Bài toán nan giải, giáo viên chỉ được đào tạo ‘đơn môn’ làm sao dạy tốt ‘đa môn’

Theo dõi VGT trên

Trong một vài năm học tới đây, giải bài toán giáo viên ở các môn học mới chưa có giải pháp nào là tối ưu.

Năm học 2021-2022 vừa qua, khi ngành Giáo dục thực hiện giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông ở lớp 6 thì gần như các địa phương chưa có giáo viên dạy các môn tích hợp ở cấp trung học cơ sở.

Chính vì thế, đa số các trường phải bố trí giáo viên phân môn nào thì dạy phân môn đó nên dẫn đến tình trạng 1 môn học nhưng có tới 2-3 giáo viên cùng giảng dạy.

Năm học 20202-2023 đã cận kề, các lớp 3, 7, 10 sẽ dạy chương trình mới và bài toán nhân sự đối với những môn học mới như: Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý (lớp 7) và môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục địa phương (lớp 10) vẫn là thách thức lớn đối với gần hết các nhà trường trên cả nước.

Chưa có giáo viên cũng đồng nghĩa một số môn học mới ở các cấp học chưa được triển khai, hoặc giáo viên phải dạy trái chuyên ngành khiến cho hiệu quả giảng dạy và học tập không đạt được như mục tiêu mà chương trình 2018 đã đề ra. Đây là khó khăn chung của các địa phương trên cả nước.

Bài toán nan giải, giáo viên chỉ được đào tạo đơn môn làm sao dạy tốt đa môn - Hình 1

Ảnh minh họa: giaoduc.net.vn

Loay hoay bố trí giáo viên dạy các môn học mới

Thực tế, trong năm học 2021-2022 vừa qua, khi ngành giáo dục thực hiện chương trình mới ở lớp 6 thì chỉ một số địa phương là có giáo viên dạy 2 môn tích hợp ở cấp học này.

Chính vì thế, các địa phương khác rất khó khăn trong việc sắp xếp, phân công giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên, cùng với môn Lịch sử và Địa lý bởi nguồn lực hiện tại không thể đáp ứng được yêu cầu của môn học.

Bởi lẽ, trong khi chương trình chủ trương tích hợp các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học hiện tại thành môn Khoa học tự nhiên và môn học Lịch sử, Địa lý thành môn Lịch sử và Địa lý vào một môn học, một cuốn sách giáo khoa.

Điều này cũng đồng nghĩa dù dạy 2-3 phân môn nhưng các đầu mối điểm số thường xuyên, định kỳ vẫn quy về một mối để tính điểm trung bình môn cho học trò.

Đáng lẽ ra, một môn học chỉ một giáo viên giảng dạy nhưng năm học vừa qua thì phần lớn các trường trung học cơ sở trên cả nước vẫn phải xếp phân môn của ai người đó dạy.

Chính vì thế, dù chỉ là 1 môn học ở nhà trường nhưng học sinh phải học với 2-3 thầy cô, học sinh phải có 2-3 cuốn vở để ghi bài cho 1 môn học tích hợp.

Ngay cả chỉ đạo của Bộ trong hành Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH cũng chỉ hướng dẫn một cách miễn cưỡng rằng: ” Căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các nội dung của chương trình phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên“.

Video đang HOT

Để chuẩn bị cho năm học 2022-2023 tới đây đối với lớp 7, Bộ đã ban hành Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH và hướng dẫn: ” Căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các chủ đề phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên. Nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học các chủ đề hoặc toàn bộ chương trình môn học“.

Thế nhưng giáo viên chỉ được đào tạo “đơn môn” nên làm thế nào để họ có thể dạy “đa môn”? Vì thế, cho dù nhà trường có phân công thì họ cũng chỉ dạy trong khả năng của mình mà thôi.

Bởi thực tế, Quyết định 2454/QĐ-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên và Quyết định 2455/QĐ-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Lịch sử và Địa lý ở cấp Trung học cơ sở dù Bộ đã ban hành từ tháng 7/2021 nhưng đến nay, giáo viên các môn học này ở nhiều trường vẫn chưa được đưa đi bồi dưỡng vì nhiều lý do khác nhau.

