Bán dâu tằm online giữa mùa dịch, thu về bạc triệu mỗi ngày
Những ngày đầu tháng 3, dâu tằm bước vào chính vụ và trở thành loại quả dân dã có sức hút nhất thị trường. Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, người nông dân chuyển sang bán dâu online để phòng dịch mà vẫn dễ dàng bỏ túi tiền triệu mỗi ngày
Dâu tằm được coi là một trong những trái ngon mùa nắng được nhiều bà nội trợ tin dùng. Vì vậy, dù chỉ mới bắt đầu vào chính vụ nhưng thứ quả dân dã này đã tạo ra một sức hút lớn trên thị trường và được nhiều người tìm mua.
Ở Hà Nội, dâu tằm được bán nhiều ở Phúc Thọ; thị trấn Phùng (Đan Phượng). Ngoài ra cũng xuất hiện tại các khu chợ dân sinh hoặc dọc nhiều tuyến phố như: Cầu Giấy; Thành Công (Đống Đa); Nguyễn Chí Thanh; Nguyễn Trãi… Những gánh hàng rong với rổ dâu tằm chín mọng trở thành tâm điểm của đường phố.
Đầu tháng 3, dâu tằm bắt đầu vào chính vụ và trở thành loại quả dân dã được tìm mua nhiều nhất.
Những mẹt dâu chín giúp người dân bỏ túi tiền triệu mỗi ngày.
Thời điểm hiện tại, giá dâu tằm dao động từ 15.000 – 20.000 đồng/kg. Mức giá này thay đổi tùy vào chất lượng dâu tằm và theo định giá riêng của người bán. Tuy nhiên, so với nhiều loại quả khác, dâu tằm có giá tương đối rẻ lại có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau nên được nhiều chị em nội trợ tìm mua.
Những quả dâu tằm chín mọng được bán với giá từ 15.000 – 20.000 đồng/kg
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người dân hạn chế ra đường nên nông dân trồng dâu tại thị trấn Phùng (Đan Phượng) đã chuyển qua bán dâu tằm online. Dâu tằm được chụp ảnh đăng lên các trang mạng xã hội kèm theo đầy đủ thông tin để khách có thể yên tâm mua hàng.
Video đang HOT
Giá bán online không thay đổi so với giá hàng trực tiếp. Chị Thân – chủ một vườn dâu ở thị trấn Phùng – chia sẻ: “Thời gian đầu tôi sợ dịch sẽ ế hàng vì không ai tới vườn để mua. Sau đó con gái tôi nghĩ ra cách này cũng may vẫn giúp gia đình duy trì được số lượng dâu tằm tiêu thụ như mọi năm”.
Dâu tằm được chọn lựa kỹ lưỡng trước khi giao hàng cho khách mua online.
Dâu tằm là loại quả chỉ ra một vụ duy nhất trong năm từ đầu tháng 3 đến khoảng giữa tháng 4 nên khách hàng thường tranh thủ dịp này để mua với số lượng lớn. Trung bình mỗi khách mua từ 10 – 20kg.
Cũng theo chị Thân, kết hợp cả bán online và bản lẻ, bán buôn tại vườn, trung bình mỗi ngày vườn nhà chị sẽ tiêu thụ khoảng 1 tạ dâu tằm. Nếu đều khách, chị có thể “bỏ túi” vài triệu mỗi ngày.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số lượng bán lẻ cho khách mua hàng trực tiếp giảm hẳn.
Vụ chính dâu tằm thường kéo dài đến hết tháng 4, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại nhiều nhà vườn đã tất bật thu hoạch bởi sức mua tương đối lớn. Dâu càng về cuối vụ chất lượng càng giảm nhưng giá thành sẽ tăng vì khi đó dâu tằm đã trở thành “hàng hiếm”.
Nắm bắt được thực tế đó, nhiều người tìm mua dâu tằm ngay từ đầu vụ để có thể lựa chọn được những quả dâu thơm ngon nhất. “Năm nào đến mùa dâu tằm tôi cũng đặt trước người quen mua mấy chục cân về ngâm . Quả này thường phát triển tự nhiên, mua được dâu tươi không phun thuốc dùng cũng yên tâm hơn”, chị Tuyết (Cầu Giấy) chia sẻ.
Theo Dân Việt
Chị em chuộng chợ chung cư online để phòng dịch
Do tình hình dịch bệnh bùng phát lây lan trở lại, người tiêu dùng đã chuyển sang mua hàng online, hạn chế đến nơi đông người, hạn chế dùng tiền mặt để phòng chống dịch.
Theo khuyến cáo thói quen sử dụng tiền mặt có thể là nguồn phát tán virus gây bệnh. Do vậy nhiều người chuyển sang mua hàng online thay vì đi chợ, trả tiền mặt như trước.
Chợ chung cư online nhộn nhịp, muốn mua gì cũng có
Chị Ngọc Khánh (Cổ Nhuế, Hà Nội) cho biết, con cái chị đã gửi về ông bà ngoại ở Thái Nguyên cả tháng nay. Nhà chỉ còn có hai vợ chồng nên nhu cầu thực phẩm cũng không cần nhiều như trước. Chỉ cần lên chợ online, đặt hàng là có đủ thực phẩm ăn trong cả tuần.
