Bầm da có thể là dấu hiệu của máu khó đông
Bầm da có thể chỉ là do chấn thương khi va chạm, nhưng có thể do xuất huyết hoặc dấu hiệu của bệnh máu khó đông…
Bầm da là những sang thương do xuất huyết có màu sắc thay đổi từ đỏ, tím, nâu sậm và nhạt màu dần theo thời gian xuất hiện trên da…
Bầm da do nhiều nguyên nhân, xảy ra sau nhiễm ký sinh trùng (giun lươn, sán chó, sán mèo), đôi khi có thể xảy ra do nguyên nhân thiếu vitamin C hoặc sử dụng thuốc có steroids kéo dài.
Video đang HOT
Xuất huyết giảm tiểu cầu hoặc liệt tiểu cầu cũng là nguyên nhân gây ra các vết bầm da. Rối loạn đông máu do bệnh máu khó đông (hemophilia), bệnh gan nặng, thiếu vitamin K.
Ngoài ra, một trẻ bình thường khi bị va chạm mạnh cũng bị bầm da, nhưng nếu bầm da xảy ra sau khi chấn thương va chạm dù ở mức độ nhẹ thì đó có thể là dấu hiệu kín đáo của bệnh máu khó đông.
Khi phát hiện trẻ bị bầm da nên đưa bé đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân. Cần nhớ kỹ tình huống xuất hiện các vết bầm xảy ra sau va chạm hay tự nhiên, thời điểm xuất hiện và các triệu chứng kèm theo như sốt, ho, sổ mũi, chảy máu mũi, chảy máu răng, nôn ra máu hoặc đi cầu phân đen.
Tùy theo những dấu hiệu lâm sàng và bệnh sử, bác sĩ có thể cho bé xét nghiệm để định bệnh. Nếu là nguyên nhân thành mạch do nhiễm ký sinh trùng, bé sẽ được cho thuốc điều trị giun sán và thuốc làm bền thành mạch cùng với chế độ ăn giàu vitamin C.
Còn các trường hợp bầm da do tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu, tùy theo trường hợp bé sẽ được điều trị đặc hiệu tùy theo nguyên nhân.
Theo ThS.Bs Nguyễn Minh Tuấn
Bee
15 dấu hiệu ung thư ở chị em
Các dấu hiệu bạn cần theo dõi đó là: sụt cân không lý do, đầy hơi, rong kinh, nuốt khó, chảy máu bất thường, ho kéo dài...
Một số phụ nữ luôn từ chối tầm soát và cố tình bỏ qua các triệu chứng của bệnh ung thư. Một số khác lại cho rằng ung thư là không thể chữa trị, nên không quan tâm nhiều đến việc tầm soát. Những phụ nữ trẻ tuổi hơn có xu hướng bỏ qua các triệu chứng có thể nghĩ tới ung thư. Họ quan niệm rằng ung thư là vấn đề của người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có quá nhiều người tuy trẻ nhưng vẫn bị ung thư.
1. Sụt cân không rõ lý do. Khi giảm khoảng 5 kg trong một tháng không rõ lý do thì cần đi kiểm tra tầm soát. Cần loại trừ tất cả các khả năng ung thư ở từng cơ quan một. Cần thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra tuyến giáp và đôi khi cần phải chụp CT scan kiểm tra nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau.
2. Đầy hơi. Đầy hơi có thể là chỉ điểm của bệnh ung thư buồng trứng. Các triệu chứng khác của ung thư buồng trứng còn bao gồm đau bụng, đau vùng chậu, cảm giác mau no - ngay cả khi không ăn nhiều - và các vấn đề về tiết niệu, như són tiểu chẳng hạn. Nếu đầy hơi xảy ra gần như mỗi ngày và kéo dài hơn một vài tuần nên tham khảo ngay ý kiến bác sĩ.
3. Biến đổi tuyến vú. Hầu hết phụ nữ đều có thể nhận biết được các u cục trong 2 vú của mình. Nhưng u cục không phải là triệu chứng duy nhất của ung thư. Da trên vú đỏ và dày lên có thể là chỉ điểm cho một thể ung thư vú xâm lấn. Nếu nhìn thấy sự thay đổi của núm vú hoặc nếu nhận thấy đầu vú có tiết dịch (nhưng không đang cho con bú), hãy đi khám bệnh ngay.
4. Rong kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt. Nếu giữa các chu kỳ kinh, đặc biệt là nếu bị xuất huyết thường xuyên thì nên đi kiểm tra vì đó có thể là triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung, xuất huyết tiêu hoá, và cũng có thể là triệu chứng của ung thư ruột. Ung thư nội mạc tử cung là một ung thư phổ biến trong sản khoa. Ít nhất 3/4 số bệnh nhân có xuất huyết âm đạo bất thường như là một dấu hiệu sớm.