Đối với môn Âm nhạc và Mĩ thuật ở cấp trung học phổ thông vẫn là nỗi lo canh cánh của các nhà trường vì gần như các địa phương đang thiếu giáo viên nghệ thuật. Việc thiếu giáo viên 2 môn học này tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai chương trình mới ở lớp 10 trong năm học tới đây.

Bởi vì môn Âm nhạc, Mĩ thuật không chỉ nằm ở nhóm môn học lựa và chuyên đề học tập mà 2 môn học này còn là phân môn bắt buộc trong Nội dung giáo dục địa phương.

Chính vì thế, khi chưa có giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật cũng đồng nghĩa các trường không thể triển khai 2 môn học lựa chọn này và dĩ nhiên Nội dung giáo dục địa phương (có 6 phân môn: Âm nhạc, Mĩ thuật, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) cũng phải bỏ ngỏ 2 phân môn này.

Có lẽ hiểu được những khó khăn ở các nhà trường nên trong Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với môn Nghệ thuật thì Bộ đã chỉ đạo như sau: “Đối với các môn học có nội dung lựa chọn (Công nghệ, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mĩ thuật) nhà trường xây dựng các phương án phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học để học sinh lựa chọn.

Trường hợp đặc biệt, học sinh có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập, hiệu trưởng xem xét quyết định và báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo”.

Thế nhưng, dù trường có báo cáo với Sở Giáo dục và Đào tạo thì Sở cũng khó có cách giải quyết đối với các môn học nghệ thuật. Bởi, giáo viên các môn học này đang thiếu đối với tất cả các địa phương chứ đâu phải riêng tỉnh, thành nào. Nguồn tuyển không có làm sao có phương án khả thi trong bối cảnh năm học mới chỉ còn hơn 1 tháng nữa.

Những giải pháp mang tính tạm thời

Trong một vài năm học tới đây, giải bài toán giáo viên ở các môn học mới không có giải pháp nào là tối ưu, là căn cơ cả mà các giải pháp cũng chỉ mang tính cách tạm thời mà thôi nhưng trong bối cảnh như hiện nay thì ngành giáo dục phải tính đến kế hoạch ngắn hạn trước.

Đối với 2 môn học tích hợp trước mắt vẫn phải phân công phân môn của giáo viên nào thì giáo viên đó dạy chứ một giáo viên chưa thể dạy được 2-3 môn như kế hoạch chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tuy nhiên, có một lợi thế là các trường đã có nguồn lực có sẵn, vì thế, các địa phương cần nhanh chóng tham mưu để tìm nguồn kinh phí đưa giáo viên đi bồi dưỡng chuyên môn theo hướng dẫn của Quyết định 2454/QĐ-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên và Quyết định 2455/QĐ-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Lịch sử và Địa lý càng sớm càng tốt.

Nếu càng chậm trễ, càng gây thiệt thòi cho học sinh và khó khăn cho các nhà trường trong việc phân công giáo viên giảng dạy, sắp xếp thời khóa biểu hàng tuần và việc tổ chức kiểm tra định kỳ, vào điểm, nhận xét phẩm chất, năng lực của học trò đối với các môn tích hợp.

Bên cạnh đó, các tổ chuyên môn đang đứng riêng cũng cần có chủ trương sáp nhập lại với nhau để các môn học Lý, Hóa, Sinh hiện nay sẽ cùng là một tổ chuyên môn, các môn học Lịch sử và Địa lý cũng vậy. Việc cùng một tổ chuyên môn sẽ giúp cho các giáo viên dạy các phân môn có điều kiện thảo luận, tháo gỡ khó khăn trong những buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng.

Đối với các môn Âm nhạc và Mĩ thuật ở cấp trung học phổ thông phải khẳng định là một vài năm tới đây sẽ rất khó tuyển đủ giáo viên vì nó liên quan đến việc phân bổ biên chế cho các nhà trường.

Bên cạnh đó, rất ít người được đào tạo chuyên về sư phạm ở các môn học này nên chưa thể đáp ứng được nguồn nhân lực.

Chính vì thế, giải pháp tình huống là điều động giáo viên Mĩ thuật, Âm nhạc ở cấp tiểu học và trung học cơ sở lên dạy liên trường lân cận theo định mức giảng dạy. Việc điều động giáo viên Mĩ thuật, Âm nhạc ở cấp tiểu học, trung học cơ sở lên dạy trung học phổ thông không khó, nằm trong khả năng của các sở giáo dục.

