Bản chất của cuộc chiến Apple – Facebook
Apple không cấm các nhà phát triển sử dụng dữ liệu và theo dõi người dùng, họ chỉ muốn điều này được thực hiện công khai. Vì sao Facebook lại lo sợ?
Theo đánh giá của cây bút Jason Aten trên Inc , rõ ràng Facebook khó chịu với những thay đổi trong iOS 14.5 sắp ra mắt. Từ phiên bản này, Apple bắt buộc các nhà phát triển hỏi ý kiến của người dùng trước khi thu thập dữ liệu hoặc theo dõi họ.
Facebook phản ứng quyết liệt trước những thay đổi về bảo mật và quyền riêng tư trên iPhone.
Trước đó, trên iOS 14.3, Apple yêu cầu các nhà phát triển phải mô tả chính xác dữ liệu sẽ thu thập, theo dõi và liên kết, từ đó người dùng có thể quyết định cài đặt ứng dụng hay không. Tính năng này mang tên Nutrition Labels trong App Store.
Facebook phản ứng quyết liệt
Những thay đổi bảo mật kể trên áp dụng cho tất cả nhà phát triển, nhưng Facebook dường như có ác cảm cá nhân với điều này. Gã khổng lồ trên lĩnh vực mạng xã hội công khai chỉ trích Apple trong nhiều phát biểu chính thức.
Facebook chạy một loạt quảng cáo khổ lớn trên một số tờ báo nổi tiếng vào tháng 12/2020, tuyên bố Apple là mối đe dọa đối với các doanh nghiệp nhỏ và ngành công nghiệp Internet.
Trong buổi báo cáo kết quả kinh doanh quý tổ chức vào tháng 2, CEO Facebook, Mark Zuckerberg đưa ra những lời chỉ trích nặng nề đối với Apple, cho rằng các thay đổi về bảo mật thực chất là phương thức cạnh tranh không công bằng.
CEO Facebook chỉ trích thay đổi bảo mật trong iOS.
“Chúng tôi thấy hoạt động kinh doanh của Apple ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào việc giành thị phần ứng dụng và dịch vụ cạnh tranh với chúng tôi cùng các nhà phát triển khác”, Mark Zuckerberg nói.
Ông tố Táo khuyết lạm dụng vị trí nền tảng độc quyền, chèn ép đối thủ cạnh tranh. “Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta coi Apple là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình. iMessage là mấu chốt quan trọng trong hệ sinh thái của họ. Nó được cài đặt sẵn trên mọi iPhone và nhận ưu tiên cao nhất”, Mark Zuckerberg đánh giá.
Video đang HOT
“Vì vậy, Apple có động cơ để can thiệp vào cách ứng dụng của chúng tôi và các ứng dụng khác hoạt động, tạo ra ưu thế riêng cho mình”.
Bản chất cuộc chiến Apple – Facebook
Theo INC , thực chất mâu thuẫn giữa hai gã khổng lồ công nghệ không nằm ở vấn đề quyền riêng tư hay theo dõi người dùng mà là tính minh bạch.
Apple không ngăn các nhà phát triển theo dõi người dùng. Họ cũng không chặn quảng cáo nhắm mục tiêu. Bản chất của hoạt động này là hiển thị nội dung phù hợp với sở thích từng cá nhân trên Internet.
Tất cả ứng dụng, bao gồm Facebook, phải công khai thông tin thu thập.
Nếu người dùng muốn chia sẻ mọi hoạt động trực tuyến của họ với Facebook, Apple sẽ không ngăn cản. Trong trường hợp đó, nhà phát triển vẫn có thể thu thập đầy đủ thông tin, phục vụ cho quảng cáo hoặc mục đích khác.
Tuy nhiên, Apple yêu cầu các nhà phát triển phải minh bạch về dữ liệu muốn thu thập cũng như cách họ sử dụng sử dụng nó. Đồng thời phải hỏi ý kiến và được người dùng chấp thuận.
Đó là vấn đề cơ bản nhất trong cuộc chiến giữa hai gã khổng lồ công nghệ. Vậy, điều gì làm cho Facebook “đứng ngồi không yên”?
Người dùng không đứng về phía Facebook
Với những thông tin đang có trong tay, Facebook hiểu rằng một lượng lớn người dùng không đứng về phía họ. Nếu được chọn lựa, nhiều người sẽ không cho phép mạng xã hội này thu thập thông tin và theo dõi hoạt động.
Mặc cho Facebook “van nài”, người dùng vẫn không đứng về phía họ.
Theo kết quả khảo sát gần của AppsFlyer, nền tảng phân tích dữ liệu tiếp thi di động, khoảng một nửa số người dùng (47%) có khả năng từ chối theo dõi.
