Bài 4: Sử dụng sách giáo khoa ở nước Anh, câu chuyện đáng để suy ngẫm!

Theo dõi VGT trên

(CLO) Theo GS. TS Bùi Thị Minh Hồng, hiện công tác tại, Đại học Thành phố Birmingham, Anh Quốc; Giám đốc Mạng lưới Giáo dục AVSE Global, ở Anh bà hầu như không biết mặt sách giáo khoa của con cho tới tận năm lớp 12 trước khi con vào đại học.

“Ở Anh quốc tôi hầu như không biết mặt SGK của con”

Tiếp tục loạt bài viết; “Đổi mới sách giáo khoa (SGK) tại Việt Nam đối sánh với quốc tế”, Báo Nhà báo & Công luận xin giới thiệu những chia sẻ của GS. TS Bùi Thị Minh Hồng, hiện công tác tại Đại học Thành phố Birmingham, Anh Quốc; Giám đốc Mạng lưới Giáo dục AVSE Global, về trải nghiệm giáo dục của bà tại Anh quốc.

Bài 4: Sử dụng sách giáo khoa ở nước Anh, câu chuyện đáng để suy ngẫm! - Hình 1

GS Bùi Thị Minh Hồng (ngoài cùng bên trái) gặp gỡ các đồng nghiệp sau đại dịch Covid-19.

Theo GS. TS Bùi Thị Minh Hồng: “Là một nhà giáo dục, lại nghiên cứu sâu về phát triển nguồn nhân lực, tôi khá quan tâm tới SGK ở Việt Nam. Cũng vì một phần tôi đã sống và học ở Việt Nam, đồng thời chứng kiến con tôi đi học ở nước Anh nên tôi có sự so sánh được hơn về SGK”.

Theo đó, ở Việt Nam xã hội hóa SGK gần như từ thế hệ của bà, từ 40 năm về trước. Bố mẹ bà đã phải bỏ t.iền mua SGK cho các con từ ngày đó. Do nghèo nên chị em bà thường tái sử dụng sách của các anh chị khóa trên, chỉ mua bổ sung những cuốn thất lạc.

“Còn ở nước Anh thì tôi hầu như không biết mặt SGK của con cho tới tận năm lớp 12 trước khi con vào đại học thì thi thoảng có mượn vài cuốn sách Toán và Vật lý của trường mang về. Trước đó, con có xin tôi mua vài cuốn truyện kinh điển nằm trong chương trình văn học của trường vì con nói truyện đó trong thư viện có hạn mà ai cũng cần đọc” – GS Bùi Thị Minh Hồng chia sẻ.

Tìm hiểu về giáo dục phổ thông ở nước Anh, bà Hồng cho biết: “Nước này có Chương trình Giáo dục Quốc gia (CTGDQG) dài hơn 200 trang quy định cụ thể và chi tiết các môn học bắt buộc và tự chọn, tùy thuộc vào quyết định của từng trường công.

CTGDQG này chỉ áp dụng với các trường công, chứ không áp đặt cho trường dân lập hay nhà thờ. Kể cả đối với trường công thì CTGDQG này cũng ghi rõ: CTGDQG chỉ là một phần của giáo dục t.rẻ e.m.

Điều quan trọng là nước Anh khuyến khích giáo viên phát triển các bài học thú vị và kích thích sự phát triển kiến thức, hiểu biết và kỹ năng của học sinh như một phần của chương trình học rộng hơn mà mỗi trường lựa chọn đưa công khai lên website của trường”.

Vai trò của người thầy quan trọng hơn nhiều SGK

Theo GS Bùi Thị Minh Hồng, mỗi một học kỳ, giáo viên có những buổi bồi dưỡng, trao đổi học thuật và chia sẻ các cách làm hay với đồng nghiệp để nhà trường cùng tạo ra và theo đuổi các giá trị giáo dục cho học sinh. Qua đó để thấy vai trò của người thầy quan trọng hơn rất nhiều SGK”.

Bài 4: Sử dụng sách giáo khoa ở nước Anh, câu chuyện đáng để suy ngẫm! - Hình 2

Sử dụng tiết kiệm SGK là mục đích hướng tới của nhiều nền giáo dục.

