Bali: Nơi nét đẹp thiên nhiên được trân trọng hơn mọi tham vọng tiền tài và của cải
Bất cứ ai đã từng đọc “Ăn, Cầu nguyện, Yêu” của nữ nhà văn Elizabeth Gilbert ắt hẳn sẽ thầm thương trộm nhớ Bali và mong ước được đặt chân đến miền đất xinh đẹp và bình yên ấy một lần trong đời.
Con người Bali – hơn tất cả những mỹ từ để mô tả họ – sống chậm rãi và trân trọng lòng biết ơn. Họ khiến những vị khách khi rời đi phải ngoái đầu vương vấn và con tim thì luôn dạt dào xúc cảm.
Nghi lễ tắm nước thánh ở đền Pura Tirta Empul, Bali.
Khi nhắc đến “đất nước vạn đảo” Indonesia, hầu như người ta nghĩ đến Bali, thay vì Jakarta – thủ đô của nó. Cái bóng của Bali quá lớn, vượt xa cả Lombok xinh đẹp và kiêu sa.
Bali không dừng lại ở cụm từ “thiên đường du lịch”, người ta tìm đến Bali như chuyến hành hương về miền đất của niềm tin, của văn hóa sống chậm và tìm thấy chính mình như chính Elizabeth đã “giác ngộ” cô là ai và tự chữa lành vết thương lòng vốn dĩ đã khắc sâu trong tâm khảm nữ nhà văn. Tôi đã “khăn gói” đến Bali với phong thái nhẹ nhàng, không mong đợi bất cứ điều gì ngoài việc tìm hiểu lối sống và tập tục của con người nơi đây.
Có đến 90% người Bali theo đạo Hindu, thật khác so với tổng thể người dân Indonesia – khi họ chủ yếu theo đạo Hồi. Ngôi nhà của dân địa phương Bali được xây như ngôi đền điển hình trong tôn giáo, tín ngưỡng của chính họ với cánh cổng đậm nét Hindu giáo được chạm trổ tỉ mỉ với vô vàn họa tiết tôn giáo, cổ xưa. Nếu lơ đễnh, du khách có thể bước nhầm vào nhà của người dân địa phương vì cấu trúc bên ngoài không khác gì một ngôi đền cổ kính.
Nếu lơ đễnh, du khách có thể bước nhầm vào nhà của người dân địa phương vì cấu trúc bên ngoài không khác gì một ngôi đền cổ kính.
Cách xây dựng nhà ở như đền ở Bali.
Ngày đầu tiên, tôi lưu trú ở một homestay của người dân địa phương. Như đự đoán, ngôi nhà rộng rãi với cảnh quan sân vườn tràn đầy sức sống của cỏ cây, hoa lá và nước… Đằng sau những bức tường gạch, tôi bất ngờ khi nhà ở và đền thờ đan xen nhau. Niềm tin của người Hindu vào tôn giáo của họ cực kỳ sâu sắc và mạnh mẽ.
Mỗi sáng sớm từ thuở tinh mơ, họ đã dâng lễ vật Canang Sari và thắp hương ở hầu như mọi vị trí của ngôi nhà: nào là đền thờ, xe hơi, xe máy, các cánh cổng ở những bức tường có chức năng chia cách không gian sống khác nhau… Họ cắm những bông hoa tươi lên tai của những bức tượng đá hình lợn – là con vật linh thiêng và đáng tôn thờ theo Hindu giáo. Canang Sari đựng trong những chiếc khau nhỏ xinh gồm hoa, bánh kẹo, hương… là biểu tượng của lòng biết ơn và lời nguyện cầu bình an gửi đến Thần Hindu – Ida Sang Hyang Widhi Wasa (vị thần tối thượng trong Hindu giáo ở đảo Bali).
Người phụ nữ dâng lễ vật Canang Sari và thắp hương.
Tác phong của người Bali “chậm mà chắc”, phần đẹp nhất trên gương mặt họ có lẽ là nụ cười và sự bình thản ở mọi khoảnh khắc trong ngày. Đặt vali xuống quầy tiếp tân, một bé gái trong gia đình chủ nhân nở nụ cười với ánh mắt sáng trong về phía tôi. Nét dung dị và bình yên trên gương mặt em có thể xóa tan mệt nhọc của bất cứ du khách nào vừa trải qua những giờ bay căng thẳng.
Người dân địa phương nơi đây chú trọng sự sạch sẽ và riêng tư ở mọi khoảnh khắc. Họ yêu không gian thoáng đãng và tự nhiên, họ cũng chuộng đồ gỗ, những vật liệu mộc mạc nhưng vẫn duy trì tối đa nét kiến trúc truyền thống trong cách xây dựng nhà cửa.
Video đang HOT
Họ yêu không gian thoáng đãng và tự nhiên, họ cũng chuộng đồ gỗ, những vật liệu mộc mạc nhưng vẫn duy trì tối đa nét kiến trúc truyền thống trong cách xây dựng nhà cửa.
Lễ cưới truyền thống của người Bali
Những em gái dễ mền ở Bali luôn tươi cười, nét mặt hiền lành.