Theo nhận định của INC , đó là bí mật đen tối của Facebook, họ không muốn mọi người biết về việc bị theo dõi và chắc chắn không muốn đưa ra lựa chọn.
Theo dõi người dùng một trong những hoạt động cơ bản, đem lại thành công cho mô hình kinh doanh của Facebook. Nó không chỉ hiển thị nội dung dựa trên hoạt động mà còn cho phép các nhà quảng cáo xác định những khách hàng đã đến trang web của họ và mua hàng sau khi xem quảng cáo.
Chẳng hạn, nếu bạn nhấp vào quảng cáo giày và sau đó mua một đôi, người bán có thể biết bạn truy cập trang web từ quảng cáo mà họ đã trả tiền. Nhận ra hiệu quả, các doanh nghiệp sẵn sàng chi thêm tiền cho Facebook.
Ngược lại, nếu Facebook không được phép theo dõi người dùng, các nhà quảng cáo sẽ không thể liên kết hoạt động mua hàng với xem quảng cáo. Điều đó làm cho nền tảng kinh doanh của Facebook trở nên kém giá trị hơn. Các doanh nghiệp có thể chuyển số tiền dành cho tiếp thị của mình sang một nền tảng khác, chẳng hạn như Google Ads.
TikTok 'vượt mặt' quy định bảo mật mới của Apple như thế nào?
Chiến lược kiểm soát quyền riêng tư ma Apple săp ra măt se ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh quảng cáo của các nhà phát triển.
Trong khi ca Google, Facebook cung nhiêu nên tang khac đa co nhưng đông thai đâu tiên nhăm đôi măt vơi quy đinh mơi, nhiêu nha phat triên Trung Quôc cung tim cach "lach luât". Trong tuân trươc, Apple lên tiêng canh bao cac nha phat triên nay va cho biêt săn sang loai bo nhưng ưng dung không tuân thu nguyên tăc bao mât ơ phiên ban iOS 14.5.
Cac ưng dung phu thuôc vao nguôn thu quang cao đang "đưng ngôi không yên" trươc chinh sach bao mât mơi cua Apple.
Chinh sach mới của Apple sẽ gây khó khăn hơn cho các ứng dụng và nhà quảng cáo trong việc theo dõi người dùng thông qua Internet, liên quan đên viêc đăt quang cao nhăm muc tiêu, chuyên hương va tim khach hang mơi cung như đanh gia hiêu qua quang cao. Các thương hiệu lớn đương nhiên quan tâm đến tác động của việc điều chỉnh này đối với hoạt động kinh doanh và quảng cáo của họ.
TikTok cung nỗ lực phát triển hoạt động kinh doanh quảng cáo trước khi các biện pháp kiểm soát quyền riêng tư mới của Apple được áp dụng. Ứng dụng video ngắn nổi tiếng dựa nhiều vào dữ liệu để giúp các nhà quảng cáo phân phối quảng cáo đinh hương được cá nhân hóa đến người tiêu dùng.
Để đáp lại những thay đổi này, TikTok tăng cường chức năng theo dõi người tiêu dùng trong nội bộ và phát triển công cụ mới. Các nhà quảng cáo cho biết, TikTok đã và đang thử nghiệm nhưng phương pháp thu thập dữ liệu mới, bao gồm cả việc tạo ra các Pixel (một công cụ quản lý sự kiện trên trang web). Thưc tê, Facebook, Snapchat và TikTok đều có công cụ Pixel, giúp chuyển đổi dữ liệu do các nhà tiếp thị thu thập trên trang web của họ thành quảng cáo được cá nhân hóa trên các nền tảng truyền thông xã hội.
Vân cân sư châp thuân tư ngươi dung
Sau khi Apple đưa ra điều chỉnh về chính sách bảo mật của mình, công cụ Pixel vẫn có thể hoạt động bình thường trong hầu hết trường hợp. Điều này chủ yếu do Pixel thu thập dữ liệu của "bên thứ nhất" và người tiêu dùng có xu hướng châp thuân. Tuy nhiên, số lượng người tiêu dùng phù hợp với quảng cáo được cá nhân hóa sẽ thay đổi, vì nó phụ thuộc vào việc liệu họ có đồng ý quảng cáo được nhắm mục tiêu trên các ứng dụng như TikTok, Snapchat hay Facebook hay không.
Gần đây, TikTok bắt đầu giải thích các quảng cáo trong ứng dụng sẽ thay đổi như thế nào, nó sẽ tự động đối sánh người dùng với các quảng cáo được cá nhân hóa dựa trên hoạt động của họ khi dùng ứng dụng. Nhưng người dùng TikTok vẫn có thể chọn cấm các nhà quảng cáo tự nhắm mục tiêu dựa trên dữ liệu người dùng được thu thập từ TikTok.