Video đang HOT

Cần tôn trọng sự kế thừa trong viết SGK

Bàn về cải cách SGK tại Việt Nam, GS. TS Bùi Thị Minh Hồng tỏ ra băn khoăn về việc các lần cải cách SGK, nhiều cuốn sách phủ định sạch trơn những gì hay, có giá trị đã tạo ra từ những bộ SGK trước đó.

Trong khi, khoa học cơ bản và triết lý giáo dục về Chân-Thiện-Mỹ-Hòa của phổ thông là khá trường tồn, trừ một số môn học mới liên quan tới công nghệ hay lịch sử hiện đại. “Vậy thì tại sao cần viết lại mới hoàn toàn?

Đó là chưa kể đưa các TS, GS chưa từng dạy phổ thông vào biên soạn sách chắc gì đã tốt hơn các nhà giáo 30 năm kinh nghiệm dạy, học và làm việc với cả ngàn con trẻ! Nhất là đối với nhiều TS mới vừa tốt nghiệp, nghiên cứu chưa có gì sâu rất khó viết được sách phù hợp với đối tượng là t.rẻ e.m.

Quay trở lại với ví dụ tôi nêu ở trên, tôi thấy tại sao không đặt vai trò sáng tạo của giáo viên lên hàng đầu, ít nhất là trên SGK?” – GS Hồng nhấn mạnh.

Ở Việt Nam viết SGK như một “công trường thầm lặng”

Trên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam ông Ngô Trần Ái, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC) – một đơn vị tham gia làm SGK ở Việt Nam chia sẻ, bên cạnh đội ngũ tác giả tâm huyết là hàng trăm biên tập viên, họa sĩ, cán bộ, nhân viên hành chính, quản trị, tài chính, truyền thông,… cùng làm việc như một “công trường thầm lặng” với tinh thần đoàn kết, quyết tâm, sẵn sàng vượt qua khó khăn, vất vả để hoàn thành nhiệm vụ.

SGK điện tử là giải pháp?

Trước việc nhiều người quan tâm đến vấn đề đổi mới chương trình và SGK tại Việt Nam, GS Bùi Thị Minh Hồng cho rằng, bà rất chia sẻ với phụ huynh học sinh về gánh nặng sách cũng như nội dung có vẻ càng cải cách càng nhiều sạn. Theo cách thức mới bây giờ dùng ngân sách nhà nước thì vẫn là người đóng thuế (tức là các phụ huynh và người lao động) phải gánh trả khoản sách đắt đỏ này. Bình mới nhưng rượu vẫn cũ.

Bài 4: Sử dụng sách giáo khoa ở nước Anh, câu chuyện đáng để suy ngẫm! - Hình 3

GS Bùi Thị Minh Hồng trong một chuyến công tác tại tỉnh Yên Bái.

“Tôi nghĩ tới môi trường khi hình dung hàng triệu cây xanh bị chặt để làm giấy in SGK. Nếu chúng ta không phải chặt cây để in SGK thì chúng ta sẽ có bầu không khí sống trong lành hơn, ít bị lũ lụt, thiên nhiên tàn phá hơn, các em nhỏ có thể tung tăng tới trường với chỉ vài cái bút, giá vẽ, bản sách nhạc hay món đồ chơi nho nhỏ, thay vì phải ‘cõng’ SGK tới trường như hiện nay” – GS Hồng bày tỏ quan điểm.

Xu hướng sử dụng SGK điện tử trên thế giới

Theo GS Bùi Thị Minh Hồng thì nhiều nước trên thế giới đã làm SGK điện tử cả thập kỷ nay để giảm bớt gánh nặng về môi trường và kinh tế. Vậy chúng ta có nên học theo? Mỗi học sinh đi học sẽ được cấp một tài khoản truy cập SGK. Giáo viên lên lớp truy cập vào sách, các tài liệu tham khảo và mở trên màn hình lớn, trong khi vẫn có thể sáng tạo cách dạy của mình để cuốn hút học trò.

