“Bản đồ Thanh Hóa” được trả giá tiền tỷ chủ nhân cũng không bán
Bức tranh miêu tả sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa bằng gốc gỗ hương quý có chiều cao hơn 3m, rộng khoảng 5m thu hút người dân đến chiêm ngưỡng.
Tại triển lãm cây cảnh, gỗ, đá quý tỉnh Thanh Hóa 2019, tác phẩm “Thanh Kỳ khả ái” bằng gỗ hương quý thu hút khá đông người dân quan tâm.
Bức tranh có mặt trước khắc họa sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa qua các thời kỳ; trong đó có các nội dung: Trống đồng Đông Sơn, bản đồ Thanh Hóa, cầu Hàm Rồng… và cả một con rồng quấn quanh.
Mặt sau của bức tranh điêu khắc 4 làng nghề nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa là: Làng nghề đá Nhồi; Làng nấu rượu Làng Quảng; Làng đúc đồng Thiệu Hóa; Làng gốm Tam Thọ (TP. Thanh Hóa).
Ông Hà Huy Tâm (TP. Thanh Hóa), chủ nhân của tác phẩm cho biết sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa nên ông lên ý tưởng điêu khắc bức tranh về nơi mình sinh ra và lớn lên.
Để có được tác phẩm “khổng lồ” như vậy, ông Tâm phải tìm gốc gỗ quý trong nhiều năm. Gỗ hương là loại gỗ quý, cây phải có tuổi đời hàng trăm năm mới có thân cây to và gốc lớn như vậy.
Video đang HOT
“Hàng chục nghệ nhân làm ròng rã 1 năm mới hoàn thiện”, ông Tâm cho biết.
Phía trên bức tranh là hình một con rồng uốn lượn.
Trống đồng Đông Sơn được khắc họa trang trí với hoa văn, chim hạc và ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống tượng trưng cho thần Mặt Trời…
Bản đồ với 27 huyện, thị, thành phố được tạc trên bức tranh.
Cầu Hàm Rồng được điêu khắc với cầu mái vòm bắc qua sông Mã hùng vĩ, 2 đầu cầu gối lên Núi Ngọc và Núi Rồng.
Bên trong cầu Hàm Rồng là hình ảnh đường ray tàu hỏa – đường sắt Việt Nam qua tỉnh Thanh Hóa.
Ngôi làng Việt cổ truyền thống Việt Nam nằm bên bờ sông Mã được điêu khắc với những ngôi nhà lợp tranh, vườn cau, khu sân vườn… rất tinh xảo.
Bức tranh bằng gỗ “khổng lồ” được đặt trên một giàn sắt chắc chắn.
Chủ nhân của tác phẩm cho biết: “Tôi chỉ mang trưng bày chứ không bán vì coi đây là “báu vật” của đời mình. Trả vài tỷ tôi cũng không bán”.
Theo dân việt
Đem thứ này đi sấy khô, bán giá cao hơn 20 lần vẫn ùn ùn người mua
Dọc mùng là sản phẩm quen thuộc trong các bữa cơm hàng ngày của người Việt. Loại tươi chỉ có giá vài chục nghìn đồng nhưng khi đem sấy khô chúng lại có giá tới hơn nửa triệu đồng 1kg.
Mới bắt đầu làm được một thời gian ngắn, chị Huyền (Thanh Hóa) không ngờ dọc mùng sấy khô lại được nhiều người ưa chuộng đến vậy. Chị cho biết: "Trước đây, mẹ mình hay làm dọc mùng sấy khô và gửi ra Hà Nội cho mình nấu canh chua, nấu cá. Mình cứ để tủ lạnh và nấu ăn dần. Sau này, mình về tự làm rồi sấy khô để bảo quản được lâu, tránh trường hợp không mua được ở chợ".
Vào những tháng mùa hè, dọc mùng có rất ít nên chị thường làm sấy khô. Ban đầu, chị sấy chúng bằng nắng tự nhiên, dần chị đưa vào lò vi sóng để sấy. Bạn bè đến chơi thấy tiện lợi nên cũng đặt mua về ăn thử.
