Bạn có thể vô ý biến mướp đắng thành “độc dược” chỉ vì không biết điều này
Mướp đắng là một loại thực phẩm có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu không để ý bạn biến mướp đắng thành “độc dược” đấy! Cùng Phụ nữ Today tìm hiểu nhé!
1. Tác dụng tuyệt vời của mướp đắng
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là thực phẩm được sử dụng nhiều ở Ấn Độ và nhiều quốc gia Châu Á khác, trong đó có Việt Nam.
Loại quả có vị đắng này chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, khoáng chất và vitamin B1, B2, B3 và C, phốt pho và các chất xơ.
Công dụng nổi tiếng nhất của mướp đắng chính là điều trị bệnh tiểu đường vì nhờ chứa một hợp chất hóa học được so sánh với insulin, được gọi là p insulin.
Ngoài ra, loại quả này còn chứa saponin steroid gọi là charantin, peptide được so sánh với các peptide và ancaloit giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu được sử dụng thường xuyên, mướp đắng sẽ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.
Mướp đắng cũng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt và giúp tiết dịch dạ dày, đồng thời có lợi trong việc kích thích gan tiết dịch mật, rất tốt cho việc phân hóa chất béo.
Ngoài ra loại quả này còn rất tốt cho nhu động ruột và hấp thụ trong ruột, vì thế rất hữu ích trong việc ngăn ngừa các rối loạn dạ dày.
Uống nước ép mướp đắng cũng giúp điều trị táo bón do thói quen ăn uống và cách ăn uống không lành mạnh gây ra.
Mướp đắng còn được sử dụng để giải quyết các vấn đề kinh nguyệt ở phụ nữ. Sử dụng mướp đắng thường xuyên giúp kinh nguyệt đều hơn.
Ngoài ra mướp đắng còn được sử dụng trong điều trị loét, eczema, bệnh phong và những vết thương lớn.
Video đang HOT
Một công dụng đáng khác không thể không nhắc tới của mướp đắng là chữa bệnh cao huyết áp, bệnh sốt rét, sốt và đau đầu.
Mướp đắng cũng cho thấy kết quả tuyệt vời trong việc trị giun và các ký sinh trùng ở người lớn và trẻ em, phòng chống lại nhiều loại virus, herpes và HIV rất hiệu quả.
Nếu dùng quá nhiều, mướp đắng có thể gây ra một số tác động tiêu cực
Với vị đắng đặc trưng, mướp đắng được nhiều người yêu thích vì công dụng làm mát, giải nhiệt cơ thể. Không chỉ có lợi cho người bị tiểu đường, loại rau này còn được dùng để chữa đau dạ dày, chán ăn, sốt, hạ huyết áp… Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều, mướp đắng có thể gây ra một số tác động tiêu cực sau:
Kích thích sẩy thai
Quan niệm kiêng mướp đắng qua khi mang thai có nguồn gốc từ xa xưa. Nhiều kết quả nghiên cứu hiện nay đã khẳng định tình trạng sẩy thai có thể xảy ra nếu thai phụ ăn nhiều mướp đắng. Loại rau này có chứa một số thành phần tương tự như thuốc gây sẩy thai và thuốc điều kinh.
Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thai phụ và những người đang trong kỳ kinh nguyệt không nên ăn mướp đắng.
Tác động tiêu cực tới khả năng sinh sản
Nếu đang mong có con, bạn cần loại mướp đắng khỏi thực đơn hàng ngày. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, loại rau được nhiều người yêu thích này có thể làm giảm khả năng sinh sản. Ăn nhiều mướp đắng sẽ làm một số loại hóc-môn “tình yêu” gia tăng quá mức cần thiết, tạo ra những thành phần độc tố gây hại trong cơ thể.
Ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ
Không chỉ gây khó tiêu, phần ruột và hạt bên trong trái mướp đắng còn chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho sức khỏe của trẻ em. Chính vì vậy, bạn không nên cho trẻ ăn những món được chế biến từ khổ qua.