Người ta nói rằng Bali là miền đất hứa của expats trên toàn thế giới. Từ sân bay quốc tế Ngurah Rai, Kuta, Canggu và Nusa Dua… là những vùng biển lân cận mà du khách thường ở lại khoảng từ một đến hai đêm trước khi ghé thăm Ubud – địa danh nổi tiếng xuất hiện trong cuốn sách “Ăn, Cầu nguyện, Yêu”.
Đi qua Canggu, người ta bắt gặp những đồng lúa xanh mướt triền miên, đây cũng là xứ sở của những lớp học yoga, thiền và là “quê thứ hai” của hàng nghìn expats trên thế giới. Vô số du khách ghé thăm Bali và trở lại. Tại sao như vậy? Có lẽ, Bali là xứ sở bình thản bậc nhất, nơi mà người dân địa phương không bị đồng hóa bởi những hào nhoáng và xô bồ mà bao vị khách phương xa đem tới. Chính người Bali đã “cảm hóa” tâm hồn vội vã và chật vật của những vị khách tứ phương, khiến họ sống chậm hơn, trân trọng lòng biết ơn nhiều hơn và quay về với chính thiên nhiên hoang dã.
Có lẽ, Bali là xứ sở bình thản bậc nhất, nơi mà người dân địa phương không bị đồng hóa bởi những hào nhoáng và xô bồ mà bao vị khách phương xa đem tới.
Từ bao lâu nay, người Bali theo đạo Hindu đã biết học yoga, nghiên cứu các bản kinh, nghệ thuật, khoa học và học cách sống giản dị, tỷ kỷ luật thanh đạm. Họ rèn giũa những câu nói chân thật, làm việc mà không quên tinh thần Dharma, phục vụ người cao tuổi, kính trọng mẹ cha, sư phụ và khách quý như kính trọng thần thánh. Tín ngưỡng của họ đẹp, trái ngược với lối sống “mê tín dị đoan” cần phải tẩy chay.
Người ta đến Bali và nhận mình là người Bali, vì họ đã trót yêu Bali và bị “cảm hóa” sâu sắc bởi văn hóa, tôn giáo nơi đây. “Thủ phủ của đền đài” này không giống bất cứ nơi đâu trên thế giới, vì nó chính là nguyên bản duy nhất của chính nó.
Tôi ấn tượng nhất với bữa ăn của người dân địa phương, mọi nét đẹp của con người Bali đều thể hiện tối đa trong khoảnh khắc ăn uống. Bất cứ ai đến Bali đều không thể bỏ qua Warung – là những quán ăn địa phương, được chế biến thanh đạm, mang bản sắc truyền thống của người Bali theo đạo Hindu.
6 giờ chiều hôm ấy, tôi lái chiếc xe tay ga được thuê với giá khoảng 85.000 đồng đến quán Sun Sun Warung tại Ubud. Đi qua cánh cổng Hindu điển hình, tôi bước vào phía trong khoảng hơn 20m thì thấy không gian ăn uống theo phong ngồi bệt trên các thảm vải với chiếc bàn gỗ đỏ con con ở giữa. Sun Sun Warung có 7 bàn ăn, thì lúc tôi đến, chỉ còn một bàn trống. Theo truyền thống ăn uống của người Bali thì “không có gì phải vội”.
Sun Sun Warung có 7 bàn ăn, thì lúc tôi đến, chỉ còn một bàn trống. Theo truyền thống ăn uống của người Bali thì “không có gì phải vội”.
Thay vì dùng chén sứ, người Bali dùng chén và thìa gỗ trong mỗi bữa ăn. Họ hạn chế dùng ống hút nhựa.
Trong tiếng nhạc thư thái đong đưa như tiếng hát trong trẻo và yên ả buổi chiều tà, phải 10 phút sau khi tôi ngồi xuống, chủ nhà mới gửi tôi menu, đầu cúi thấp chào trong bộ quần áo truyền thống đặc trưng. Và phải đến 20 phút sau, món ăn mới được bày lên bàn. Nhưng, sự chờ đợi ấy là hoàn toàn xứng đáng. Món ăn được đặt trong những “chén” lá chuối tươi, được gấp lại thấu đáo và tỉ mỉ bằng những que tăm.
Tất cả nguyên liệu chế biến đều do người dân địa phương trồng và thu hoạch. Họ cũng hạn chế hoặc bỏ dùng ống hút nhựa, để thay vào đó là ống hút tre, ống hút i-nốc… Người dân địa phương nơi đây đã dạy cho tôi bài học về lòng biết ơn với món ăn, và cách ăn chậm rãi và bình tĩnh trong những bữa cơm khác nhau.
Lễ hội Galungan ở Bali.
Người dân Bali vừa làm du lịch, vừa làm nông dân suốt cuộc đời mình.
