Bài 2: Dạy văn là “quẳng” học sinh vào đời sống
Bằng phương pháp dạy học tích cực, các giáo viên đã biến tiết dạy ngữ văn từ văn bản nhật dụng, thuyết minh hay tác phẩm văn chương, bài thơ… trở nên lôi cuốn, hấp dẫn học sinh hơn.
Để học sinh làm chủ
Mở đầu tiết thảo luận nhóm về văn bản “Tuyên bố của thế giới về quyền được bảo vệ, phát triển của trẻ em”, Cao Pham Tu Uyên, học sinh lớp 9/7 Trương THCS Linh Đông (Q.Thu Đưc, TP.HCM), đai diên nhom đưa ra luận điểm để nói về những thách thức mà trẻ em hiện nay phải đối mặt: “Các bạn thấy đấy, ở lứa tuổi chúng ta, đi học là cần được vui, với đầy những kỷ niệm đẹp.
Nhưng thực sự một số bạn không có được cảm giác đó. Cho dù học giỏi hoặc tệ; xinh đẹp hay bình thường… nhưng nếu họ không theo số đông sẽ dễ bị tẩy chay. Nhẹ không sao. Nặng sẽ rơi vào trạng thái buồn chán. Càng ngày càng khép mình và cảm thấy không có ai thực sự tin tưởng họ…”.
Hoc sinh của thầy Hoàng Văn Đồng hao hưng khi lam chu bai hoc
Vân đê đươc nhom mô xe đa khiên thây Hoang Văn Đông, giao viên văn cua lơp không thê dưng câu chuyên ơ nôi dung sach giao khoa, ma hương đên vân đê ngoai văn ban đê học sinh giai bay suy nghi: “Vậy làm thế nào để gỡ rối cho nhưng bạn ấy?”. Bôn nhom cung thao luân va trả lời ngắn gọn: đồng cảm và thấu hiểu sẽ chia sẻ mọi thứ.
Chon môt trong sô những nguyên nhân học sinh đưa ra để gọi tên những thách thức của trẻ, thây Đồng đưa ra một phiếu khảo sát nhanh: trong một ngày, ba mẹ dành cho bạn bao nhiêu thời gian? Kết quả nhận được khá bất ngờ, số học sinh được ba mẹ dành 5-10 phút đê tro chuyên môi ngay vơi mong muôn thâu hiêu nôi tâm con chưa đầy 1/3 lớp. Hơn 2/3 học sinh con lai luôn khat khao đươc cha me “lăng nghe”.
15 phut đâu tiên cua tiêt hoc khiến học sinh hứng thú hơn và chơ đơi đươc hoc phần tiếp theo. Trước đó, lớp được chia thành bốn nhóm phụ trách bốn nội dung của văn bản: lý do, sự thách thức, cơ hội và nhiệm vụ. Thây gợi mở phương pháp trình bày như: vẽ tranh thuyết trình, hệ thống theo sơ đồ tư duy, làm PowerPoint… để môt tiêt hoc văn sinh động và học sinh sáng tạo trong cách trinh bay. Trong suôt tiết học, học sinh hoàn toàn làm chủ.
“Tôi khá bất ngờ với cách làm chủ nội dung của các em. Thay vì sách giáo khoa, học sinh đã đưa ra những vấn đề liên quan ngay tại trường lớp và địa phương sinh sống. Điều đó khiến cho tiết học sôi nổi hẳn”, thầy Đồng noi vê thai đô đon nhân bài học cua học sinh trước nỗ lực thay đổi phương pháp dạy văn của mình.
Ở tiêt hoc khac, thây Đông cho học sinh vẽ lại bức tranh Chiếc lá cuối cùng (trong truyện ngắn cùng tên của tác giả O. Henry) và một sản phẩm tự chọn liên quan truyện ngắn Cô bé bán diêm của tác giả Andersen để thuyết trình cho thông điệp của văn bản.
