Bài thi đánh giá năng lực năm 2022: Phù hợp chuẩn đầu ra của chương trình phổ thông
Năm 2022, kỳ thi đánh giá năng lực được Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tiếp tục tổ chức.
Thí sinh tham dự kỳ thi ĐGNL của ĐHQGHN năm 2021.
Để đáp ứng yêu cầu thực tế, bài thi được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu đánh giá các nhóm năng lực theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông. Theo chuẩn từ cấu trúc, nội dung đến mức độ khó dễ, cùng số lượng câu hỏi, bố cục, thời gian sao cho phù hợp nhất với thí sinh. Lời khuyên của các chuyên gia với thí sinh tham gia kỳ thi này là nắm thật chắc kiến thức, bình tĩnh tự tin làm bài sẽ đạt kết quả tốt.
Đánh giá toàn diện người học
Những năm gần đây, trong lộ trình đổi mới thi, kiểm tra đánh giá năng lực (ĐGNL) của thí sinh, ĐHQGHN đã tổ chức kỳ thi ĐGNL để xét tuyển sinh vào các đơn vị trực thuộc. Chỉ tính riêng năm 2021, kỳ thi ĐGNL được đón nhận với số lượng đáng kể thí sinh dự thi trong điều kiện giãn cách xã hội. Phổ điểm thi ĐGNL năm 2021 có độ phân hóa cao, đặc biệt thích hợp cho công tác xét tuyển vào các chương trình đào tạo đại học đòi hỏi đầu vào cao.
Đa dạng hoá các nguồn tuyển, đánh giá năng lực người học một cách toàn diện là xu thế chung trong bối cảnh các nhà trường tăng cường tự chủ tuyển sinh. Bài thi ĐGNL đã thể hiện tính ưu việt đáp ứng tốt các yêu cầu chất lượng đặt ra nên được nhiều trường lựa chọn.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo – Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Phó ban Đào tạo ĐHQGHN cho rằng: Xu hướng các trường đại học trong thời gian tới sẽ sử dụng các phương thức khác nhau để tuyển được thí sinh chất lượng là điều có thể dự báo trước. Đến nay có gần 50 trường thông tin sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQGHN, dự báo số lượng thí sinh sẽ tăng mạnh (so với 10 nghìn thí sinh năm 2021). Đây là niềm vui nhưng cũng là thách thức đối với ĐHQGHN trong việc thực hiện trách nhiệm với xã hội khi tổ chức kỳ thi này.
Khẳng định đặt niềm tin vào kỳ thi này, PGS.TS Nguyễn Thu Hương – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương cho biết: “Qua khảo sát cho thấy trong tốp những sinh viên xuất sắc nhất của trường luôn có mặt các thí sinh trúng tuyển từ kết quả kỳ thi ĐGNL. Là trường tốp đầu tuyển sinh các ngành học kinh tế, tôi đánh giá cao kỳ thi này.
Nội dung bài thi ĐGNL được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu đánh giá các nhóm năng lực theo chuẩn đầu ra của chương trình GD phổ thông, đảm báo đánh giá chính xác năng lực người học. Thêm nữa, cấu trúc, nội dung, mức độ khó dễ, số lượng câu hỏi, bố cục, thời gian… đảm bảo phân loại thí sinh để các trường thuận lợi xét tuyển sinh”.
Quang cảnh một phòng thi ĐGNL với những yếu tố kỹ thuật được bảo đảm.
Chia sẻ kết quả
Video đang HOT
Nhận xét về kỳ thi này, PGS.TS Lê Văn Thanh – nguyên Viện trưởng Viện Đại học Mở (nay là Trường ĐH Mở) cho rằng: Sau 4 năm tạm dừng, năm 2021 kỳ thi được tổ chức lại thể hiện tính ưu việt. Với cấu trúc gồm 150 câu chia làm ba phần, gồm tư duy định lượng (50 câu hỏi trong 75 phút), tư duy định tính (50 câu, 60 phút) và khoa học (50 câu thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội, 60 phút) là phù hợp để đánh giá năng lực toàn diện người học.
Thí sinh làm bài thi trên máy tính, câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm khách quan (lựa chọn một trong bốn đáp án) và điền đáp án, tổng thời gian làm bài là 195 phút, thang điểm 150… Như vậy bảo đảm yếu tố kỹ thuật đầy đủ của một kỳ thi lấy kết quả đánh giá năng lực người học chính xác, khách quan nhất.
Theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN đã liên hệ với các trường đại học phía Nam để đặt địa điểm và tổ chức các đợt thi tại TP Hồ Chí Minh vào tháng 5 và tháng 7 – 8/2022 nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Ngoài ra, Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN đã và đang phối hợp với Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo – ĐHQG TP Hồ Chí Minh nghiên cứu xây dựng bộ công cụ chuyển đổi thang điểm giữa hai bài thi ĐGNL của 2 đơn vị trong thời gian tới.
Kỳ thi ĐGNL năm 2022 sẽ được ứng dụng kỹ thuật kiểm tra đánh giá hiện đại và tối ưu hóa quá trình tổ chức thi trên máy tính, bổ sung 20% câu hỏi mới được thử nghiệm trên thí sinh đã dự thi vào ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa, nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác thi chuyên nghiệp. Đến thời điểm hiện tại, ĐHQGHN đã hoàn thành kế hoạch tổ chức thi trên diện rộng tại nhiều điểm thi trên cả nước. Việc tổ chức thi năm nay có sự kết hợp với một số trường đại học tại nhiều điểm thi ở Hà Nội, các tỉnh thành phía Bắc và Bắc Trung Bộ, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.
Bài thi ĐGNL của ĐHQGHN năm 2022 được thiết kế để đánh giá 3 nhóm năng lực chính của học sinh tốt nghiệp chương trình THPT gồm: Sáng tạo và giải quyết vấn đề; Năng lực toán, tiếng Việt, tư duy ngôn ngữ, lập luận, logic, tính toán và xử lý số liệu; Tự khám phá và ứng dụng công nghệ/khoa học (tự nhiên – xã hội).
Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN Nguyễn Tiến Thảo khẳng định: Bài thi sẽ có tính phân loại cao, đánh giá năng lực học sinh theo 3 nhóm năng lực của chuẩn đầu ra của chương trình GDPT. Bài thi hướng tới tương quan thuận với kết quả thi tốt nghiệp nhưng có độ khó, tính phân loại cao hơn; sẵn sàng phục vụ công tác tuyển sinh đại học và xét tuyển nhiều đợt.
Mùa tuyển sinh đại học 2022 đang đến gần. Xu hướng tự chủ tuyển sinh diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Các trường đại học sẽ sử dụng nhiều nguồn tuyển khác nhau và giảm sự lệ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Kỳ thi ĐGNL dự báo tiếp tục được nhiều trường lấy kết quả để xét tuyển sinh. Các bài thi cũng có cấu trúc, nội dung, kiến thức trải rộng giúp đánh giá năng lực người học hết sức toàn diện. Theo kế hoạch, ĐHQGHN sẽ tổ chức 7 – 8 đợt thi đánh giá năng lực, dự kiến từ tháng 2 – 8/2022. Trước tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, ĐHQGHN cho biết đã xây dựng nhiều kịch bản tổ chức kỳ thi, theo cấp độ phân loại vùng dịch mà đặt địa điểm thi, thời gian thích hợp, yêu cầu về dịch tễ khắt khe hơn.
Nữ sinh tốt nghiệp xuất sắc ngành kép ở Hà Nội review về một NGÀNH HỌC siêu hot: Năm nào sĩ tử cũng đổ xô đăng ký, ra trường liệu có "ngon ăn"?
Chương trình học, định hướng chuyên ngành, chuẩn đầu ra, cơ hội việc làm... của ngành hot này sẽ ra sao?
Lý do Ngôn ngữ Anh luôn nằm trong top ngành sinh viên muốn theo học khá đơn giản: Tiếng Anh ngày càng trở nên quá phổ biến và cần thiết trong thời đại kinh tế toàn cầu. Cho dù bạn có đến bất kỳ nơi nào trên thế giới, bạn cũng có thể tìm thấy một ai đó nói tiếng Anh.
Đi nước ngoài là chuyện khá bình thường, nhưng xuất ngoại để học và nhất là học bằng học bổng, được tài trợ toàn phần hoặc bán phần thì sẽ khá khó khăn. Chưa hết, thời sinh viên mà được đi giao lưu, chương trình trao đổi, tình nguyện viên này nọ với sinh viên nước khác thì còn gì tuyệt vời hơn, phải không? Ngành Ngôn ngữ Anh sẽ mang lại cho bạn những cơ hội đó.