Người dân Bali vừa làm du lịch, vừa làm nông suốt cuộc đời mình. Quãng đường từ Ubud trở về chùa Tanah Lot, tôi quan sát thấy những cánh đồng lúa vàng trải dài miên man, đan xen những rặng dừa và nhà ở ở phía xa xa. Những cánh đồng ruộng bậc thang xếp tầng xếp lớp, biến Bali thành bức tranh đời sống bình yên bậc nhất mà tôi từng biết đến. Chặng hành trình dài hơn 30km, tài xế không một lần bấm còi, họ lái xe tập trung và thi thoảng, lịch thiệp trò chuyện với khách để đôi bên có sự tương tác cho bớt buồn và trống vắng.
Sự xô bồ rồi cuối cùng sẽ khiến con người ta trở nên mệt mỏi và quên lãng đi khát vọng sâu thẳm trong tiềm thức của chính họ. Nhưng, ở Bali, mọi giấc mơ đều được nảy nở và trở về, một lần nữa. Ở xứ sở mà người ta coi trọng việc dựng xây nét đẹp thiên nhiên nhiều hơn tham vọng tiền tài và của cải thì đó là “trải nghiệm xa xỉ” của ta tại chính vùng đất mà ta đang sống.
Tìm bình yên trong ngôi nhà tre ẩn mình giữa núi rừng Bali
Viết cho Tạp chí Du lịch TP.HCM từ Indonesia, anh Fajar Kurniawan đã kể về chuyến hành trình trở về với thiên nhiên của mình hai tháng trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Hideout Bali - ngôi nhà tre độc đáo là điểm đến lý tưởng cho những ai ngán ngẩm sự vội vã của thành thị xa hoa
Đó là 08 giờ 40 phút sáng tại Sân bay Ngurah Rai (Bali, Indonesia). Từ Jakarta, tôi chọn chuyến bay khởi hành sớm nhất để có thể tận hưởng bầu không khí Bali vào sáng sớm. Ngay khi đặt chân xuống sân bay, du khách sẽ cảm nhận được hương nước hoa độc đáo tỏa ra từ những lễ vật len lỏi vào khứu giác - tinh túy làm nên bản sắc riêng của xứ sở này. Đây cũng là chuyến hành trình cuối cùng của tôi hai tháng trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Tiến thẳng tới điểm đến chính nằm ở phía Đông Bali sau 2 tiếng đồng hồ lái xe, nơi tôi dừng chân là Hideout - một ngôi nhà có kiến trúc bằng tre hoàn toàn. Có lẽ nhờ tọa lạc khá xa thủ phủ Denpasar nên nơi này thường được du khách lựa chọn để hưởng yên tĩnh, sống thanh bình giữa muôn ngàn thiên nhiên tươi đẹp.
Trên cung đường di chuyển tới đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng không ít các địa điểm du lịch thú vị. Tôi đã dành thời gian để tham quan vài nơi như Padang Bunga Kasna hay thường được gọi là Edelweiss Bali, Công viên Gemitir trải dài trên sườn Núi Agung và Kintamani.
Trên cung đường di chuyển tới đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng không ít các địa điểm du lịch thú vị.
Sau khi đến nơi, tôi được một vị quản gia thân tình tiếp đón và hướng dẫn thực hiện các thủ tục lưu trú. Và rồi một nhân viên hành lý dẫn tôi dạo quanh nơi ở. Trong khu được gọi là biệt thự này có các căn hộ tách rời được thiết kế hoàn toàn từ tre với đa dạng kiểu dáng và kích thước. Có những không gian chỉ dành cho 1 hay 2 người ở, có những không gian với sức chứa cho cả gia đình từ 4-6 người. Với vị trí khá xa nhau giữa các căn nhà, du khách có thể yên tâm trải nghiệm sự riêng tư mà không hề bị ảnh hưởng bởi bất kỳ ai khác.
Chúng tôi men theo một lối đi nhỏ giữa những vườn trồng cây cảnh khá rậm rạp. Mỗi 10 mét, tôi lại bắt gặp những ngã tư và vài tấm biển chỉ dẫn đến nơi ở khác cùng khu. Thi thoảng một vài chú chó sẽ xuất hiện và phát ra tiếng sủa "chào đón" những vị khách lạ mặt. Một lời khuyên là hãy cẩn thận khi gặp những người bạn này, nhưng đừng quá lo lắng bởi chỉ sau một vài lần tiếp xúc là chúng sẽ trở nên thật thân thiện và mến khách.
Sau vài phút tản bộ, chúng tôi đến một cánh cổng nhỏ với cái tên "Hideout Bali". Khi đứng đây tôi có thể loáng thoáng nghe đâu đó tiếng dòng suối chảy róc rách. Phía sau cánh cổng sẽ là chiếc cầu thang dẫn lối xuống ngôi nhà tre mái lá hình tam giác xinh xắn ven sông, bao quanh là cỏ cây trù phú và ruộng lúa bên kia bờ.
