Bài thuốc chữa ho, suyễn, thở khò khè ở trẻ em
Trong Đông y có nhiều vị thuốc được dùng trong điều trị giúp cải thiện cơn ho rất hữu ích.
Ảnh minh họa.
TheoSuckhoedoisong, BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ cho biết, ho không phải là bệnh lý mà là một phản xạ có điều kiện, thường gặp ở tất cả mọi người và gây nhiều khó chịu. Trong Đông y có nhiều vị thuốc được dùng trong điều trị giúp cải thiện cơn ho rất hữu ích.
Theo Đông y, hạt cải có vị cay, ngọt, tính bình, vào kinh phế, tỳ và vị. Có tác dụng trị đàm, ho thông thường, các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em và người lớn.
Cây củ cải là cây thảo, sống lâu năm. Lá hình mũi mác, chụm ở đất. Hoa chùm có màu hơi tím hoặc trắng. Hạt hình tròn dẹp, dài; màu nâu đỏ hoặc nâu đen, xếp thành cuối tràng hạt. Rễ củ phình to, có màu trắng, có hình trụ tròn dài hoặc hình cầu tròn.
Chữa ho, hen suyễn, ho có đờm, lợi tiểu, nhuận tràng, tiêu viêm, trừ lỵ, hạ khí.
Liều lượng: 4 – 12 gram mỗi ngày, dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
Dạng sắc: Hạt cải sao hoặc không sao, có thể kết hợp với các vị thuốc khác (tùy vào từng bệnh tình), sắc cùng với 5 phần nước cô đặc còn 2 phần. Dùng thuốc khi nóng, nếu nguội có thể hâm nóng lại trước khi dùng.
Dạng bột: Hạt cải tán thành bột mịn, có thể hòa cùng với một ít mật rồi hoàn thành viên.
Bài thuốc chữa ho, suyễn, thở khò khè ở trẻ em:
- Hạt cải, đăng tâm thảo, ma hoàng, tạo giác và cam thảo với liều lượng bằng nhau. Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn, sử dụng 4 gram/ lần.
- Hạt cải (sao), hạt bồ kết (đốt cháy) liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, hòa cùng với một ít mật; hoàn thành viên có kích thước bằng hạt ngô đồng. Sử dụng mỗi lần 4 gram, mỗi ngày dùng 2 – 3 lần sau bữa ăn.
- Hạt cải, hạt tía tô mỗi vị 12 gram, sắc lấy nước uống.
Video đang HOT
- Hạt cải (sao), hạnh nhân mỗi vị 12 gram cùng với 8 gram cam thảo sống, sắc lấy nước uống.
- Hạt cải, bạch giới tử và hạt tía tô mỗi vị 12 gram, sao vàng, tán thành bột, sắc cùng với 2 phần nước còn 1 phần để dùng. Có thể chia thành 3 lần uống mỗi ngày.
Bài thuốc chữa ho do khí đàm nhiều: Hạt cải, tô tử mỗi vị 10 gram cùng với 3 gram gạch giới tử. Các vị thuốc này sao vàng rồi tán thành bột mịn, sắc với 5 phần nước còn 2 phần nước, chia làm 3 phần uống sau bữa cơm mỗi ngày.
Lưu ý: Chống chỉ định sử dụng cho người bị khí hư, ho lâu ngày không hết, đờm trệ.
Tử uyển: Còn gọi là thanh uyển, dã ngưu bang.
Tử uyển ở Việt Nam là một loài cỏ cao 0,3 – 1,6 m, mọc thẳng đứng, trên ngọn phân nhánh, thân có lông ngắn,lá hình bầu dục thuôn dài, hẹp lại ở phía cuống, mép có răng cưa: lá dài 3 – 7 cm, rộng 5 – 25 mm. Hoa tím nhạt ở xung quanh, vàng ở giữa. Mọc đơn độc hoặc tụ từng 3 – 5 hoa thành ngù ở đầu cành. Quả bé, dài 2,5 mm, có lông, mép có dìa màu vàng nhạt.
Công dụng theo y học hiện đại: Lợi đờm, chống ho
Khả năng chống ung thư: Các thành phần chiết được từ tử uyển như astin A, astin B với liều 0.5mg/kg và astin C với liều 5mg/kg có tác dụng ức chế rõ rệt với tế bào sarcom 180 trên chuột nhắt trắng. Chất epifriedelanol đối với u báng Erhlich có tác dụng ức chế nhất định.
Bài thuốc kinh nghiệm dân gian
Chữa ho lâu ngày, đờm rải rác ở họng hoặc đờm có máu
Tử uyển 9g, tiền hồ 6g, kinh giới 6g, bách bộ 6g, bạch tiền 6g, cát cánh 3g. Sắc nước uống.