Cũng theo bà Bùi Thị Minh Hồng, trong thời đại số, SGK điện tử cho phép thay đổi nội dung dễ dàng, nhanh chóng và tốn ít nguồn lực nhất. Ví dụ, 800,000 giáo viên trong quá trình giảng dạy sẽ phản biện lại những điều chưa hay của chương trình, gợi ý nội dung hay hơn, thực tế hơn. Bộ Giáo dục chỉ việc điều chỉnh trên hệ thống, thông báo tới giáo viên, chứ không cần in lại cả triệu cuốn sách, chặt cả ngàn cái cây, hay huy động cả ngàn TS, GS vào làm sách phổ thông.

Thêm nữa, giờ đây chúng ta có thể tham khảo vô số sách về giáo dục khoa học, kỹ thuật và tiếng Anh trên nhiều trang giáo dục miễn phí như Khan Academy. Vậy chúng ta có nên tốn thêm nguồn lực nếu như không thể viết hay hơn được, ngay với cả các bộ sách trước đó? Nên chăng chúng ta cần tập trung vào việc kế thừa và phát triển SGK tiếng Việt và Văn học cho thật hay và có giá trị?

Cũng theo GS Bùi Thị Minh Hồng, giáo dục là việc trồng người trăm năm. Tương lai của thế hệ sau chúng ta có thể sẽ rất phức tạp, nhiều bất định và thay đổi vô cùng nhanh. Vì vậy SGK và các nhà giáo dục nên tập trung vào phát triển các giá trị cốt lõi và các kỹ năng học tập suốt đời giúp công dân thay đổi, thích ứng linh hoạt và chủ động với sự thay đổi của môi trường và xã hội xung quanh.

“Tôi tin Việt Nam sẽ thịnh vượng bền vững khi đào tạo được các thế hệ công dân toàn cầu nhưng hành động tại chỗ có trách nhiệm. Do đó về vấn đề này, theo quan điểm tư duy hệ thống của tôi là: đầu tư mọi nguồn lực vào đào tạo và phát triển giáo viên hơn là SGK” – GS Bùi Thị Minh Hồng nhấn mạnh.

Hé lộ nỗi vất vả 'không tên' của giáo viên ở thời điểm 'giao thời' đổi mới

'Nhiều khi sợ học sinh giỏi hỏi, đúng chuyên môn của mình thì không sao, nhưng với phân môn Vật lý và Sinh học thì phải xử lý bằng tình huống sư phạm'.

Liên quan đến việc triển khai dạy và học các môn tích hợp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường trung học cơ sở, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có loạt bài phản ánh về những khó khăn khi thực hiện tại các địa phương.

Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam cũng đã có cuộc trao đổi với cô giáo Lê Thanh Quỳnh - Giáo viên dạy Hóa học của một trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong lần liên hệ đầu tiên, phóng viên chỉ nghe thấy tiếng gió và sự vội vàng, hỏi ra mới biết cô đang phải di chuyển để kịp tiết dạy liên trường do địa phương còn thiếu giáo viên.

Tranh thủ lúc vừa dạy xong và trước khi phải soạn giáo án, cô Quỳnh dành thời gian trao đổi với phóng viên. Cuộc trò chuyện hé mở nhiều những nỗi vất vả không tên của giáo viên trong thời điểm "giao thời" của công cuộc đổi mới giáo dục còn nhiều bộn bề.

Một giáo viên dạy cùng một môn nhưng phải soạn hai giáo án

Hiện nay, ngoài đảm nhận dạy chính tại trường của mình, cô Quỳnh còn được phân thêm dạy liên trường tại một trường trung học cơ sở khác trên địa bàn.

Ở cơ sở chính hiện đang phân 3 giáo viên dạy cùng một môn tích hợp, nghĩa là Cô Quỳnh chỉ đảm nhận dạy phân môn Hóa học theo đúng chuyên môn được học. Tuy nhiên, ở cơ sở cô Quỳnh phụ trách dạy liên trường, nhà trường phân 1 giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên, do đó một mình cô Quỳnh đảm nhận cả 3 phân môn Vật lý, Hóa học và Sinh học.

Như vậy mặc dù đều đảm nhận dạy môn Khoa học tự nhiên, tuy nhiên một mình cô Quỳnh phải chuẩn bị hai giáo án khác nhau cho 2 cơ sở.