Tuy có kết cấu hai tầng nhưng diện tích của căn nhà dường như không quá lớn. Phía trước của tầng một được trang bị sẵn ghế bành, võng và ghế sofa làm bằng tre, phần giữa là một khu bếp hoàn thiện với đầy đủ bếp nấu ăn, tủ lạnh và bồn rửa. Cuối cùng, phần phía sau của ngôi nhà là một phòng tắm bán thiên khá độc lạ.
Tuy được đặt ở phía bên ngoài nhưng nhờ được bao bọc bởi tre đan và cây cối xum xuê, phòng tắm vẫn được đánh giá là công trình hài hoà với tổng thể kiến trúc. Tầng hai là không gian đặc biệt với duy nhất một phòng ngủ có mái hình tam giác. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm cánh đồng lúa và dòng sông trong vắt chảy với khung cảnh tuyệt đẹp tựa bên ngôi nhà.
Cửa sổ với những tấm kính hình tam giác đặc biệt. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt, ngắm nhìn cảnh vật xung quanh và thả hồn cùng thiên nhiên tươi đẹp
Ngả lưng xuống chiếc nệm tre độc đáo, tôi chăm chú ngắm nhìn trần nhà được sắp xếp từ những thanh tre một cách chỉn chu và hoàn hảo, đâu đó vẫn nghe tiếng suối chảy và tiếng chim nhảy nhót trên những tán cây. Cửa sổ cũng được cấu tạo thật đặc biệt với những tấm kính hình tam giác nhỏ được ghép vào nhau để che phủ toàn bộ khung tam giác lớn của phần mái nhà.
Mái nhà là một khung tam giác lớn gồm nhiều cửa sổ hình tam giác ghép lại với nhau
Cách mà nơi đây tương tác với du khách dừng chân cũng cực kỳ thú vị. Bạn sẽ được trang bị một chiếc điện thoại di động cũ thay vì sử dụng máy bàn để liên lạc khi cần hỗ trợ về các dịch vụ như đồ ăn/thức uống, mát-xa, trị liệu, đi bộ đường dài đến các điểm du lịch hay quà lưu niệm. Ở nơi xa xăm và hẻo lánh như vậy, hẳn nhiên là khách du lịch sẽ không mong muốn bất kỳ sự kết nối nào giữa đôi bên bằng chiếc điện thoại bàn rồi đúng không?
Có lẽ không chỉ riêng tôi mà những tín đồ mê xê dịch khác từ Châu Âu hay Mỹ cũng "phải lòng" những hành trình trở về với thiên nhiên như vậy. Sẽ chẳng có gì khó hiểu khi nói rằng đây là một lối thoát tuyệt vời cho những ai đã ngán ngẩm sự vội vã của thành thị xa hoa, khao khát đắm chìm vào vẻ đẹp của tạo hóa và sự an nhiên, tĩnh tại của hương đồng gió nội. Sắc thái ngôi nhà tre mang lại dường như còn điểm xuyết thêm cho vẻ tự nhiên vốn có nơi này.
Không gian an yên, tĩnh tại ở Hideout Bali là lối thoát tuyệt vời cho những ai muốn tránh xa ồn ào, náo nhiệt của đô thị
Khi màn đêm buông xuống, bạn sẽ được chìm đắm trong không gian tĩnh mịch đến tận cùng, dường như xung quanh sẽ chẳng có tia sáng nào khác ngoài ánh đèn biệt thự, vài ngọn đèn nhỏ ở lối đi bộ ngoài kia và những ánh sao. Bạn cũng có thể ngắm nhìn những tia sáng ấm áp tỏa ra từ những căn biệt thự khác.
Sớm mai thức dậy, tôi như thấy như một nguồn năng lượng dồi dào hơn bao giờ hết chạy dọc trong cơ thể. Tư duy nhạy bén, sức mạnh bền bỉ và tâm trạng tích cực hơn chính là kết quả của sự giao hòa với thiên nhiên. Đó thực sự là một hành trình tuyệt diệu để con người tái sinh và sẵn sàng quay trở về "chiến đấu" với guồng quay của sống thường nhật.
Mong rằng đại dịch sẽ sớm qua để những đôi chân không mỏi của chúng ta lại được băng qua những hành trình như thế và tuyệt vời hơn thế!
Khám phá kỳ quan dưới đại dương Great Blue Hole trên vùng biển Caribe Great Blue Hole một hố sụt khổng lồ dưới nước được bao quanh bởi một vòng san hô trong vùng nước nông lấp lánh của đảo san hô Lighthouse Reef. Biển Caribe - một trong những đại dương quyến rũ và hấp dẫn nhất trên thế giới là nơi có Great Blue Hole , còn được gọi là Hố xanh vĩ đại. Great...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

