Bán đàn trâu 500 con, thu ngay 300 triệu đồng ăn Tết
Trâu gỗ đang hút khách nên dịp Tết Tân Sửu này, chủ một xưởng gỗ dự kiến bán được gần 500 con lớn nhỏ, thu về khoảng 300 triệu đồng.
Chỉ hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2020, thời điểm này, nhiều làng nghề đã cho ra mắt những sản phẩm độc đáo để trưng bày. Đáng chú ý, những sản phẩm thủ công hình con trâu với mẫu mã, kích thước đa dạng đang là mặt hàng được khá nhiều người ưa chuộng.
Chị Trần Thị Thường, chủ một xưởng chuyên sản xuất các loại tượng, con giáp bằng gỗ ở thôn Thượng Cung (Tiền Phong, Thường Tín, Hà Nội) chia sẻ, đã 20 năm gắn bó với nghề truyền thống, gia đình chị sản xuất mặt hàng này quanh năm chứ không theo mùa vụ. Song cứ vào dịp cuối năm, công việc lại bận bịu hơn cả, có khi sản phẩm làm ra không kịp bán.
Trâu gõ đang là mặt hàng hút khách dịp Tết Tân Sửu tới
Chuẩn bị bước sang năm Tân Sửu nên những con trâu gỗ là mặt hàng khá hút khách, đặc biệt là tượng trâu nằm trên đế tiền vàng mang ý nghĩa nhiều tài lộc, may mắn trong năm mới được nhiều người chọn mua.
Từ tháng 8 âm lịch, xưởng nhà chị đã rục rịch sản xuất theo đơn đặt hàng của khách, mỗi đợt khoảng 50-100 con to nhỏ tùy nhu cầu. Hàng làm ra đến đâu đều được đóng gói chuyển đi luôn, khách lấy sỉ phải đặt trước tầm 1 tuần mới có.
Theo chị Thường, những con trâu này đều được làm từ gỗ hương có mùi thơm nhẹ, vân đẹp, có độ bóng, sắc nét. Trung bình cứ 8-10kg gỗ hương sẽ tạo ra được 1 chú trâu tùy kích thước.
Song, để tạo ra được một con trâu thì phải qua khá nhiều công đoạn như: chọn gỗ, cho vào máy tạo hình, gọt sạch lại, đánh giấy ráp, cuối cùng là khâu phun sơn hoàn thiện. Trong đó, khâu gọt tỉa tạo điểm nhấn phần khuôn mặt, hoa văn là quan trọng nhất, đòi hỏi người thợ có tay nghề, khéo léo, tỉ mỉ và có sự sáng tạo mới đáp ứng được những khách hàng khó tính.
Giá trâu dao động từ 0,4-5 triệu đồng/con tùy loại
Các xưởng sản xuất đang chạy đua để kịp hàng bán Tết
Tùy theo từng mẫu thiết kế kích thước to hay nhỏ, trâu đứng hay nằm, nhiều họa tiết hay mẫu trâu trơn mà có giá khác nhau, dao động 450.000-1.000.000 đồng/con. Đặc biệt, với những con giá từ 1 triệu đồng trở lên thường có kích thước to, hoa văn cầu kỳ, nhiều chi tiết tiểu cảnh.
“Những tháng giáp Tết này, xưởng nhà tôi hoạt động không ngừng nghỉ, máy chạy cả ngày lẫn đêm. Nhiều hôm gia đình tôi phải thức khuya dậy sớm, làm đến 10 giờ đêm mới nghỉ, quên cả ăn trưa để làm hàng cho kịp tiến độ”, chị nói.
Dự kiến năm nay, nhà chị sản xuất khoảng 400-500 con trâu gỗ phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, ước tính doanh thu được khoảng 240-300 triệu đồng, trừ đi chi phí cũng lãi được một khoản dù không nhiều như sản xuất những mặt hàng khác.
Ngoài ra, chị còn có nhiều mẫu tượng Phật, tam đa, thần tài, tạo hình các con giáp, chậu hoa,… để bày biện, trang trí nhà cửa cho khách hàng lựa chọn, chị Thường cho hay.
Các xưởng dự kiến bán được khoảng 400-500 con trâu trong mùa Tết này
Cách đó không xa, xưởng sản xuất trâu gỗ của chị Thái Thị Dự cũng tất bật không kém. Chị thừa nhận, năm nào trước Tết, vợ chồng chị cũng “đầu tắt mặt tối” làm hàng kịp giao cho các mối buôn quanh Hà Nội và trong TP.HCM. Bởi đến tầm 10/12 âm lịch, khách buôn đã dừng lấy hàng. Theo đó, chị phải thuê thêm 10 người nữa, mỗi người đảm nhận một công đoạn cho kịp tiến độ.