Được đào tạo ngành sư phạm Hóa - Sinh, tuy nhiên hơn 20 năm đi dạy, cô Quỳnh chỉ tập trung vào môn Hóa học. Đến nay, khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 với bộ môn Khoa học tự nhiên, cô Quỳnh được phân công giảng dạy môn học mới này, nghĩa là đảm nhận thêm phân môn Vật lý và Sinh học.

"Hiện tại tôi vừa dạy vừa học, tranh thủ thời gian rảnh hay buổi tối muộn là phải đọc rất nhiều thì ngày mai mới lên lớp được. Lo lắng nhất là việc dạy kiến thức liên quan đến Vật lý, nên nhiều hôm tối muộn rồi vẫn phải gọi điện hỏi thầy giáo bộ môn Vật lý những nội dung này thì nên truyền đạt như thế nào để học trò hiểu..." cô Quỳnh tâm sự.

Dù đã có hơn 20 năm kinh nghiệm đi dạy, trải qua bao cuộc thi giáo viên dạy giỏi đến bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, tuy nhiên khi dạy theo chương trình mới, cô Quỳnh phải thừa nhận rằng mình sợ những câu hỏi khó từ học trò:

"Nhiều khi cũng sợ học sinh giỏi hỏi, đúng chuyên môn của mình là môn Hóa học thì không có trở ngại gì, nhưng với phân môn Vật lý và Sinh học, nếu học sinh hỏi vấn đề sâu thì mình phải xử lý bằng tình huống sư phạm; còn về kiến thức thì phần nào cũng hạn chế nên phải có sự chuẩn bị, tìm hiểu thêm mới dám trả lời học trò".

Mong muốn "trả đúng lại đúng vị trí cho từng bộ môn"

Ở cơ sở chính, cô Quỳnh được phân dạy đúng chuyên môn của mình, tuy nhiên việc cả 3 giáo viên cùng dạy một môn tích hợp cũng gây ra không ít khó khăn. Theo đó, trở ngại đầu tiên chính là thời gian biểu của thầy cô đi dạy khi lịch thay đổi thường xuyên, không đảm bảo số tiết quy định 18-19 tiết/tuần đối với giáo viên trung học cơ sở. Tiết dạy sẽ phụ vào thuộc chủ đề trong sách giáo khoa, thời khóa biểu cụ thể của cơ sở. Cụ thể cô Quỳnh lý giải:

"Sách giáo khoa thiết kế cho một người dạy, thì phải hết phần này mới đến phần khác; trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường yêu cầu giáo viên phải dạy cuốn chiếu theo trình tự chương, bài trong sách, do đó có những giai đoạn giáo viên Hóa học tất bật với 24 tiết/tuần, rất quá tải, trong khi giáo viên Sinh học hay Vật lý thì chỉ 9, 10 tiết/tuần và ngược lại".

Thêm một khó khăn nữa theo cô Quỳnh đó là việc 3 giáo viên cùng nhau ra một đề thi.

"Việc 3 giáo viên cùng nhau ra một đề thi thì đảm bảo cam kết chất lượng cũng rất khó, từ lên ma trận đề, đáp án, phân loại từng đối tượng học sinh,... Và cá nhân tôi nghĩ rằng rất khó tránh khỏi việc không thể sâu sát với từng học trò về nội dung kiến thức các em chưa vững khi có tới cùng 3 phân môn trong một đề thi".

Từ đó, cô giáo thiết tha mong muốn "trả lại đúng vị trí cho từng bộ môn":

"Dẫu biết đổi mới là điều cần thiết, tuy nhiên với giáo viên, chúng tôi thấy rằng để học trò hiểu sâu và đầy đủ kiến thức thì việc học các môn theo cách truyền thống sẽ tốt hơn nhiều.

Ví dụ như theo sách giáo khoa mới, phân môn Hóa học ở lớp 6 chỉ học 2 chương, tức là nửa học kì 1 là đã hết kiến thức. Học sinh phải chờ đến sang đầu kì 1 lớp 7 mới học tiếp kiến thức Hóa học.