Hơn nữa, theo Điều 72 của Luật Giáo dục năm 2019 thì chuẩn trình độ giáo viên của cả 3 cấp học này là đại học sư phạm hoặc cử nhân có chuyên ngành tương đương nên không lo chuẩn trình độ.

Trong điều kiện khó khăn như hiện nay, nếu các địa phương linh hoạt, chủ động trong tham mưu, đề xuất thì bài toán nhân lực đối với những môn học tích hợp ở cấp trung học cơ sở và giáo viên nghệ thuật ở cấp trung học phổ thông sẽ được giải quyết ổn thỏa trong những năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tài liệu tham khảo:

https://luatvietnam.vn/giao-duc/cong-van-1496-bgddt-gdtrh-bo-giao-duc-va-dao-tao-220269-d6.html

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Hà Nội: Các trường THPT đã chuẩn bị gì cho việc dạy chương trình mới?

Mặc dù đã có thời gian dài nghiên cứu, chuẩn bị nhưng khi triển khai Chương trình GDPT 2018, các trường vẫn phải loay hoay tự tìm phương pháp cho mình.

Hà Nội: Các trường THPT đã chuẩn bị gì cho việc dạy chương trình mới? - Hình 1

Chỉ còn ít ngày nữa năm học 2022-2023 sẽ chính thức bắt đầu, chưa kịp mừng khi kết thúc thời gian dài giảng dạy trực tuyến, các trường đã phải nhanh chóng bắt tay vào triển khai Chương trình GDPT mới cho năm học này.

Ở khối THPT, thời điểm hiện tại, học sinh đầu cấp đang gấp rút hoàn tất các công đoạn lựa chọn môn học bắt buộc và môn học tự chọn. Phía nhà trường ngoài việc định hướng cho học sinh, cũng phải tiến hành tập huấn, xây dựng bài giảng đáp ứng yêu cầu của chương trình mới.

Các em học sinh khối 10 năm nay được lựa chọn 4 môn học trong 9 môn học gồm Địa lý; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lý; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mỹ thuật. Lựa chọn môn học như thế nào cho phù hợp là điều phụ huynh, học sinh quan tâm.

Hà Nội: Các trường THPT đã chuẩn bị gì cho việc dạy chương trình mới? - Hình 2

Khó khăn trong xây dựng tổ hợp môn.

Trao đổi với Người Đưa tin, ông Nguyễn Văn Dũng, Hiệu trưởng trường THPT Hoài Đức A, Hoài Đức cho biết: "Trên cơ sở nguyện vọng của học sinh và tổ hợp của nhà trường đưa ra đến thời điểm hiện tại chúng tôi cơ bản đã sắp xếp xong từng môn lựa chọn và bắt buộc".

Để đảm bảo nhân sự, điều kiện giảng dạy, nhà trường vẫn xây dựng những tổ hợp dựa trên việc phân ban các khối tự nhiên và xã hội như chương trình cũ. Tuy nhiên, khi thực hiện cũng gặp khó khăn trong việc bố trí giáo viên, và chỉ có thể cố gắng điều tiết để đảm bảo phù hợp.

Về việc thực hiện giảng dạy đối với lớp 10 năm nay, ông Dũng chia sẻ: "Trên cơ sở tập huấn nội dung sách giáo khoa, tập huấn của Sở GD&ĐT, chúng tôi tập trung chủ yếu tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi nhiều trong tổ chức dạy học và mục đích đào tạo, riêng về kiến thức cơ bản không thay đổi gì nhiều".

Để mang lại kết quả, thầy Dũng cũng cho rằng cần thực hiện phương pháp giảng dạy phù hợp với chương trình mới, thích hợp với từng môn, từng bài và cần đảm bảo tính chủ động của học sinh.

Tự tìm phương án cho mình

Ở chiều ngược lại năm học này nhiều trường vẫn gặp khó khăn trong việc chọn tổ hợp, xếp lớp cho học sinh. Có điểm đầu vào ở mức thấp, một số tổ hợp không đủ lượng học sinh đăng ký, trường THPT Minh Khai, Quốc Oai đã phải có những tính toán để phù hợp với thực tế.