Nếu muốn thay đổi khẩu vị cho bữa cơm thường ngày, cần trụng (chần) khổ qua trong nước sôi trước khi chế biến, nấu nướng.
Không thích hợp cho những người bị bệnh về gan và thận
Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) cũng nên tránh xa loại rau có vị đắng này.
Hôn mê do hạ đường huyết
Tình trạng hôn mê do hạ glucose huyết là một trong những tác dụng phụ phổ biến do ăn nhiều mướp đắng. Đây là một rối loạn bệnh lý xảy ra khi nồng độ glusoce huyết thanh giảm (mức đường huyết giảm nghiêm trọng), gây ra tình trạng thiếu hụt năng lượng, buộc các tế bào não phải tìm kiếm năng lượng từ nhiều nguồn khác nhau.
Để loại trừ tình trạng này, bạn cần tập thể dục thường xuyên và kiêng ăn mướp đắng.
Thiếu máu tan huyết
Đây cũng là một trong những ảnh hưởng tiêu cực mà mướp đắng có thể gây ra. Những triệu chứng thường gặp của bệnh này bao gồm hôn mê, đau bụng, đau đầu và sốt. Bệnh thiếu máu tán huyết là kết quả của việc thiếu hụt máu do các enzyme không hoạt động được như bình thường.
Khi bạn tiêu thụ quá nhiều mướp đắng, lượng độc tố trong loại rau này sẽ tác động đến chức năng của các enzyme, gây hại cho sức khỏe.
Theo www.phunutoday.vn
Các loại thực phẩm đắng nhưng tốt cho sức khỏe
Khổ qua, nghệ, cải xoăn là những loại thực phẩm có vị đắng nhưng lại rất tốt cho sức khỏe.
Mướp đắng: Còn gọi là khổ qua, mướp đắng giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Thực phẩm này có khả năng phục hồi cơ thể cho phụ nữ bị nghén, bệnh nhân tiêu chảy, đái tháo đường, rối loạn mắt, mất ngủ, táo bón... Nó cũng giúp làm sạch hệ thống mạch máu từ bên trong, mang lại làn da sáng tự nhiên.
Cải xoăn: Theo Boldsky, cải xoăn rất giàu vitamin A, vitamin C và canxi và các chất chống oxy hóa mạnh mẽ như carotenoid và flavonoid, giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư và giải độc hiệu quả cho gan.
Nghệ: Là loại gia vị phổ biến và quan trọng trong đời sống hàng ngày, nghệ có tác dụng chữa bệnh đặc biệt. Nghệ có vị đắng và hơi cay nhưng giúp thanh lọc máu, ngăn ngừa sỏi mật, bảo vệ dạ dày, hệ thống tiêu hóa, ruột và gan khỏe mạnh.
Ca cao không đường: Loại bột này giúp tăng lượng chất xơ. Nó cũng rất tốt cho huyết áp, mạch máu và chức năng tế bào máu trong cơ thể.
Hạt thì là: Thực phẩm này rất giàu vitamin E, giúp làn da luôn khỏe mạnh và trẻ trung. Nguồn chất xơ dồi dào trong hạt thì là mang lại giấc ngủ ngon, sâu, duy trì acetylcholine trong não tốt cho bộ nhớ và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Hạt vừng: Giàu mangan, đồng, canxi, magiê, sắt và phốt pho, hạt vừng làm giảm đau viêm khớp dạng thấp, ngăn ngừa ung thư ruột kết và giảm huyết áp.
Phương Mai
Theo Zing
Người Việt Nam may mắn khi thường xuyên được ăn 3 loại cá rẻ mà bổ hơn cả nhân sâm Dưới đây là những loại cá quen thuộc nhưng bổ hơn cả uống nhân sâm với cơ thể - nhà nào cũng cần biết. 1. Cá trắm cỏ - Làm ấm dạ dày Giàu vitamin B1, B2, niacin, axit béo không bão hòa cũng như các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt, kẽm, selen..., là món ăn dưỡng sinh giúp ôn trung...