Là cựu sinh viên Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS) và hiện tại đã tốt nghiệp được 2 năm, cô gái Đặng Thị Ngoan đã có những chia sẻ về ngành học này với mong muốn giúp mọi người có cái nhìn toàn diện hơn, bao gồm: Chương trình học, định hướng chuyên ngành, chuẩn đầu ra, cơ hội việc làm...
Đặng Thị Ngoan tốt nghiệp xuất sắc ngành kép Ngôn ngữ Anh và Kinh tế Quốc tế, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS), năm 2019, với GPA đạt 3.78.
*Lưu ý: Bài viết dựa trên những trải nghiệm tại ULIS, có thể không đúng với ngành Ngôn ngữ Anh ở các trường khác.
1. ĐẦU VÀO
Ngoan thi đại học năm 2015, là năm đầu tiên Bộ Giáo dục đổi mới hình thức thi, cũng là năm đầu Đại học Quốc gia tổ chức thi Đánh giá năng lực. Ngoan vượt qua 1 bài thi ĐGNL 140 câu và 1 bài thi trắc nghiệm tiếng Anh với số điểm ĐGNL 108/140, tiếng Anh 9.125/10. Ngưỡng điểm đầu vào của ngành NNA ULIS năm đó là ĐGNL trên 70 điểm, tiếng Anh 8.375.
2. CHƯƠNG TRÌNH HỌC
Năm Ngoan học là theo chương trình đào tạo hệ chuẩn, mức học phí 4 triệu/kỳ. Hiện nay trường đã chuyển sang chương trình đào tạo CLC với học phí 35 triệu/năm.
Về chương trình học, trong 2 năm đầu tiên sẽ học các môn tiếng và môn đại cương, 2 năm cuối học các môn chuyên ngành, thực tập nghiệp vụ, làm khóa luận tốt nghiệp (hoặc học môn thay thế khóa luận). Môn tiếng ở đây tức là học 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết, học cả tiếng Anh social (thiên về xã hội) và tiếng Anh academic (mang tính học thuật hơn).
Sau khi học hết các môn tiếng này bạn có thể thi chuẩn đầu ra VSTEP, trình độ C1. Còn các môn đại cương tức là các môn mà khoa nào, ngành nào cũng phải học, như: Thể dục, Triết, Toán cao cấp, Tư tưởng, Đường lối... Nếu theo đúng lộ trình thì học xong năm 2 bạn đã có thể hoàn tất các môn này.
Góc check in huyền thoại của ULIS.
Trong khi đó, các môn chuyên ngành tức là các môn bạn học để phục vụ cho định hướng chuyên ngành của bạn, ngành nào học của ngành đó. Ví dụ ngành Ngôn ngữ Anh có các môn học chuyên sâu về kiến thức ngôn ngữ như: Ngôn ngữ học tiếng Anh, Đất nước học Anh - Mỹ, Ngữ pháp, Ngữ nghĩa, Ngữ dụng... Và sâu hơn, trong định hướng Biên phiên dịch thì có các môn: Lý thuyết dịch, Biên dịch, Phiên dịch, Nghiệp vụ Biên phiên dịch.
Về thực tập thì bạn có thể bắt đầu đi thực tập ở cuối năm 3 hoặc sớm hơn và thực tập tại các công ty, cơ quan có liên quan đến chuyên ngành của mình. Khi thực tập xong thì sẽ phải làm báo cáo thực tập để nộp lại cho khoa. Về khóa luận tốt nghiệp thì bạn có thể lựa chọn làm nghiên cứu hoặc học 2 môn thay thế.
3. CHUẨN ĐẦU RA
Ngành Ngôn ngữ Anh có chuẩn đầu ra là trình độ C1 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam. Bài thi đánh giá chuẩn đầu ra là bài thi VSTEP, gồm 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết và học hết năm 2 là bạn có thể đăng ký thi rồi. Lưu ý là hiệu lực của chứng chỉ VSTEP là 2 năm nên bạn cần cân nhắc thời gian thi để đến khi xét tốt nghiệp thì vẫn còn hiệu lực.