Chữa trẻ em ho không ra tiếng
Tử uyển và hạnh nhân, 2 vị bằng nhau, tán nhỏ trộn với mật chế thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 – 4 viên, chia làm nhiều lần.
Chữa trẻ em ho, có tiếng khò khè trong cổ, thở khó
Tử uyển 30g, hạnh nhân (bỏ vỏ),tế tân, khoản đông hoa, mỗi vị 0,3g. Tất cả nghiền thành bột, mỗi lần uống 1g với nước cháo loãng. Ngày 2 – 3 lần.
Chữa ho gà
Bách bộ 0,05g; lá tía tô 0,025g, trần bì 0,05g, tử uyển 0,025g, cát căn 0,025g, cồn cà độc dược 0,015g. Tất cả trộn đều làm thành viên. Dưới 1 tuổi ngày uống 1 viên, chia làm 2 lần uống. Từ 1 đến 13 tuổi, mỗi ngày 1 viên, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Chữa chứng hư lao, ho, đờm có máu, mủ
Tử uyển, nhân sâm, tri mẫu, bối mẫu, cát cánh, cam thảo. Mỗi vị dùng với liều thích hợp. Sắc nước uống.
Các mẹ nên làm gì khi trẻ bị ho và thở khò khè?
Khi nhận thấy trẻ bị ho và thở khò khè mẹ cần quan sát thật kỹ những triệu chứng cũng như những dấu hiệu đi kèm, đưa bé thăm khám thường xuyên tại các cơ sở y tế và báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe không ổn định của trẻ, Khi đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ nắm bắt được chính xác mức độ phát triển bệnh lý và đưa ra hướng điều tri kịp thời. Ngoài ra mẹ cũng nên thực hiện những điều sau đây:
1. Vệ sinh mũi họng cho bé bằng nước muối
Bên cạnh việc thăm khám tại các cơ sở y tế mẹ cũng nên thực hiện những bước rửa mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng. Điều này sẽ giúp bé loại bỏ lượng đờm mủ đang ứ động tại vùng mũi, các hốc xoang và vùng họng khiến đường thở của bé trở nên thông thoáng hơn hạn chế những tiếng thở khò khè. Ngoài ra những hoạt chất trong muối sẽ giúp kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt các tác nhân gây hại đang cư trú tại vùng họng. Đồng thời làm dịu đi những tổn thương tại vùng niêm mạc họng, giúp giảm nhanh triệu chứng ho.
2. Mẹ nên giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi
Mẹ cần giữ ấm cơ thể cho trẻ đặc biệt là vùng mũi, cổ, ngực khi thời tiết thay đổi thất thường, mùa đông kéo dài. Điều này sẽ giúp hạn chế việc bé thường xuyên bị cảm cúm, sốt, mắc bệnh về hệ hô hấp dẫn đến ho và thở khò khè
3. Cho trẻ uống nhiều nước
Việc mẹ cho trẻ uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy mủ và giúp lấy chúng ra dễ dàng hơn. Đồng thời việc uống nhiều nước sẽ giúp làm mát vùng cổ họng, sạch họng và giảm triệu chứng ho.
3. Dùng tinh dầu tràm xoa vào gan bàn chân của bé
Việc dùng tinh dầu tràm xoa vào gan bàn chân của bé mỗi buổi tối trước khi đi ngủ hoặc vừa mới tắm sẽ giúp bé tránh khỏi triệu chứng ho, sổ mũi, nghẹt mũi, cảm lạnh. Đồng thời phương pháp này cũng giúp lưu thông mũi cho bé, giúp bé tránh được chứng thở khò khè, giữ ấm và khiến bé dễ ngủ hơn.
4. Trường hợp nào nên đưa trẻ đi khám?
Triệu chứng ho và thở khò khè đối với trẻ sơ sinh tương đối nguy hiểm và không thể điều trị dứt điểm nếu không xác định rõ nguyên nhân gây bệnh cũng như không có sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa. Mẹ tuyệt đối không được phép tự ý đoán bệnh và cho trẻ uống thuốc mà không có bất cứ đơn thuốc nào.
Khi mẹ nhận thấy bé xuất hiện chứng ho và thở khò khè cùng với đó là nhiều dấu hiệu lạ khác, mẹ nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế. Tại đây các bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám, đưa ra nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ phát triển bệnh lý, đồng thời tiến hành xử lý và điều trị bệnh kịp thời.
Một số phương thuốc hay chữa đàm nhiệt khái thấu
Đàm nhiệt khái khấu là chứng bệnh rất hay gặp trong mùa thu và đông, nhất là ở người vốn tạng nhiệt.
Nguyên nhân do khí trời táo nhiệt, đờm với nhiệt quấn quít lấy nhau phát sinh chứng ho, thở, đờm nhiều và dính đặc, gọi là đàm nhiệt khái thấu. Bệnh hay gặp trong ho gà, viêm phổi, viêm khí phế quản, áp xe phổi mủ, hen suyễn, tâm phế mạn...
