Bán cây sanh “báu vật” 16 tỷ, đại gia Hà Nội bật khóc vì nuối tiếc
Mới đây, ông Mười (Hà Nội) đã bán cây sanh cổ “ Tiên lão giáng trần” cho một người bạn khiến giới chơi cây xôn xao. Trước lúc chia tay tác phẩm, ông Mười đã bật khóc, còn người mua mua cảm thấy hạnh phúc vì sở hữu “ báu vật”
Tác phẩm sanh cổ “Tiên lão giáng trần” của ông Dương Văn Mười (Thường Tín, Hà Nội) mới được chuyển nhượng cho nghệ nhân Nguyễn Văn Chí (Thường Tín) với giá 16 tỷ đồng làm “chấn động” giới chơi cây cảnh
Trong giờ phút chia tay “đứa con” của mình, ông Mười bật khóc vì tác phẩm đã theo ông rất nhiều năm, nay phải chia tay đầy nuối tiếc
Còn nghệ nhân Nguyễn Văn Chí vui sướng vì sở hữu được “báu vật”. Ông Chí chia sẻ: “Trước đêm xuống tiền mua cây và đêm hôm sau đã sở hữu cây đều không ngủ được vì cảm thấy hạnh phúc”.
“Sở hữu một “báu vật” tôi cảm thấy may mắn vì đã vượt qua được rất nhiều đại gia có hàng trăm tỷ, nghìn tỷ chơi cây”, chủ nhân mới của tác phẩm tâm sự
Theo nghệ nhân Văn Chí, đây là cuộc giao dịch thật chứ không phải giao dịch ảo để “làm giá” vì ông đã theo đuổi tác phẩm này từ lâu. “Không ngờ, bây giờ tôi lại sở hữu được tác phẩm. Tôi bỏ ra nhiều tỷ mua một cái nhà không hạnh phúc bằng bỏ ra 16 tỷ đồng mua cây”, ông Chí nói.
Ông Chí nói thêm: “Tôi rất khâm phục anh Mười vì anh giữ được tác phẩm quý trong vườn sau nhiều năm bởi anh Mười không phải là đại gia, anh chỉ là một người nghệ nhân yêu cây cảnh nghệ thuật”, anh Chí cho biết.
Tác phẩm “Tiên lão giáng trần” đã về vườn nhà ông Chí, sau này nếu ai muốn sở hữu thì phải bỏ ra rất nhiều tiền, chắc không dưới 1 triệu USD.
Video đang HOT
Giữa tháng 3/2019, thông tin cây sanh mang tên “Tiên lão giáng trần” của ông Mười được một đại gia Dũng “Việt Trì” mua lại với giá 16 tỷ đang khiến giới sinh vật cảnh chấn động. Tuy nhiên, cuộc mua bán không thành công.
Tác phẩm đã được đem đi một số triển lãm, đến triển lãm nào đều thu hút giới chơi cây “thèm thuồng” bởi đây là một “báu vật” hiếm có trong làng cây cảnh ở Việt Nam.
Theo tìm hiểu , cây “Tiên lão giáng trần” có nguồn gốc là ngọn của một cây sanh khác, được ông Mười cắt ra và chăm sóc trong khoảng hơn 10 năm.
Cây sanh này cho ra bộ rễ đẹp, thân kỳ quái với những vết sẹo của năm tháng hằn lên, mốc trắng… .
Cây sanh này cao khoảng gần 2m, đặt trong chậu dài 1,5m. Thân cây chủ được ông Mười mua của một người dân sinh sống ở vùng Phát Diệm – Ninh Bình, có tuổi đời khoảng 300 năm.
Giá trị nhất của Tiên lão giáng trần nằm ở phần thân kỳ, quái của cây. Những khối, cục mốc trắng càng làm tăng thêm độ đẹp của cây mà không có công nghệ nào có thể làm ra được, chỉ có cây tuổi đời lâu năm mới có.
Giới chơi cây cảnh đều cho rằng, tác phẩm “Tiên lão giáng trần” xứng đáng với số tiền 16 tỷ đồng. Lý giải về điều này, nhiều người cho rằng tác phẩm cây cảnh nghệ thuật là đứa con tinh thần được kết tinh bao giá trị văn hóa, sáng tạo lao động, những trải nghiệm và thăng trầm mà không dễ gì một đời người có được.