Video đang HOT
Theo thây Đông, viêc cho học sinh lam viêc qua tranh anh la phương phap giao duc kich thich kha năng lam viêc nhom cung như tao điêu kiên đê học sinh phat huy tri tương tương, sang tao luôn co ơ cac em. Đông thơi, san phâm sau môi bai hoc không chỉ dừng lại ở các ý tưởng vẽ tranh, tạo màu mà con là cách trình bày giản dị và sáng tạo của học sinh chưa đến tuổi 15. Thông qua nhưng san phâm đo, năng lưc, sơ trương cua học sinh đươc thê hiên ro. Đo cung la môt trong nhưng tiêu chi ma chương trinh giao duc phô thông đang hương tơi.
“Nhờ những họa tiết và hình ảnh, học sinh gần như thuộc văn bản. Tôi khuyến khích các em treo những bức vẽ đẹp xung quanh lớp, đó sẽ là lời nhắc cho những bạn cư xử còn thiếu tình thương”, thây Đông tâm huyêt.
Phát huy năng lực sáng tạo
Mở đầu tiết dạy về văn bản nhật dụng, xoay quanh nội dung trái đất năm 2000 đối mặt với tác hại của túi ni-lông, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, thầy Đào Minh Kha, giáo viên văn khối Tám Trường THCS Chu Văn An (Q.1), chọn cách đặt câu hỏi: “Ai đã để túi ni-lông không đúng chỗ?”, khi nhìn thấy một túi ni-lông trong lớp.
Đặt câu hỏi là một cách thu hút sự tập trung của học sinh vào bài học. Thầy Kha tiếp tục hỏi: “Hằng ngày, các em sử dụng nhiều túi ni-lông không? Tác dụng, tác hại như thế nào?”. Sau câu trả lời, học sinh được giao việc so sánh lợi ích và tác hại của túi ni-lông bằng cách liên hệ thực tiễn cuộc sống, thảo luận nói lên suy nghĩ của mình, rút ra bài học cho bản thân. Rồi thầy Kha “chốt” lại vấn đề, kết luận nội dung.
Đối với dạy văn thuyết minh trong đời sống qua dự án tích hợp liên môn, ở dự án Định hướng và phát triển bền vững phố đi bộ Bùi Viện, học sinh được chủ động lên kế hoạch, trực tiếp đến khu phố khảo sát văn hóa các khách du lịch địa phương và nước ngoài. Sau đó, học sinh làm bài thu hoạch dưới hình thức PowerPoint làm cơ sở để thuyết trình.
“Thông qua các hoạt động, học sinh được rèn các kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, làm việc nhóm, thuyết trình, soạn thảo văn bản, làm PowerPoint, sử dụng tiếng Anh giao tiếp… Đồng thời, học sinh biết thêm về văn hóa TP.HCM để làm giàu thông tin trong bài cảm nhận sau cùng”, thầy Kha cho biết.
Theo thầy Kha, phương pháp truyền thụ một chiều sẽ khiến học sinh bị động, dễ bị triệt tiêu năng lực sáng tạo. Vì vậy, trong quá trình dạy học, người thầy nên đóng vai trò hướng dẫn, khuyến khích học sinh chủ động tiếp cận vấn đề, tìm hiểu, đánh giá sự việc. Đây là điều kiện hình thành thái độ, ý thức tự chủ trong học tập của học sinh và phát huy năng lực sáng tạo.
Bằng phương pháp dạy học tích cực, các tiết dạy ngữ văn của thầy Kha, từ văn bản nhật dụng, thuyết minh hay các tác phẩm văn chương, các bài thơ… không còn khô khan. Với dự án Định hướng và phát triển bền vững phố đi bộ Bùi Viện, thầy Kha cho rằng, điều có giá trị là học sinh thấy được học văn gắn bó chặt chẽ với đời sống. Qua đó, giáo dục tư tưởng, thẩm mỹ, đạo đức, nhân cách học sinh. Các em biết cảm nhận cái đẹp, làm giàu vốn sống và trưởng thành hơn trong nhận thức. Đây là nền tảng để các em phát huy năng lực bản thân.
(Còn tiếp)
Bài 1: Tiết học vật lý và những cuộc thi tài thú vị
Không chấp nhận tụt hậu, nhiều giáo viên mạnh dạn "cởi bỏ" lối dạy truyền thống, xây dựng phương pháp dạy học tích cực để lôi cuốn học sinh vào bài học, thúc đẩy tinh thần chủ động tiếp cận kiến thức, phát huy năng lực sáng tạo của học sinh.
