Bài thuốc chữa chàm da
Theo lương y Quốc Trung, Đông y chia bệnh chàm thành hai thể cấp tính và mạn tính. Tùy thể bệnh mà dùng bài thuốc thích hợp.
Thương tổn trong bệnh chàm lúc đầu xuất hiện trên da màu đỏ hồng. Những mụn nước nhỏ li ti trên nền da đỏ vỡ ra chảy nước vàng, sau vài ngày dịch khô thành một lớp vảy. Tại vùng tổn thương rất ngứa. Bệnh thường tái diễn từng đợt. Với người bệnh chàm cần hạn chế dùng món ăn cay nóng, thực phẩm có tính kích thích như rượu, cà phê, ớt, tiêu và đồ biển. Không nên tự ý bôi các loại thuốc, vì có thể khi mới dùng thuốc sẽ làm hết ngứa ngay, nhưng sẽ khiến chàm trầm trọng hơn sau đó.
Các bài thuốc
Với thể cấp tính, theo lương y Quốc Trung, có 2 dạng: thấp nhiệt và phong nhiệt. Dạng thấp nhiệt là do phong kết hợp với nhiệt và thấp, lúc đầu thấy da hơi đỏ, ngứa rồi sau một thời gian ngắn nổi cục, mụn nước, loét, chảy nước vàng. Phép chữa trong trường hợp này là “thanh nhiệt hóa thấp”, dùng bài thuốc gồm các vị: bồ công anh, cỏ mần trầu, ké đầu ngựa, kim ngân hoa, cam thảo đất, kinh giới, thổ phục linh (mỗi loại 20g), sài đất 100g. Đem sắc (nấu) với 1 lít nước, nấu còn 0,3 lít, chia uống 3 lần trong ngày (uống sau bữa ăn 30 phút).
Video đang HOT
Ké đầu ngựa – Mộc thông – Xà xàng tử
Với dạng phong nhiệt, biểu hiện da hơi đỏ, có mụn nước, phát ra toàn thân, ngứa gãi chảy nước, ít loét. Phép chữa là “sơ phong thanh nhiệt trừ thấp”, dùng bài thuốc gồm các vị: mộc thông, khổ sâm, kinh giới, phòng phong, ngưu bàng tử (mỗi loại cùng 12g), thuyền thoái 6g, tri mẫu 8g, sinh địa 16g, thạch cao 20g. Đem sắc với 1 lít nước, sắc còn 0,3 lít, chia dùng làm 3 lần trong ngày (dùng sau khi ăn 30 phút). Một liệu trình khoảng 10 ngày.
Còn với thể mạn tính thì vùng da chàm sừng hóa, dày lên và rất ngứa, bệnh kéo dài dai dẳng. Với thể này thì dùng bài thuốc có tác dụng giải độc, tiêu viêm, nâng sức đề kháng. Bài thuốc gồm các vị: củ kim càng, hoàng kỳ, sâm đại hành, đẳng sâm (cùng 15g), thổ phục linh, kim ngân hoa, hoàng bá, phòng phong, bồ công anh (cùng 10g). Cho các vị thuốc vào nồi đất cùng một lít nước, sắc còn 0,3 lít, chia uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn độ 30 phút. Dùng đến khi vết chàm khô và hết ngứa.
Có thể dùng bài thuốc ngâm, rửa chàm: hoàng bá, ngải cứu (cùng 50g), xà xàng tử 20g, kinh giới 10g, phèn xanh 5g. Cho các nguyên liệu trên vào nồi cùng 3 lít nước, nấu sôi để nguội rồi ngâm vùng bị chàm chừng 10 phút, ngày ngâm vài lần. Mỗi đợt chừng 5-7 ngày.
Theo dân trí
Bé 18 tháng bị loét tay vì "nghiện" mút tay
Bé N.P.Q.P (18 tháng, nhà ở TPHCM), nhập viện vì lóet lở ngón tay cái của bàn tay bên trái. Mẹ bé cho biết bà phát hiện bé "ghiền" bú tay từ lúc 3 tháng tuổi, sau khi cai sữa mẹ.
Ngón tay của bé P. bị nhiễm trùng khá nặng
Gọi là ghiền vì chỉ trừ các bữa bú bình, còn lại bé bú tay suốt ngày, bú nhiều và mạnh đến nỗi phát ra tiếng kêu, cả trong lúc chơi nghịch hay lúc ngủ. Bú tay làm bé thường xuyên bị nứt đỏ da quanh đầu ngón cái, tự lành rồi bị lại sau một thời gian.
Nghe lời hàng xóm, mẹ cháu đã từng bôi dầu cay lên ngón tay bé để đừng bú tay nữa nhưng không thành công. Đến nỗi phải hù dọa, đánh la trừng phạt mỗi khi thấy bé toan bú tay cũng không làm bé từ bỏ được thói quen này.
Lần này bé bị loét miệng nhiều vết, ăn uống kém hẳn nhưng vẫn không ngừng bú tay làm vùng da đang nứt ở ngón tay cái trở thành lóet rộng chảy nước nhiều hơn và mọc các mụn nước. Đến tuần thứ hai thì cả ngón tay cái của bé bị sưng đỏ và chứa đầy mủ, các mụn mủ khác thi nhau xuất hiện chung quanh ngày càng nhiều. Da toàn thân cũng đỏ lên, bé sốt cao, quấy khóc, không sao ăn uống được phải đưa vào bệnh viện.
Xét nghiệm máu cho kết quả cháu bị nhiễm trùng. Các bác sĩ phải trị liệu bằng tiêm thuốc kháng sinh, làm sạch mủ, và săn sóc vết thương cả tuần bé mới lành bệnh.
Thông thường bú tay còn gọi mút tay, được cho là dấu hiệu trẻ khát sữa, xảy ra quen thuộc đến nỗi nhiều người lớn còn cho rằng là điều tự nhiên và rất bình thường. Tuy nhiên đây là một trong những thói quen phổ biến hàng đầu ở trẻ em tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và vệ sinh của trẻ mà các bậc phụ huynh cần lưu ý chỉnh sửa để tránh tai nạn như trên.
Theo Dân Trí
Tai họa vì thuốc "bí truyền" Dị ứng thuốc rất nguy hiểm, nhất là những thuốc không rõ nguồn gốc, nhãn mác. Nạn nhân của thuốc "bí truyền" Gần đây nhiều người ở Hà Nội có con nhỏ bị bệnh thủy đậu, nghe rỉ tai mách bảo đã cho con dùng những bài thuốc gọi là "bí truyền", không nhãn mác, khiến bệnh càng trầm trọng hơn. Bé Nguyễn...