Bà Trần Thị Thủy, Hiệu trưởng trường THPT Minh Khai, Quốc Oai chia sẻ: "Ngay sau khi có những thay đổi về môn Lịch sử, nhà trường cũng đã nhanh chóng triển khai việc xây dựng tổ hợp môn.

Tuy nhiên, trường chúng tôi khác với các trường điểm trúng tuyển cao, việc cho học sinh đăng ký theo khối dự thi đại học không thành công vì có những khối chỉ được 5 hoặc 25 em đăng ký như vậy không đủ để xếp lớp".

Phía nhà trường đã phải quay về với cách chia cũ, định hướng theo hai ban Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội, "Chưa biết sau 3 năm các con sẽ thi tốt nghiệp như thế nào, chúng tôi phải định hướng theo chương trình cũ, các lớp theo ban tự nhiên sẽ gồm những môn Lý, Hóa, Sinh; khối xã hội gồm Sử, Địa, GDCD. Đây sẽ là những môn cơ bản để phù hợp thi tốt nghiệp sau này của học sinh", bà Thủy bày tỏ.

Nhưng giải pháp này cũng dẫn đến việc học sinh sẽ học lệch, chuyên về một khối, các khối A, khối B sẽ rất ít học sinh và đa phần các em đều theo ban xã hội.

Hà Nội: Các trường THPT đã chuẩn bị gì cho việc dạy chương trình mới? - Hình 3

Cần có những tính toán kỹ lưỡng trong triển khai Chương trình GDPT 2018.

Song song với lựa chọn tổ hợp, để đảm bảo công tác giảng dạy cho năm học mới, nhà trường cũng đã tiến hành công tác tập huấn, xây dựng kế hoạch bài giảng, làm bài giảng mẫu theo tổ nhóm.

Chia sẻ thêm về nhân sự, bà Thủy bày tỏ: "Hiện tại còn lớp 11, 12 theo chương trình cũ vì vậy vẫn chưa quá xáo trộn về mặt bằng nhân sự, không thừa thiếu cục bộ, những môn thừa giáo viên sẽ được xếp sang giải dạy môn trải nghiệm hoặc Giáo dục địa phương".

Trước những thay đổi của chương trình lớp 10 năm nay, các trường cần có những lưu ý gì trong phương pháp giảng dạy và thực hiện, chia sẻ với Người Đưa tin, ông Hà Xuân Nhâm, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết:

"Để đảm bảo hiệu quả thực hiện Chương trình GDPT 2018, các trường cần hiểu rõ nội dung Thông tư 32 của Bộ GD&ĐT và các văn bản hướng dẫn sửa đổi để xây dựng kế hoạch giáo dục cho năm học mới.

Ngoài ra phải đổi mới kiểm tra, đ.ánh giá, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực để thực hiện kế hoạch giáo dục, ưu tiên tối đa cho khối lớp 10".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mẹ Kasim Hoàng Vũ cầu cứu Trizzie Phương Trinh: "Em giúp dùm chị... chị cần Kasim, chị có mỗi mình nó"
15:12:31 18/09/2024
Cặp đôi nổi tiếng thông báo có con thứ 3 sau nhiều lần nghi vấn trục trặc hôn nhân
12:19:52 18/09/2024
Minh Triệu tỏ thái độ khi bị nói lợi dụng mối quan hệ với Kỳ Duyên
14:41:56 18/09/2024
Sau nhiều năm, độc giả đồng loạt khẳng định: Nobia bị suốt ngày bị 0 điểm, nhưng thực chất là thiên tài ẩn dật vì 2 chi tiết này!
12:17:50 18/09/2024
Bộ trang sức gần 10 tỉ đồng của Thanh Hằng
14:06:32 18/09/2024
CĂNG: Nam rapper Vbiz chia tay bạn gái sau khi có quan hệ ngoài luồng với TikToker
14:16:16 18/09/2024
Vợ chồng chi hơn 3 tỷ mua nhà 9m2, phải rửa bát trong toilet: Tưởng bị lừa, hoá ra là kẻ thức thời
13:37:31 18/09/2024
Phụ nữ chăm chỉ uống nước chanh sức khỏe và nhan sắc có thay đổi gì?
14:25:28 18/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sao Kpop 18/9: Cụ bà 81 t.uổi thi Hoa hậu Hoàn vũ Hàn Quốc

Sao châu á

16:59:52 18/09/2024
Thí sinh 81 t.uổi nhận được nhiều sự chú ý khi lọt top 32 cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Hàn Quốc, Kim Woo Bin từng bị chấn đoán chỉ sống được 6 tháng vì mắc bệnh ung thư.