TikTok cung cho hay, nếu người dùng từ chối xác định vị trí thông qua dữ liệu do bên thứ ba thu thập, tác dụng của công cụ Pixel nâng cao sẽ bị suy yếu. Một khi chính sách bảo mật của Apple có hiệu lực, các nền tảng truyền thông xã hội như Tiktok, Snapchat, Facebook, Pinterest, Twitter sẽ dựa nhiều hơn vào việc xây dựng hồ sơ người dùng trên nền tảng của riêng họ.
Chiến lược mới
Sự tương tác giữa người dùng và quảng cáo sẽ trở nên vô hiệu sau khi họ rời khỏi ứng dụng, chinh vi vây, nha quang cao cân thay đôi phương thưc theo hương mơi.
Phân tích ai xem quảng cáo, đã bao lâu và đưa ra quảng cáo dựa trên những dữ liệu này cũng là chìa khóa để tìm kiếm những người dùng "tương tự". Những khách hàng tiềm năng mới co nhu câu giông những khách hàng hiện tại là mục tiêu lợi nhuận của thương hiệu. Theo quy định mới của Apple, việc xác định những người tiêu dùng "tương tự" sẽ là một nhiệm vụ khó khăn hơn.
Thang trươc, TikTok gưi thông điêp đên cac nha quang cao, nhân manh tâm quan trong cua dư liêu bên thư nhât trong tương lai. Điều này bao gồm việc thu thập càng nhiều thời gian càng tốt từ người dùng trên ứng dụng - những video họ đã xem, thời lượng họ xem, những gì họ quan tâm và quảng cáo họ đã xem. Các thương hiệu lớn cần tìm khách hàng mới bên trong ứng dụng, thay vì dựa vào dữ liệu được thu thập bên ngoài TikTok.
Thông điêp của TikTok tương tự như tuyên bố đã được đưa ra bởi Facebook, Snapchat, Twitter, Google, tât ca đêu muôn nha tiêp thi hiêu đươc tac đông tư viêc điêu chinh chinh sach bao mât cua Apple. Apple dự kiến sẽ thêm tính năng thông báo quyền riêng tư mới vào phần mềm iPhone thế hệ tiếp theo nhằm cung câp quyên riêng tư tuy chon cho ngươi dung.
Đồng thời, Google đang thực hiện các biện pháp tương tự để thay đổi phương thức tiếp thị của nền tảng quảng cáo, các quy tắc về quyền riêng tư của điện thoại Android cũng có thể thay đổi giống như iPhone. Người dùng sẽ thấy nhiều thông báo hơn trong tất cả ứng dụng, mô tả lợi ích của việc theo dõi được cá nhân hóa và yêu cầu quyền theo dõi hành vi trực tuyến của họ.
Trươc đo, Facebook vận động toàn bộ ngành công nghiệp Internet duy trì tính năng theo dõi người dùng để các dịch vụ Internet được cá nhân hóa. Khối lượng kinh doanh quảng cáo 85 tỷ USD của Facebook phụ thuộc hoàn toàn vào hiệu quả của quảng cáo nhắm mục tiêu và liệu chúng có thể mang lại doanh thu cho hơn 10 triệu nhà quảng cáo hay không.
George Manas, Chủ tịch liên minh truyên thông OMD USA, cho rằng Facebook có thể là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những điều chỉnh chính sách mới của Apple, nhưng tất cả nền tảng đều phải thích ứng. Song ở một số khía cạnh, việc kiểm soát quyền riêng tư nghiêm ngặt của Apple có thể có lợi cho những ứng dụng như TikTok, vì các nhà tiếp thị có thể sẵn sàng chi tiền bên ngoài Facebook hơn.
Ở một mức độ nào đó, vơi chinh sach bao mât ưng dung mơi săp ra măt, Apple đang thúc đẩy cạnh tranh công bằng trên thị trường quảng cáo Internet.
Quay ngoắt 180 độ, CEO Mark Zuckerberg nói rằng tính năng bảo mật mới của iOS 14 sẽ mang lại lợi ích cho Facebook Mark Zuckerberg đã nhìn nhận sự việc theo một lăng kính khác. Sau khi phản đối Apple vì tính năng bảo mật mới trên iOS 14 có thể làm hạn chế việc theo dõi người dùng để quảng cáo của Facebook, CEO Mark Zuckerberg đã có màn quay đầu 180 độ, khi cho rằng sự thay đổi này có thể mang lại lợi...