"Mình bắt đầu làm nhiều hơn để bán cho những người quen, sau có nhiều người biết đến, hỏi mua mình mới làm số lượng lớn. Hiện, cứ 2-3 ngày, mình làm ra được khoảng gần chục kg dọc mùng sấy khô", chị nói tiếp.
Chia sẻ về cách làm, chị cho hay dọc mùng được mua ngoài chợ đem về tước vỏ, ngâm nước muối rồi rửa sạch, sấy khô. Người làm cần chú ý các công đoạn phải thật cẩn thận thì dọc mùng mới không bị ngứa.
Hiện, chị bán 600.000 đồng/kg. Khách đặt mua chủ yếu người quen giới thiệu, còn những khách lạ cũng ít vì chị không có nhiều sản phẩm để quảng cáo ra thị trường lớn. Một số công ty thương mại cũng liên hệ chị với mong muốn đặt số lượng lớn sản phẩm này đem sang nước ngoài bán nhưng chị chưa chấp nhận. Vì chị chưa có nhiều thời gian và người làm để đáp ứng số lượng.
Tương tự, chị Ngọc Anh - một cơ sở chuyên bán dọc mùng sấy khô ở Hà Nội cho biết dọc mùng dùng trong nấu ăn là chủ yếu. Khách hàng đặt mua loại sấy khô đa phần là đem đi biếu hoặc cho vì chúng bảo quản được lâu trong tủ lạnh.
"Dọc mùng tươi mua ngoài chợ chỉ giá đến 35.000 đồng/kg, nhưng để làm thành phẩm khô trải qua rất nhiều công đoạn, giá thành cũng cao hơn nhiều lần. Hiện, dọc mùng không đúng mùa nên số lượng hạn chế, giá thành đẩy lên cao. Khách hàng muốn mua đều phải liên hệ và đặt trước", chị nói.
Dọc mùng đã được sấy khô
Theo chị, 5kg dọc mùng tươi chỉ làm ra được 6-7 lạng khô, giá hiện tại rất cao nên người mua chỉ những người có tiền mới dùng. Còn lại, nhiều người vẫn chuộng sản phẩm tươi vì giá rẻ và dễ mua, còn hàng khô vừa đắt, số lượng lại ít.
Khách hàng mua từ nửa kg trở xuống, chưa thấy ai mua số lượng lớn. Vì thế, chị Ngọc Anh cũng chỉ làm vừa đủ bán trong 1-2 hôm, chị không làm nhiều để tích trữ.
Đặt mua dọc mùng khô 2 hôm trước, chị Diệp Anh (Ba Đình, Hà Nội) cho biết sản phẩm này chị mua của người quen. Theo chị, dọc mùng sấy khô chị mua của một người quen ở quê mà chị khá tin tưởng, vì sản phẩm tự làm nên không có chất bảo quản và cũng không lo bẩn. Nhưng giá cao, chị cũng chỉ mua 0,5kg một lần về ăn được vài bữa, khi nào cần mới mua tiếp.
"Vì hàng không chất bảo quản nên rất dễ hỏng, chị phải bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và mua số lượng ít. Là chỗ mua quen, chị thấy ăn không ngứa và rất đảm bảo. Mỗi lần muốn mua, chị đều phải đặt trước 2-3 ngày để họ làm xong mới gửi ra", chị nói.
Hiện, trên thị trường, dọc mùng tươi giá dao động từ 10.000 - 35.000 đồng/kg. Còn sản phẩm sấy khô được bán với giá cao ngất ngưởng, lên tời 450.000 - 600.000 đồng/kg.
Theo dân việt
Tiểu cảnh non bộ làm từ đá quý "độc nhất vô nhị", cứ làm ra là bán hết Với niềm đam mê với đá quý, đặc biệt là đá ruby có nguồn gốc từ Lục Yên (Yên Bái), anh Hoàng Anh (TP. Thanh Hóa) đã chuyển hẳn lên Yên Bái sinh sống để sưu tầm đá quý, tạo ra những tác phẩm độc đáo. Là người sưu tầm, buôn bán đá quý và muốn có một bộ sản phẩm độc đáo...