"Đi giữa trời rực rỡ" đang mất dần sức hút, khán giả chê nhiều hơn khen

Hậu trường phim

16:55:23 18/09/2024
Trên các diễn đàn phim ảnh, bên dưới những video trích đoạn phim Đi giữa trời rực rỡ , không ít khán giả bình luận phim ngày càng nhạt nhẽo, gây ức chế với mối quan hệ của các nhân vật.

Puka hớ miệng xác nhận đang mang thai?

Sao việt

16:52:04 18/09/2024
Chỉ 1 câu nói của Puka trên livestream của Gin Tuấn Kiệt, cư dân mạng càng thêm nghi vấn gia đình nhỏ đã có tin vui.

Xử lý thực phẩm trong tủ lạnh mất điện ở vùng lũ thế nào?

Sức khỏe

16:50:02 18/09/2024
Sau đó, các thực phẩm hỏng phải được bỏ đi. Mặc dù những thức ăn này không phát ra mùi hôi nhưng vẫn có thể chứa vi khuẩn mang bệnh, đặc biệt đối với những người có hệ miễn dịch yếu như t.rẻ e.m, phụ nữ mang thai và người cao t.uổi.

Cẩm nang du lịch Hà Tiên từ A đến Z

Du lịch

16:48:42 18/09/2024
Hà Tiên là thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch Giá 88km. Nơi đây có đường biên giới dài gần 14km với Campuchia và đường bờ biển dài 26 km ven vịnh Thái Lan. Du lịch Hà Tiên, bạn sẽ được khám phá thiên nhiên đa dạng.

TP.HCM: Triệt phá băng trộm xe máy chuyên nghiệp

Pháp luật

16:42:17 18/09/2024
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.1 (TP.HCM) vừa triệt phá băng nhóm trộm cắp xe máy chuyên nghiệp trên địa bàn.

Bình Phước: Mưa lớn, xuất hiện nhiều điểm ngập và sạt lở nghiêm trọng

Tin nổi bật

16:39:55 18/09/2024
Ngày 18.9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Bình Phước cho biết, do mưa lớn trong 2 ngày qua (ngày 17 và rạng sáng 18.9), trên địa bàn H.Bù Gia Mập và H.Bù Đăng đã xuất hiện nhiều khu vực bị ngập cục bộ.

Cảm nhận chi tiết về Bomber VNG - sự tái sinh hoàn hảo của một trong những IP game hấp dẫn nhất

Mọt game

15:55:43 18/09/2024
Mới đây, nhà phát hành VNGGames đã tiếp tục khiến làng game Việt phải đứng ngồi không yên khi ra mắt Bomber VNG - sự tái sinh hoàn hảo của IP Bom huyền thoại.

Mỹ nữ tỉ view của YouTube Việt: U35 mà visual như n.ữ s.inh, body đẹp nhưng thích mặc kín

Netizen

15:53:45 18/09/2024
Ribisachi (tên thật là Thủy Nguyễn) được biết đến là một trong những thành viên sáng lập nhóm hài tỉ view FAPTV. Từ những ngày đầu xuất hiện, cô nàng đã gây ấn tượng mạnh với cộng đồng mạng nhờ ngoại hình sáng, cực xinh xắn

Nữ game thủ "đốn tim" fan nam nhờ màn cosplay Seraphine cực cuốn

Cosplay

15:35:56 18/09/2024
Màn cosplay Seraphine của cô nàng game thủ này chỉ cần thần thái và gương mặt xinh đẹp cũng đã đủ sức khiến người xem phải xiêu lòng.

Kế hoạch của chấm dứt xung đột Nga - Ukraine của ông Trump liệu có khả thi?

Thế giới

15:21:53 18/09/2024
Sau đó, ông nói thêm: "Nhưng tôi không thể trình bày những kế hoạch đó vì nếu tôi đưa ra những kế hoạch đó, tôi sẽ không thể sử dụng chúng. Chúng sẽ không thành công. Một phần của kế hoạch này chính là sự bất ngờ".