"Tôi hạn chế đi chợ, chỉ mua hàng online và đi siêu thị. Tuy nhiên, nếu đi siêu thị tôi sẽ chọn các khung giờ vắng để đi. Còn mua hàng online cũng chỉ mua trong chợ chung cư", chị Khánh nói.
Theo lý giải của chị Khánh, trong thời điểm này chị mua hàng của người trong chung cư vì biết rõ địa chỉ, nguồn gốc, nếu gặp họ giao hàng cũng không sợ. Nói chung là cẩn thận đề phòng, hạn chế gặp người lạ. Ngoài ra, mua hàng trong chợ online của chung cư vừa tiện, vừa rẻ, được miễn phí ship dù mua ít hay nhiều.
"Trong chợ online có đầy đủ từ hoa quả, rau củ, thịt cá, tôm, mực...Tuy nhiên, với các hàng tươi, sống như thịt, cá tôi vẫn thích mua tại siêu thị hơn nên thường chọn khung giờ vắng để đi. Đợt này, công ty đang cho nghỉ làm việc tại nhà nên có nhiều thời gian hơn", chị Khánh nói.
Nhiều bà nội trợ chia sẻ, việc mua hàng online cũng là cách để phòng chống dịch
Thậm chí mua máy tính để làm việc tại nhà, chị Khánh cũng chọn mua online.
"Vì dịch, công ty cho nghỉ làm tại nhà nên tôi cần laptop để làm việc. Thế là quyết định mua máy luôn. Thực ra đến cửa hàng hay mua online thì cũng như nhau, đều có phiếu bảo hành, được kiểm tra hàng trước khi nhận nên tôi chọn mua online. Trong 15 ngày đầu nếu máy có vấn đề thì được đổi luôn nên không lo", chị Khánh chia sẻ.
Chị Trần Thương (Cầu Giấy, Hà Nội) đang làm việc tại một công ty bất động sản cũng cho biết, thay vì đi ăn ngoài vào buổi trưa như mọi khi, nay mọi người trong công ty đã chuyển sang đặt đồ ăn qua mạng, giao hàng tận nơi.
Ngoài ra, những ngày này chị cũng hạn chế đi chợ để tránh nguy cơ lây nhiễm. "Tôi thường mua thực phẩm dự trữ khoảng 1 tuần. Hằng ngày nếu muốn mua gì thì tôi đặt hàng trên mạng, giao hàng tận nơi và thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng. Việc mua sắm quần áo, đồ gia dụng cũng chuyển hẳn qua việc mua hàng online", chị Thương nói.
Theo chị Thương, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp, thì việc mua sắm online là sự lựa chọn tốt nhất. Việc chờ giao hàng cũng không mất quá nhiều thời gian vì hiện nay các shop đều đẩy mạnh bán hàng trực tuyến.
Đi mua hàng tại siêu thị, nhiều người thanh toán bằng ví điện tử để hạn chế dùng tiền mặt
Cũng lo ngại sử dụng tiền mặt có nguy cơ lây nhiễm, anh Thuyên (26 tuổi) kỹ sư công nghệ thông tin đang làm việc tại một tập đoàn cho biết, đã từ rất lâu trong ví anh không quá nổi 500 nghìn tiền mặt. Để phòng chống dịch, anh ưu tiên đặt đồ ăn giao tận nơi, mua hàng trên mạng nhiều hơn. Đi siêu thị cũng thanh toán bằng ví điện tử để hạn chế tiền mặt. Tất cả các chi phí khác như điện, nước, tiền điện thoại, internet cũng được thanh toán qua ví, Mobile Banking.
Chính vì không dùng tiền mặt nên mới xảy ra tình trạng dở khóc dở cười: "Lâu lắm rồi tôi mới đi chợ, hôm cuối tuần vừa rồi thấy họ bán tôm hùm tươi sống nên tôi ghé vào mua, đến lúc tính tiền tôi mới sực nhớ ra trong ví không đủ tiền mặt để trả. Nếu người bán cũng dùng internet banking thì tôi cũng chuyển khoản rồi đấy, nhưng cuối cùng tôi vẫn phải đi rút tiền để trả", anh Thuyên nói.
Để khuyến khích người tiêu dùng mua hàng qua kênh trực tuyến, hiện nay các sàn thương mại điện tử lớn cũng liên tục triển khai các chương trình giảm giá, khuyến mại.
Còn ngân hàng thì miễn, giảm phí cho các giao dịch có giá trị nhỏ, khuyến khích khách hàng giao dịch qua các kênh ngân hàng điện tử Internet Banking, Mobile Banking hoặc thanh toán không dùng tiền mặt nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm covid-19. Hiện có 32/45 ngân hàng thành viên của công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) đã miễn/giảm phí giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng giá trị nhỏ từ 500.000 đồng trở xuống. Napas cũng cho biết, tính từ ngày 1/2 đến 24/2/2020, số lượng giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng 24/7 qua Napas đã tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2019.
Theo Infonet
TPHCM: Các TTTM dần có khách trở lại dịp cuối tuần, nhiều mặt hàng sale đến 70% So với thời điểm 2 tuần trước, hiện tại các trung tâm thương mại (TTTM) tại Tp.HCM đã nhộn nhịp người quay trở lại. Tuy vậy, nếu so với thời điểm chưa dịch Covid-19 thì lượng người mua sắm vẫn giảm... Ghi nhận hình ảnh ở một TTTM tại Tp.HCM. Nếu 2 tuần trước trung tâm này vắng người qua lại thì hiện...