Mới học 1-2 tháng rồi "bỏ" một thời gian dài, tôi tự hỏi liệu rằng với trình độ còn non nớt, chưa có nhiều kiến thức để có khả năng xâu chuỗi kiến thức thì các em sau khoảng 10 tháng mới học lại, trong quá trình đó các em còn nhiều môn khác, vậy kiến thức còn nhớ được bao nhiêu hay rơi rụng hết?" cô Quỳnh đặt ra câu hỏi.

Khi phóng viên đề cập về việc học bồi dưỡng để có chứng chỉ dạy liên môn, cô Quỳnh cho biết nếu có lớp thì cô chắc chắn sẽ đi học để đáp ứng đầy đủ yêu cầu dạy học theo chương trình mới, tuy nhiên cô đặt ra câu hỏi về chất lượng của chứng chỉ bồi dưỡng:

"Sở có bồi dưỡng đào tạo cho giáo viên chúng tôi thì hiện tại cũng là một cái chứng chỉ chứ không phải là một cái bằng. Trong khi bằng chuyên môn cần 4 năm đào tạo, liệu rằng chỉ vài tháng đào tạo chứng chỉ thì tôi có đủ trình độ để đứng trước học sinh một cách tự tin hơn, hay chỉ là giải pháp "chống cháy" trước mắt?

Hơn nữa, độ t.uổi hiện tại của tôi hiện nay đã là 44 t.uổi, việc tiếp cận kiến thức mới rất vất vả. Theo tôi cứ để giáo viên được dạy đúng theo chuyên môn của họ thì sẽ tốt hơn rất nhiều lần việc để giáo viên Hóa học sang dạy Vật lý.

Mặc dù bây giờ các trường sư phạm cũng đã có chương trình đào tạo sư phạm Khoa học tự nhiên, tuy nhiên số người học này chưa ra trường, nếu ra trường thì còn phải qua giảng dạy thực tế mới đ.ánh giá được chất lượng.

Việc học chứng chỉ bồi dưỡng tích hợp không thể tổ chức ồ ạt được, mà phải theo kiểu vừa học vừa làm, như vậy tôi cũng khó chắc bản thân mình có thể tập trung 100% cho việc học không bên cạnh khối lượng công việc khổng lồ; chưa kể quá trình tiếp cận kiến thức chỉ vài tháng thôi là không thể đủ được".

Theo lý giải của cô Quỳnh, "đặc thù trường trung học cơ sở mà cô đang dạy là trường có chất lượng tốt, học sinh so với mặt bằng chung đều là các em khá giỏi, với lớp 6,7 các em còn nhỏ, kiến thức còn dễ, các cô còn đảm nhiệm được, nhưng ở lớp cao hơn, nếu các em cảm nhận được kiến thức của cô dạy mình còn "non" thì giáo viên không tự tin đứng trước học sinh được nữa. Khi đã lớn, các em có thể sẽ phản biện lại giáo viên với những kiến thức các em cho là đúng mà giáo viên nếu không vững vàng chuyên môn có thể không giải thích hay trả lời các em được".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tuấn Hưng - Duy Mạnh tổ chức đêm nhạc, được tài trợ 3 tỷ ủng hộ đồng bào
19:38:47 13/09/2024
Phương Oanh: 'Tôi rất buồn và không ngờ làm việc thiện cũng dính thị phi'
19:36:42 13/09/2024
Căng: Xuân Lan - Anh Thư "khẩu chiến" vì ồn ào từ thiện phông bạt của Ưng Hoàng Phúc
23:39:43 13/09/2024
Lý do Hồ Ngọc Hà xin dừng biểu diễn tại chung kết Miss Universe Vietnam 2024
21:31:17 13/09/2024
Một nam diễn viên: Đói tới mức phải lấy lá cây ăn, đổi đời nhờ Lê Công Tuấn Anh bận việc
21:34:16 13/09/2024
Nam diễn viên hạng A "nuốt trọn" 1.200 tỷ t.iền từ thiện
23:51:13 13/09/2024
Tỉ phú Elon Musk 'gây chiến' với Taylor Swift
21:14:59 13/09/2024
Vợ chồng Đàm Thu Trang - Cường Đô La âm thầm làm điều này trong thời gian ở ẩn
20:11:37 13/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Louis Phạm lên tiếng khi bị check sao kê từ thiện, hàng loạt vụ "phông bạt" khác lộ ra gây chấn động