Người bệnh có triệu chứng: phát sốt rồi sinh ho, đờm nhiều và dính đặc, sắc vàng như mủ, hơi thở gấp, trong hung cách bức bách khó chịu; mạch phù, hoạt, rêu lưỡi vàng và nhờn bẩn.
Dùng bài Tả bạch tán : tang bạch bì 40g, địa cốt bì 40g, sinh cam thảo 20g. 3 vị sấy khô tán bột mịn. Mỗi lần dùng 20g bột cùng với 20g gạo tẻ, 30 lá trúc diệp, đun với 2 bát nước, cạn còn 1 bát, bỏ bã, uống nóng 1 lần. Nếu có sốt gia tri mẫu 12g, hoàng cầm 12g.
Đàm nhiệt khái thấu là chứng hay gặp trong một số bệnh hô hấp.
Khi sốt đã giảm, đờm loãng dễ ra, trong hung cách bớt bức bách khó chịu, khát nước, rêu lưỡi vàng nhờn, nên chuyển dùng bài Thanh phế thang : mạch môn đông 12g, tri mẫu 12g, cam thảo 4g, hoàng cầm 8g, thiên môn đông 12g, bối mẫu 12g, quất hồng bì 4g, tang bạch bì 12g. Tất cả cho vào nồi, đổ 3 bát nước, đun cạn còn 1 bát, bỏ bã, uống 1 lần.
Nếu người vẫn sốt, đau đầu, ho khan không đờm, khí nghịch mà suyễn, ngực đầy tâm phiền, họng khô mũi ráo, lưỡi khô không rêu, mạch hư đại mà sác, hay gặp ở bệnh viêm phế quản, giai đoạn phục hồi sau viêm phổi, họng tê mất tiếng, dùng bài Thanh táo cứu phế thang: thạch cao 20g, tang diệp 12g, hạnh nhân 12g, a giao 12g, tỳ bà diệp 12g, cam thảo 4g, nhân sâm 12g, hồ ma nhân 12g, mạch môn đông 20g. Tất cả cho vào nồi, đổ 5 bát nước, đun cạn còn 2 bát, bỏ bã, chia uống 2 lần trong ngày.
Nếu đờm nhiều, thêm bối mẫu 12g, qua lâu 12g, huyết khô gia sinh địa 24g, nhiệt nhiều, thêm thủy ngưu giác 12g, linh dương giác 4g hoặc thêm ngưu hoàng 4g.
Tang bạch bì (vỏ rễ cây dâu) là vị thuốc trong bài Tả bạch tán trị đàm nhiệt khái thấu.
Nếu để lâu không chữa, đại tiểu tiện sẽ bí và sáp, suyễn thấu mãi không dứt, đờm đặc dính, sắc vàng, đó là nhiệt nhiều ở trong hung cách, uống bài Nhân sâm tả phế thang : sơn chi 12g, liên kiều 12g, đại hoàng 12g, chỉ xác 4g, nhân sâm 8g, cát cánh 3g, bạc hà (cho sau) 4g, hoàng cầm 12g, cam thảo 4g, hạnh nhân 12g, tang bạch bì 12g. Tất cả cho vào nồi, đổ 3 bát nước, đun còn 2 bát, bỏ bạc hà vào, đun tiếp còn 1 bát, bỏ bã, uống làm 1 lần.
Nếu tới thời kỳ nhiệt thịnh làm hại tới phế lạc, mỗi khi ho bật ra máu tươi..., dùng bài Ngọc nữ tiễn hoặc Thái bình thang:
Thái bình thang: thạch cao sống 40g, bạch mao căn 40g, sinh địa 40g, ngẫu tiết thán 40g, đại hoàng thán 12g. Tất cả cho vào nồi, đun với 1 bát đồng tiện và 3 bát nước, cạn còn 2 bát, bỏ bã. Chia uống 2 lần.
Ngọc nữ tiễn: sinh thạch cao 24g, tri mẫu 12g, mạch môn đông 16g, sinh địa 32g, ngưu tất 12g. Tất cả cho vào nồi, đổ 5 bát nước đun còn 2 bát, bỏ bã, uống làm 2 lần.
"Ô nhiễm không khí lúc sáng sớm", người dân hay tập thể dục buổi sáng ở khu đô thị lớn cần chú ý Tập thể dục buổi sáng là một thói quen tốt. Tuy nhiên, liệu với tình hình ô nhiễm không khí hiện nay, việc người dân ra ngoài từ sớm để rèn luyện sức khỏe có phải là điều đúng đắn? PGS BS Nguyễn Thị Hoài An cho biết, ô nhiễm không khí lúc sáng sớm hiện nay ở các khu đô thị đông...