Chị Dự cho biết, để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, các dòng trâu gỗ có mẫu mã, kiểu dáng, kích thước, hoa văn rất đa dạng như hình chú tiểu đồng ngồi trên lưng trâu, trâu đứng, trâu nằm trên đế tiền vàng, trâu cõng tài lộc,… Ngoài bán theo cặp, chị còn bán lẻ tùy theo yêu cầu sử dụng và biếu tặng của khách.
Giá mẫu trâu này tùy vào kích thước và độ cầu kỳ, tỉ mỉ của họa tiết trên đó. Đơn cử, con có kích thước nhỏ, họa tiết trơn có giá 400.000 đồng/đôi; con to chiều dài khoảng 80cm, chiều rộng 25cm, chiều cao 35cm có giá khoảng 5 triệu đồng/con, song khách đặt đến đâu chị mới làm đến đó. Có người đặt vài chục đôi, khách đặt nhiều khoảng 100 đôi mỗi đợt.
Trung bình mỗi ngày xưởng nhà chị làm được một mẻ gồm 8 con trâu, tính riêng đơn hàng Tết này, cơ sở của chị sản xuất khoảng 400 con. Bên cạnh đó, heo gỗ cũng là măt hàng rất đắt khách, được nhiều người lựa chọn để trang trí trong nhà, có giá dao động 400.000-2.000.000 đồng/cặp tùy loại.
Kỳ lạ: "Rót" 500 triệu đồng, ngồi một chỗ "điều khiển" nấm mọc theo ý muốn
Công nghệ trồng nấm bào ngư 4.0 của nhóm bạn trẻ ở Bình Định gần như điều khiển tự động bằng điện thoại thông minh, đặc biệt kiểm soát được thời gian và số lượng nấm mọc theo đơn đặt hàng...
Trồng nấm bào ngư công nghệ 4.0 ở Bình Định
Thành công của mô hình góp phần hình thành chuỗi liên kết, mở ra hướng làm ăn mới cho người nông dân ở địa phương.
Điều khiển từ xa bằng điện thoại
Mô hình trồng nấm bào ngư công nghệ cao do anh Lê Huỳnh Kha Luân (31 tuổi, ở thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định), cùng nhóm bạn có chung niềm đam mê trồng nấm khởi xướng cách đây 2 năm.
Trồng nấm bào ngư công nghệ 4.0 của nhóm bạn trẻ ở Bình Định.
Theo anh Luân, các thành viên trong nhóm đều học trái ngành, người học ngành ngân hàng, người kỹ thuật, xây dựng... chẳng liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Song tất cả đều có chung đam mê trồng nấm nên cùng nhau nghiên cứu phát triển mô hình trồng nấm theo công nghệ cao. Hiện, công việc trồng nấm vẫn chỉ là nghề "tay trái", làm thêm của các thành viên trong nhóm.
Chia sẻ về cơ duyên để 4 người cùng góp vốn đầu tư thực hiện mô hình này, anh Luân nói: "Chúng tôi có một người bạn từng đầu tư xây dựng nhà trồng nấm, nhưng làm theo kiểu người dân mình làm thông thường phụ thuộc vào thời tiết nên liên tiếp thất bại. Trước khi quyết định theo con đường trồng nấm bào ngư, các thành viên đã đi rất nhiều nơi để tìm hiểu, học tập và nhận thấy người dân trồng nấm theo quy mô hộ gia đình rủi ro cao, không hiệu quả".
Nấm trồng trong nhà kín thuận loại có thể kiểm soát, chăm sóc qua điện thoại thông minh.
Trong khi đó, xuất phát từ xu hướng, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng chuộng các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn. Do vậy, nhóm thực hiện mô hình trồng nấm áp dụng công nghệ tự động, tất cả quá trình từ kiểm soát, chăm sóc chỉ cần thao tác trên điện thoại thông minh.
Theo anh Luân, nhà trồng nấm được bố trí giàn làm mát, quạt hút và giàn phun sương công nghệ Thụy Sĩ do Việt Nam lắp ráp, hoàn toàn tự động.
"Việc vận hành nhà nấm thông qua điện thoại thông minh. Nếu nhiệt độ trong nhà trồng tăng cao, giàn làm mát tự động bật lên để điều hòa nhiệt độ ổn định 25-26 độ C. Hoặc nếu độ ẩm trong nhà trồng không đủ để nấm mọc thì giàn phun sương tự động bật để bổ sung độ ẩm cho nhà nấm mà không cần tác động của con người" - anh Luân chia sẻ.
