Bãi bỏ một số văn bản pháp luật về giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 46/2021/TT-BGDĐT về việc Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.
Thông tư số 46/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2022.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo ban hành về giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp. (Ảnh minh họa: T.L)
Cụ thể, đối với giáo dục đại học, bãi bỏ 7 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Thứ nhất, Thông tư số 01/2009/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bổ sung chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Bộ môn Giáo dục chính trị, mã số 62.14.10.09 vào ngành Khoa học giáo dục mã số 62.14 trong Danh mục chuyên ngành đào tạo sau đại học ban hành kèm theo Quyết định số 44/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thứ hai, Thông tư số 15/2011/TT-BGDĐT ngày 09 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học ban hành kèm theo Quyết định số 62/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thứ ba, Quyết định số 32/2008/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bổ sung chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Bộ môn Kỹ thuật công nghiệp, mã số 62.14.10.08 vào ngành Khoa học giáo dục mã số 62.14 trong Danh mục chuyên ngành đào tạo sau đại học ban hành kèm theo Quyết định số 44/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thứ tư, Quyết định số 62/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học.
Thứ năm, Thông tư số 12/2018/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Thứ sáu, Thông tư số 43/2011/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 ban hành Điều lệ trường cao đẳng và Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2008 quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học.
Thứ bảy, Quyết định số 54/2007/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bổ sung chuyên ngành Quản lý đất đai vào khối ngành Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thuỷ sản, mã số 60.62 trong Danh mục chuyên ngành đào tạo sau đại học ban hành kèm theo Quyết định số 44/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Video đang HOT
Đối với trung cấp chuyên nghiệp, bãi bỏ 17 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bao gồm:
Thông tư số 39/2014/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp nhóm ngành Văn thư – Lưu trữ – Bảo tàng.
Thông tư 40/2014/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp các nhóm ngành: Nông nghiệp; Lâm nghiệp.
Thông tư số 41/2014/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp các nhóm ngành: Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng; Công nghệ kỹ thuật mỏ.
Thông tư số 42/2014/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp các nhóm ngành: Dịch vụ du lịch; Khách sạn, nhà hàng.
Thông tư số 43/2014/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp các nhóm ngành: Kinh doanh; Kế toán – Kiểm toán; Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm; Quản trị – Quản lý.
Thông tư số 11/2012/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình môn học Giáo dục chính trị dùng trong đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp.
Quyết định số 78/2007/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định việc thẩm định chương trình giáo dục và giáo trình trường trung cấp chuyên nghiệp.
Thông tư số 34/2012/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình học phần Khởi tạo doanh nghiệp trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp.
Thông tư số 10/2013/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung cấp chuyên nghiệp.
Quyết định số 01/2008/QĐ-BGDĐT ngày 09 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên trường trung cấp chuyên nghiệp.
Thông tư số 13/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp.
Quyết định số 67/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp.
Thông tư số 63/2008/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn trình tự, thủ tục chuyển đổi loại hình trường trung cấp dân lập sang loại hình trường trung cấp tư thục.
Thông tư số 43/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình trung cấp chuyên nghiệp.
Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp.
Thông tư số 54/2011/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp.
Thông tư số 08/2012/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên trung cấp chuyên nghiệp.
Học sinh hết cấp 2 vào trường nghề, cùng lúc "gánh" 2 chương trình có nổi?
Theo Giáo sư Phạm Tất Dong, để không phải bàn cãi việc trường nghề muốn dạy chương trình phổ thông thì đại học nên theo xu hướng mở.
Liên quan đến việc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất được cho các trường nghề được dạy 7 môn văn hóa trung học phổ thông thay vì 4 môn, đề xuất để trường nghề tự dạy các môn văn hóa thay vì phải liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên như hiện nay, Giáo sư Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã có một số ý kiến chia sẻ quan điểm của ông với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Thầy Phạm Tất Dong cho rằng, hai Bộ trưởng (Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cùng với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nên ngồi với nhau để bàn về việc này.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục có thể nghe tham mưu từ bộ phận phụ trách giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên, và Bộ Lao Động thì nghe Tổng cục giáo dục nghề nghiệp. Từ đây hai Bộ sẽ trao đổi, tìm hiểu thêm môi trường đào tạo của các nước về trường nghề và đại học, liên thông giữa trường nghề và đại học.
Giáo sư Phạm Tất Dong. (Ảnh: HT)
Giáo sư cho biết, ông từng làm việc với bên dạy nghề nhiều lần và ông nói rằng, đại học không được bịt cửa của các trường trung cấp nghề, bởi người ta sẽ không đi học nghề nữa và sẽ đi học phổ thông.