Theo Dân Việt
Đại gia đất Tổ trả 7 tỷ đồng vẫn không mua nổi cây sanh, tại sao?
"Siêu cây" có tuổi đời khoảng 150 năm tuổi, vóc dáng vừa vững chãi vừa bay bổng.
Tác phẩm sanh cổ "Thụ lâm bồng thạch" thuộc sở hữu của ông Chu Mạnh Hùng (Phúc Thọ, Hà Nội). Ông Hùng là một nghệ nhân nổi tiếng trong giới chơi cây cảnh.
Vườn cảnh của ông Hùng có hàng trăm cây cảnh rất giá trị nhưng tác phẩm sanh cổ "Thụ lâm bồng thạch" được coi là "báu vật" trong vườn. Những cuộc triển lãm trong nước, ông Hùng đều mang tác phẩm tham dự với mong muốn giao lưu với anh em làm nghề cây cảnh khắp đất nước.
"Tôi mang đi triển lãm để giới thiệu tác phẩm quý chứ không có ý định bán. Rất nhiều người hỏi mua, trả giá cao tôi cũng lắc đầu bởi "Thụ lâm bồng thạch" đã trải qua kiếp phong trần "năm chìm bảy nổi" hết từ tay chủ này đến tay chủ khác vì những người từng sở hữu chắc chưa đủ duyên", chủ nhân cây sanh chia sẻ.
Theo ông Hùng, ông có duyên nên mới sở hữu được tác phẩm độc đáo này.
Ông Phan Văn Toàn (TP Việt Trì, Phú Thọ), người sở hữu vườn cây di sản duy nhất ở Việt Nam cho biết: "Tôi đã trả 7 tỷ đồng cho tác phẩm "Thụ lâm bồng thạch" của anh Hùng nhưng anh ấy không bán, tôi muốn sở hữu tác phẩm này để trong vườn nhà mình cho bộ sưu tập cây thêm phong phú, đa dạng".
Theo đó, cây sanh cổ có tuổi đời khoảng 150 năm, bề rộng của thân cây khoảng nửa mét, cao gần 2m, tán rộng 2m. Cây có nguồn gốc từ Sơn Tây.
Cây có 6 tay cành vươn khỏe khoắn ra xung quanh, cùng một ngọn cây vươn mạnh mẽ tạo quả phúc đầy đặn...
Ba cành buông từ thân theo chiều hướng xuống đất tạo cho cây có sự mềm mại và có điểm nhấn độc đáo.
Theo những người chơi cây cảnh, "Thụ lâm bồng thạch" là một cây cảnh dáng trực trượng phu, thể hiện cái mạnh mẽ, dứt khoát của bậc quân tử - nó có ý nghĩa là cây cổ thụ trong rừng bồng đá.
Sự "cổ lão phong sương" mang dấu ấn của năm tháng được thể hiện rất rõ qua màu vỏ mốc meo, thân u cục của cây sanh cổ này.
Bộ rễ xù xì biến dạng, lẫn vào đá.
Dường như tuổi tác đã làm cho gốc rễ, thân cành của cây chùn ngắn lại. Ngược lại, lớp vỏ cây sần sùi hơn và rêu phong cũng phủ kín hơn...
Tay cành, dăm chi gân guốc thể hiện sự phong trần...
Bông tán được làm theo lối tản vân, phân chia hợp lý để khoe được thân cây
Tác phẩm "Thụ lâm bồng thạch" vừa đoạt giải vàng tại Festival sản phẩm Nông nghiệp và làng nghề Hà Nội - lần thứ nhất 2019.
Theo Dân Việt
Cây sanh có thế lạ cực kỳ hiếm, đại gia trả 2,6 tỷ đồng không chịu bán Ba cây sanh có tuổi đời gần 100 năm dáng thế giống một bộ hạc đỉnh, từng nổi tiếng một thời ở đất Hà thành. Khu vườn rộng hơn 2000m2 của ông Nguyễn Trọng Thành (Yên Sở, Hoàng Mai) gồm hơn 200 cây cảnh nghệ thuật thuộc hàng quý hiếm ở Việt Nam. Ông từng khiến giới chơi cây phải kiềng nể khi...