Nếu độ ẩm thấp thì điều khiển phun hơi nước, còn cao thì điều chỉnh thấp đồng thời bật quạt thông hơi.
Anh Luân cũng chia sẻ thêm, nấm bào ngư nói riêng cũng như các loại nấm khác rất dễ bị nấm mốc tấn công. Do vậy, ngoài các yếu tố kỹ thuật, đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm thì mỗi lần thu hoạch nấm xong phải vệ sinh sạch sẽ phôi nấm.
Cam kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân
Dẫn chúng tôi tham quan nhà trồng nấm rộng khoảng 200m 2, được áp dụng công nghệ cao, anh Luân cho biết, nhà trồng nấm để được 80 kệ, mỗi kệ để được 320 phôi nấm.
Như vậy, có 25.600 bịch phôi nấm với năng xuất tối thiểu 300 gram/bịch phôi, mỗi vụ sẽ khai thác được trên 7 tấn nấm. Với giá bao tiêu 30.000 đồng/kg, người trồng thu nhập khá ổn định, lại ít nhân công, đặc biệt ít rủi ro.
Trồng nấm bào ngư công nghệ 4.0, ngồi một chỗ bắt nấm lên theo ý muốn.
Theo anh Luân, để đầu tư cho nhà trồng nấm công nghệ cao từ xây dựng nhà xưởng, kệ, thiết bị máy móc tốn chi phí 300- 500 triệu đồng. Đây là số tiền khá lớn đối với người mới khởi nghiệp, nhất là nông dân.
Tuy nhiên, bù lại số lượng bịch phôi sản xuất ra tương đối lớn từ 100.000-200.000 bịch phôi. Nếu sản xuất nấm lệ thuộc nhiệt độ ngoài trời thì chỉ có thể làm từ 10.000 bịch phôi trở lại, rủi ro rất cao.
"Nấm bào ngư phát triển tốt ở nhiệt độ 25 - 26 độ C, trong khi đó thời tiết ở miền Trung khắc nghiệt. Do vậy, mô hình trồng nấm công nghệ cao của nhóm chúng tôi sẽ tự động điều khiển nhiệt độ, độ ẩm đảm bảo nấm được sinh trưởng, phát triển trong điều kiện tốt nhất.
Đặc biệt, nếu bịch phôi nấm trồng theo công nghệ cao cho thu hoạch tối đa 10 lần, thì bịch phôi nấm trồng phụ thuộc nhiệt độ bên ngoài chỉ 7 lần, thậm chí chỉ 1 lần thì người trồng nấm chỉ thua lỗ " - Luân chia sẻ.
Tỷ lệ phôi nấm trồng trong nhà kín rất thấp, ít bị nấm mốc gây hại nên năng suất tăng cao.
Anh Luân chia sẻ thêm, hiện tại mô hình trồng nấm bào ngư công nghệ cao của nhóm đang tạo việc làm thường xuyên cho 3-4 lao động ở địa phương. Đặc biệt, có 7 hộ nông dân liên kết sản xuất, mỗi hộ có thể sản xuất hơn 20.000 bịch phôi/chu kỳ. Sản phẩm nấm bào ngư của nhóm được Hợp tác xã Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ tổng hợp Diêu Trì bao tiêu toàn bộ với giá 30.000/kg nấm tươi.
Ngoài ra, sản phẩm cung cấp cho các chợ đầu mối ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên, ra Đà Nẵng.
Ông Phan Văn Khiêm - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tuy Phước (tỉnh Bình Định) - nhận xét: Mô hình trồng nấm bào ngư của nhóm Lê Huỳnh Kha Luân là một mô hình mới, bước đầu cho kết quả tốt. Địa phương rất quan tâm, nếu thực sự hiệu quả sẽ thông qua các mô hình khuyến nông để hỗ trợ, mở rộng để phát triển mô hình trồng nấm này tại địa phương.
Bất ngờ ô tô chạy 100km/h nhưng giá rẻ hơn cả xe máy Mẫu xe này vừa ra mắt đã thu hút hàng chục nghìn đơn đặt hàng dù có kích thước nhỏ. Mẫu xe chạy bằng điện này đã bán được 15.000 chiếc chỉ sau 20 ngày ra mắt, và nhận hàng chục ngàn đơn đặt hàng khác. Mẫu ô tô này có tên Hongguang Mini EV, là sản phẩm của liên doanh SAIC-GM-Wuling. Hiện,...