Tuy nhiên nhiều người không đồng tình với ý kiến này của Giáo sư Phạm Tất Dong, còn ông cho rằng không làm như vậy thì rất mất thời giờ bởi các bên cứ cãi nhau mãi.
Theo thầy Dong, trường đại học nên mở cửa cho tất cả mọi người vào đại học, bởi trong xã hội có nhiều người được coi là "thần đồng" mà chưa có bằng cấp nào cả, trong khi đó học sinh 12 thì năng lực lại không bằng, hay như những người nông dân có các sáng chế mà sinh viên và kỹ sư chưa làm được.
Khi người học được phổ cập chương trình giáo dục trung học, người ta có quyền thi đại học, còn tuyển sinh như nào đó là quyền của trường đại học. Đối với trường nghề và trường phổ thông thì không thể nào chịu trách nhiệm cho chuyện người học trúng hay không trúng tuyển được đại học, vì vậy cần phải nâng cao tính tự học.
"Trường nghề đào tạo như thế nào là việc của họ, còn khi thi vào đại học thì người học sẽ làm bài thi chung cùng tất cả thí sinh khác", Giáo sư Dong chia sẻ.
Ông lấy ví dụ, trên thế giới, người ta mở ra các hình thức học đại học, có cả những người 50-60-70 tuổi theo học thì không bắt họ phải thi, và người học được nhà trường chỉ bảo, họ học được hay không là chuyện của họ.
"Tôi từng phát biểu trước nhiều lần trước nhiều hiệp hội, các nhà khoa học là nhiều nơi trên thế giới muốn toàn dân, bất cứ ai có cơ hội học đại học là được đi học. Đây mới gọi là học suốt đời, không ai đi học suốt đời bằng học vấn phổ thông cả. Tôi đứng ở góc độ tôn trọng người học thật, nhân tài thật", Giáo sư Dong nói.
Ông cũng cho biết, hiện nay trên thế giới có xu hướng là đại học mở, yêu cầu mọi người đều đi học, giáo dục mở là không rào cản và không đòi hỏi đầu vào. Theo ông, học vấn đại học ai cũng cần.
Trái ngược với quan điểm của Giáo sư Phạm Tất Dong, nhìn nhận về vụ việc trên một chuyên gia giáo dục đề nghị không nêu tên cho hay, việc các trường nghề tuyển sinh học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở để đào tạo song bằng (bằng nghề và bằng trung học phổ thông) không phải là thực hiện giải pháp phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, theo Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 05/12/2011.
"Việc các trường nghề tuyển sinh như vậy không phải là phân luồng mà là lấy bằng cấp ra mời chào người học. Bởi vì phân luồng là phải đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ, nghề nghiệp hẳn hoi, còn đây là đào tạo để có cái văn bằng. Hai cái đó khác nhau", chuyên gia cho hay.
Theo vị chuyên gia này, việc học sinh vừa học bằng nghề và bằng trung học phổ thông thì không thể học được.
Vị này cũng nêu thực tế hiện nay, nhiều trường cao đẳng nghề tuyển sinh, cùng một đối tượng tuyển sinh, vừa đào tạo nghề, vừa đào tạo bằng Trung học phổ thông lấy 2 bằng. Việc này cần phải được làm rõ, giám sát xem có đủ cơ sở pháp lý không.
Ở nhiều nước, học sinh học hết lớp 9 thì phải đào tạo ít nhất là 5 năm mới có bằng Trung học phổ thông và cao đẳng nghề.
Ví dụ như Trung Quốc là 9 4, mới có bằng Trung học phổ thông và bằng trung cấp nghề, nếu muốn học cao đẳng thì mất hơn 1 năm nữa, là tầm 5 năm.
Còn ở Việt Nam, nhiều trường cao đẳng nghề ngang nhiên quảng cáo chiêu sinh: " Vào lớp 10 hệ song bằng; Học sinh vừa học văn hóa Trung học phổ thông vừa học nghề; Học sinh học 2 chương trình đào tạo (Trung học phổ thông và Cao đẳng); Sau 4 năm học, tốt nghiệp nhận nhận 2 bằng (Trung học phổ thông, Cao đẳng chính quy)" . Đó là thực tế rất đáng lo ngại và cần được xem xét, kiểm tra.
Đường ra biển lớn tự chủ đại học là tự chủ học thuật Tự chủ học thuật là văn hóa, là nhu cầu tự thân của giáo dục đại học, gắn liền với năng lực nguồn nhân lực và năng lực nghiên cứu đào tạo các trường đại học. Trong những quyền tự chủ cơ bản của các trường đại học, tự chủ học thuật được đánh giá là có cơ chế thông thoáng nhất hiện...