3 địa điểm cắm trại ở ngoại thành Hà Nội dịp 30/4, vừa gần vừa vui

Bên trong di tích hầm tránh bom tại khách sạn sang bậc nhất Hà Nội

Dạo bước khám phá Strasbourg mùa Xuân

Xây dựng điểm đến xanh - du lịch Quảng Nam 'hút' khách

Biển Sầm Sơn đông khách dù chưa có nắng nóng

Phú Yên rộng cửa chào đón du khách

Những điểm du lịch hút khách khi đến Cao Bằng dịp 30/4 - 1/5

Lễ khai mạc Du lịch biển đảo Cô Tô năm 2025

12 điểm dừng chân sáng giá dẫn đầu xu hướng 'du lịch có trách nhiệm' năm 2025

Delight Park Đà Lạt: Không gian trải nghiệm độc đáo tại Thành phố ngàn hoa

'Vương quốc hang động' sẵn sàng đón khách du lịch mùa cao điểm

Thành phố hoa hồng của Saudi Arabia làm đắm say du khách
Có thể bạn quan tâm

Ukraine được đảm bảo "lằn ranh đỏ" trong thỏa thuận đất hiếm với Mỹ
Thế giới
10:07:23 28/04/2025
'Siêu thực phẩm' được ví là kim cương đen cực tốt cho sức khỏe
Sức khỏe
10:04:57 28/04/2025
Chính phủ đề xuất bán phương tiện vi phạm hành chính, tiền trả cho dân
Pháp luật
10:04:15 28/04/2025
DJ Mie diện áo dài khoét vai mừng đại lễ
Netizen
10:00:17 28/04/2025
Vương Nhất Bác gây tranh cãi trên mạng xã hội Trung Quốc
Sao châu á
09:53:37 28/04/2025
Hà Nội: 3 người tử vong trong vụ cháy nhà tại ngõ nhỏ phố Định Công Hạ
Tin nổi bật
09:47:04 28/04/2025
Điểm danh các loại trà là 'cứu tinh' của làn da
Làm đẹp
09:00:29 28/04/2025
Mua trọn gói combo bom tấn với khuyến mãi khủng, game thủ tiết kiệm được hơn 4 triệu
Mọt game
08:16:41 28/04/2025
"Cha đẻ" ca khúc Viết Tiếp Câu Chuyện Hoà Bình: Tưởng khó thành hit ai ngờ lan toả quốc dân, không xếp hạng bản thân với Trịnh Công Sơn
Nhạc việt
08:07:12 28/04/2025
Dấu chấm hết của 1 siêu sao: Sự nghiệp lụi tàn vì bị lộ nguyên vòng 1, visual hiện tại biến dạng nhận không ra
Nhạc quốc tế
08:04:03 28/04/2025