5. Thay đổi của da. Hầu hết chúng ta đều có thể nhận biết bất kỳ thay đổi nào của nốt ruồi - đó chính là một dấu hiệu đặc thù của ung thư da. Nếu đột nhiên xuất huyết nhiều trên da hoặc da đóng vảy quá mức thì nên đi kiểm tra. Hầu hết các chuyên gia đều khuyên không nên để lâu hơn vài tuần.
6. Nuốt khó. Khó nuốt cũng có thể là dấu hiệu của một ung thư ở ống tiêu hoá.
7. Chảy máu ở những vị trí bất thường. Nếu thấy có máu trong nước tiểu hoặc phân có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng. Thấy máu trong bồn cầu, nếu người phụ nữ không đang có kinh thì nên kiểm tra để loại trừ ung thư bàng quang hoặc ung thư thận. Ho ra máu cũng nên được đánh giá cẩn thận. Chỉ với một lần chảy máu bất thường thì không thể xác định được bất cứ điều gì nhưng nếu xảy ra nhiều hơn một lần thì hãy đi khám bệnh.
8. Đau bụng lâm râm và trầm cảm. Bất kỳ phụ nữ nào có những cơn đau ở bụng và trầm cảm đều cần được kiểm tra. Một số nhà nghiên cứu đã tìm thấy có sự liên quan giữa trầm cảm và ung thư tuyến tuỵ nhưng đó là một mối liên quan chưa được hiểu biết rõ rệt.
9. Khó tiêu. Nếu khó tiêu mà không có lý do rõ ràng thì chính là dấu hiệu báo động. Đó có thể là một bằng chứng sớm của ung thư thực quản, dạ dày hoặc ung thư vùng hầu họng.
10. Thay đổi ở miệng. Những người hút thuốc nên được cảnh báo khi thấy bất kỳ mảng trắng nào bên trong miệng hoặc đốm trắng trên lưỡi. Cả hai điều đó có thể là chỉ điểm của một tình trạng tiền ung thư được gọi là bạch sản, có thể tiến triển thành ung thư miệng.
11. Đau. Đau đớn mơ hồ cũng có thể là triệu chứng sớm của một số bệnh ung thư, mặc dù các than phiền đau đớn nhất thường lại không phải do những ung thư khởi phát sớm. Khi đau kéo dài và không giải thích được thì nên đi kiểm tra thật kỹ lưỡng.
12. Thay đổi ở các hạch bạch huyết. Nếu thấy sưng hoặc có khối u ở các hạch bạch huyết dưới nách hay ở cổ - hoặc ở bất cứ nơi nào khác - cần phải chú ý cẩn thận. Nếu phát hiện một hạch bạch huyết lớn dần và kéo dài hơn một tháng nên đi khám bệnh.
13. Sốt. Sốt thường xảy ra sau khi ung thư đã lan từ vị trí gốc của nó nhưng sốt cũng có thể là chỉ điểm sớm của bệnh ung thư máu như bệnh bạch cầu hoặc lymphoma. Những dấu hiệu khác của ung thư có thể bao gồm vàng da hoặc thay đổi màu sắc của phân.
14. Mệt mỏi. Mệt mỏi là một triệu chứng mơ hồ có thể chỉ dẫn đến ung thư hoặc do một loạt vấn đề khác. Nó xảy ra khi ung thư đã tiến triển nhưng cũng có thể xuất hiện sớm hơn trong một số bệnh ung thư khác như bệnh bạch cầu, ung thư đại tràng hoặc dạ dày.
15. Ho kéo dài. Ho có thể do cảm lạnh, cúm, dị ứng và đôi khi là tác dụng phụ của thuốc. Nhưng khi ho kéo dài - ho lâu hơn ba hoặc bốn tuần - thì không nên bỏ qua. Bác sĩ cần hỏi bệnh sử cẩn thận, kiểm tra họng, kiểm tra chức năng hô hấp, chụp X-quang phổi, đặc biệt khi bệnh nhân là một người hút thuốc lá.
Theo Người lao động
Dấu hiệu nhận biết bạn đã nhiễm HIV/AIDS Sau một lần chót dại "yêu" không an toàn, bạn lo lắng về căn bệnh HIV/AIDS có thể rình rập? Chúng tôi khuyên bạn nên đi làm xét nghiệm, đồng thời có một vài dấu hiệu nhận biết sớm sau: HIV là một loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Khi xâm nhập vào cơ thể, nó phá huỷ hệ miễn...