4. ĐỊNH HƯỚNG CHUYÊN NGÀNH VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM
Ngành Ngôn ngữ Anh của ULIS có 4 định hướng chuyên ngành: Quản trị học, Phiên dịch, Ngôn ngữ học ứng dụng, Quốc tế học.
Quản trị học: Học các kiến thức chuyên sâu về quản trị, đặc biệt là quản trị văn phòng. Công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp: Nhân viên quản trị văn phòng, Nhân viên quản lý dự án, Phòng nhân sự thuộc các cơ quan, công ty, Nhân viên điều hành du lịch, Cán bộ truyền thông, Trợ lý/quản trị kinh doanh.
Phiên dịch: Các kiến thức, kỹ năng phục vụ cho việc biên phiên dịch. Công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp: Biên dịch viên/Phiên dịch viên/Biên tập viên, Thư ký văn phòng/Trợ lý đối ngoại/Hướng dẫn viên du lịch.
Điểm chuẩn Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2021.
Ngôn ngữ học ứng dụng: Nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ. Công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp: Cán bộ giảng dạy Ngôn ngữ học, Ngôn ngữ học ứng dụng tại các cơ sở đào tạo tiếng Anh, Cán bộ phụ trách báo chí truyền thông tại các cơ quan, Tư vấn cho các nhà sản xuất phim ảnh, Biên tập viên cho các tạp chí, báo, nhà xuất bản song ngữ và làm việc tại các cơ quan kinh doanh, tổ chức sự kiện.
Quốc tế học: Các kiến thức chuyên sâu về khu vực và các vấn đề quốc tế, đặc biệt là các vấn đề của các nước nói tiếng Anh như Anh, Mỹ. Công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp: Cán bộ đối ngoại tại các cơ quan, Biên tập viên cho các tạp chí, báo, nhà xuất bản văn hóa, chính trị và làm việc tại các cơ quan kinh doanh, tổ chức sự kiện.
MỘT VÀI THẮC MẮC CHUNG KHÁC
Tiếng Anh chỉ ở trình độ Khá thì có thể vào ULIS được không? Theo Ngoan, để đạt đầu vào ULIS thì các bạn hãy trau dồi ngữ pháp tiếng Anh, làm nhiều đề thi thử, ôn luyện kỹ càng để có điểm thi tiếng Anh THPTQG cao cao một chút. Kinh nghiệm là không chủ quan nhưng cũng đừng quá tự ti, thời gian than vãn hãy dành để cải thiện kiến thức hết sức có thể.
Không giỏi Nghe - Nói - Đọc - Viết thì có theo được môn tiếng không? Ngoan tự nhận xét bản thân khi bước vào ngành Ngôn ngữ Anh không có gì ngoài kiến thức ngữ pháp, nhưng cô nhận thấy được những yếu kém của bản thân để cải thiện dần dần và đạt được kết quả cũng khá ổn. Bạn có 2 năm để nâng cao các kỹ năng tiếng của bản thân.
ULIS có deadline siêu khủng? Điều này Ngoan công nhận. Ngay học kỳ đầu tiên cô cho biết, mình đã bị choáng ngợp trước khối lượng bài tập/bài tập nhóm của sinh viên ULIS. Nhưng deadline cũng chính là thứ khiến mình dày dạn hơn, chịu áp lực tốt hơn và biết sắp xếp thời gian hợp lý hơn nữa.
Học ULIS có dễ được bằng Khá/Giỏi không? Ở bất cứ ngôi trường nào thì để đạt được bằng tốt nghiệp Khá/Giỏi, bạn cũng cần phải nỗ lực, nghiêm túc và coi trọng tất cả các môn. Với ULIS thì tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp bằng Khá/Giỏi cũng tương đối cao.
ULIS hay HANU (trường Đại học Hà Nội)? Cái này thì rất khó để so sánh vì mỗi trường lại có những lợi thế riêng. Với riêng Ngoan thì ULIS đã cho cô rất nhiều ưu ái và cô cảm thấy thực sự may mắn vì đã thuyết phục được bố mẹ cho mình chọn ngôi trường này.
Tập huấn xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Sáng 10-1, Bộ Tổng Tham mưu đã tổ chức khai mạc lớp tập huấn xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo cho các học viện, trường sĩ quan, trường đại học trong quân đội năm 2022. Thiếu tướng Nguyễn Văn Oanh, Cục trưởng Cục Nhà trường (Bộ Tổng Tham mưu) dự...