Netizen

01:38:57 14/09/2024
Mới đây, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đăng tải hơn 12.000 trang sao kê t.iền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, tưởng đã tuyệt chủng bất ngờ tái xuất

Lạ vui

01:31:30 14/09/2024
Sự xuất hiện của loài động vật tưởng chừng như đã biến mất hoàn toàn và tuyệt chủng từ hơn 60 năm trước khiến các nhà khoa học vô cùng kinh ngạc.

"Thiên sứ tội lỗi": Baifern Pimchanok bị lừa, có c.ảnh n.óng cần được gắn nhãn R

Phim châu á

23:54:34 13/09/2024
Tập 17 - 18 của phim Thiên sứ tội lỗi của Baifern Pimchanok vừa lên sóng và mang đến cho khán giả những tình tiết vô cùng bất ngờ.

Vũ Luân bất ngờ xin lỗi khán giả vì lý do này

Sao việt

23:48:49 13/09/2024
Mới đây, nghệ sĩ cải lương Vũ Luân lên tiếng xin lỗi khán giả vì minishow dự kiến diễn ra tại TP.HCM vào tối 15/9 sẽ tạm dừng.

Các sân bay Hàn Quốc sẵn sàng đón lượng khách kỷ lục dịp Trung thu

Thế giới

23:00:25 13/09/2024
Chủ tịch Tập đoàn sân bay quốc tế Incheon Lee Hag-jae cho biết: Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để đảm bảo rằng du khách có trải nghiệm thoải mái và thuận tiện trong dịp lễ Chuseok .

NSƯT Kim Tử Long nhớ lại khoảnh khắc mẹ mất mà vẫn phải lên sân khấu diễn

Tv show

23:00:23 13/09/2024
Trong chương trình Đời nghệ sĩ, NSƯT Kim Tử Long hé lộ những khó khăn, thử thách thuở mới bước chân vào sự nghiệp ca hát.

Nước sông rút dưới báo động 1, Phú Thọ triển khai tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn

Tin nổi bật

22:48:02 13/09/2024
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát về thời tiết và lũ trên sông Hồng, kịp thời phối hợp với Bộ Chỉ huyQuân sự tỉnh và các lực lượng tổ chức tìm kiếm cứu nạn.

Màn trình diễn của Lisa (BlackPink) bị cho là tệ nhất VMAs 2024?

Nhạc quốc tế

21:58:32 13/09/2024
Dù được kỳ vọng cao vì là nghệ sĩ biểu diễn nổi bật của BlackPink, nhưng màn trình diễn của Lisa lại không như mong đợi khiến nhiều người thất vọng.

Jennie "chạm trán" BABYMONSTER, G-Dragon, 2NE1 rục rịch, không ai chịu thua ai

Sao châu á

21:37:11 13/09/2024
Kpop tháng 10 tới đang hừng hực lửa khi hàng loạt nhóm nhạc nữ, nghệ sĩ solo nữ đ.ánh tiếng sẽ comeback chung một lượt. Người hâm mộ ai cũng rần rần, đứng ngồi không yên trước những cuộc chạm trán đầy căng thẳng này trên các BXH âm nhạc.

Cây đuôi công - loại cây phong thủy có ý nghĩa chiêu tài, lọc khí độc

Sáng tạo

20:46:48 13/09/2024
Trong phong thủy, cây đuôi công được xem là một loại cây hút tài lộc, may mắn, tượng trưng cho sự tròn đầy và thịnh vượng của gia chủ.

Kiều Minh Tuấn tăng 13kg, nuôi râu, tóc nửa năm để 'làm chồng' Lê Giang

Hậu trường phim

20:40:15 13/09/2024
Với mong muốn chuẩn bị tốt nhất cho vai diễn trong Cô dâu hào môn , Kiều Minh Tuấn mất nhiều tháng nuôi râu, tóc, tăng 13kg.