớp 1. Từ việc còn rất nhiều tỉnh thành phố phải bố trí việc học 25 tiết/tuần, do không đủ cơ sở vật chất để học sinh học 2 buổi/ngày, thì đến nay đã không còn tỉnh nào thực hiện việc này mà đều cho học sinh học 2 buổi/ngày, đáp ứng được yêu cầu triển khai chương trình GDPT mới.
"Đây là sự nỗ lực, cố gắng rất lớn. Chúng ta cố gắng chèo chống tiếp với lớp 2 và tiếp tục triển khai với lớp 3, lớp 4 để đảm bảo việc học sinh được học 2 buổi/ngày. Điều này thể hiện sự quan tâm rất sâu sắc của các địa phương với việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới" - Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định.
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến của Bộ GDĐT tổ chức sáng 2.2.
Nhiều tín hiệu lạc quan
Theo lãnh đạo Bộ GDĐT, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nỗ lực vượt khó của giáo viên và học sinh, kết quả đạt được sau 1 học kỳ triển khai chương trình GDPT mới rất khả quan.
Từ báo cáo của các Sở GDĐT trên cả nước, kết hợp việc đánh giá định kỳ với 2 môn tiếng Việt và Toán đạt được yêu cầu, có kết quả khá cao, phần lớn học sinh đạt yêu cầu, mục tiêu đặt ra.
Học sinh nhiều nơi đọc thông, viết thạo sau 1 học kỳ, đạt được phẩm chất, năng lực cần thiết. Kết quả này khẳng định chương trình giáo dục phổ thông mới cho đến lúc này so với chương trình hiện hành, học sinh đã được tiếp cận một cách nhẹ nhàng, giáo viên chủ động, sáng tạo trong dạy học.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, tồn tại lớn nhất trong học kỳ vừa qua là SGK tiếng Việt lớp 1 còn một số nội dung chưa phù hợp. Bộ GDĐT và các nhà trường đã nỗ lực khắc phục, nâng cao chất lượng của các bộ sách.
Bước vào học kỳ II năm học 2020-2021, ngành giáo dục tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại. Trong năm học trước, hơn 24 triệu học sinh, giáo viên cả nước đều an toàn trước dịch bệnh, nhưng năm học này dịch bệnh đã xâm nhập vào trong trường học.
"Mục tiêu đầu tiên của chúng ta là phải đảm bảo an toàn cho học sinh, phải dạy học an toàn trong điều kiện COVID-19 bùng phát.
Các thầy cô không chủ quan, cần tăng cường các biện pháp phòng chống dịch... Tôi rất chia sẻ với Hà Nội, cảm ơn Hà Nội đã rất nỗ lực, cố gắng đưa Trường Tiểu học Xuân Phương là nơi cách ly. Rất chia sẻ với các em học sinh, tiếng khóc của các em trong đêm vì nhớ bố mẹ, nhớ nhà. Vì điều này, tôi rât mong các thầy cô cố gắng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, nhất là đối tượng trẻ mầm non, học sinh tiểu học"- Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh.
Giáo viên 'lên tay' khi dạy chương trình lớp 1 mới Các giáo viên chia sẻ họ cảm thấy năng động hơn so với chính mình của trước đây sau một kỳ học cùng các học sinh triển khai chương trình phổ thông mới. Sau một học kỳ triển khai chương trình phổ thông mới, cô Phan Thị Hải Yến (giáo viên chủ nhiệm lớp 1A5 Trường Tiểu học Dân Tiến, huyện Khoái Châu,...