Để học sinh chịu học, phải làm cho các em thích trước đã. Thầy Phạm Đông Phương, giáo viên môn vật lý Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.11, TP.HCM), nói về phương pháp dạy học của mình.
Nào ta cùng... ngước
Khi các đội thi đã vào vị trí sẵn sàng cho cuộc thi Tên lửa nước 2020, thầy giáo Phạm Đông Phương với mái tóc "muối nhiều hơn tiêu" lại lóc cóc leo lên sân thượng Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
"Bảy năm tổ chức cuộc thi này, tôi chữa được căn bệnh sợ độ cao của mình", thầy nói vui khi đứng trên sân thượng của ngôi trường bốn tầng lầu nhìn xuống những học trò dưới sân. Tiếng reo hò của học sinh dội lên khiến thầy cảm thấy cái nắng chói chang những ngày cuối tháng 11 như dịu đi, và nghề dạy học cũng "dịu dàng" hơn bao giờ hết.
Sau hiệu lệnh "bắt đầu!" được đếm ngược từ 10 về 0 của cô giáo làm trọng tài mặt đất, những chiếc tên lửa phóng lên giữa không trung; đồng thời, những cột nước phun lên như những cột khói máy bay phản lực vỡ ra, bắn tung tóe khắp sân trường.
Thầy Phạm Đông Phương hướng dẫn học sinh chế tạo tên lửa nước
Cứ mỗi lần chiếc tên lửa bay lên, cả ngôi trường rung chuyển giữa ngàn tiếng hò reo. Hàng trăm khuôn mặt từ sân trường cũng như ở lan can các tầng lầu đồng loạt ngửa lên nhìn trời.
Khoảnh khắc tên lửa bay lên diễn ra trong phút chốc, nhưng sự phấn khích của học sinh thì dường như vẫn để lại dư âm suốt nhiều ngày sau đó. Dù đội thi phóng tên lửa nước là phe nào thì mọi sự quan tâm, cổ vũ đều hào hứng như nhau. Đó thật sự là ngày hội của học sinh. Những khuôn mặt giãn ra sau những nụ cười, áp lực học tập tạm thời lắng xuống.
Cuối cùng, đội thi đến từ lớp 12A2 đã vượt qua 71 đội thi khác để trở thành nhà vô địch cuộc thi với độ cao tên lửa và độ bung dù tuyệt đẹp, thuyết phục ban trọng tài cũng như toàn thể học sinh. Bên cạnh đó, dù là đàn em "chân ướt chân ráo" vào trường, nhưng đội tên lửa lớp 10A11 được đánh giá là một đội trẻ có tiềm năng phát triển.
Các trận đấu hấp dẫn như thế đã diễn ra đều đặn bảy năm qua, thu hút đông đảo học sinh tham gia và cổ vũ. "Về mặt kỹ thuật, các đội thi năm nay đã tiến bộ rõ rệt. Nhiều đội đầu tư cho đầu tên lửa, dàn phóng, thời gian thử nghiệm nên chất lượng cuộc thi rất cao. Điều đáng quý là các đội đã chuẩn bị tốt và thi đấu hết mình", thầy Phương nhận xét sau trận chung kết.
Thích thì mới học
Tên lửa nước là cuộc thi vận dụng kiến thức chuyển động phản lực - một bài học môn vật lý lớp Mười. Khi phóng một tên lửa, khối khí bên trong được đốt nóng sẽ tạo nên lực đẩy cực mạnh giúp tên lửa đi lên. Ở đây, học sinh sẽ tận dụng những gì mình có, là một chai nhựa, ống nước và bơm nén khí bên trong...
Tên lửa nước là một sân chơi thường niên, với cuộc thi đầu tiên được tổ chức từ năm 2013, cũng là năm đầu tiên thầy Phương về trường. Do gắn với chương trình lớp Mười, nên khi phát động cuộc thi, cả ba khối cùng tham gia. Toàn trường có 46 lớp, nhưng có đến 72 đội dự thi. Nhiều lớp đăng ký hai đội, năn nỉ thầy cho thi.
Học sinh phấn khích trong hoạt động mang tính thực tế hóa những kiến thức từ bài học
Nói đùa rằng, mục đích cuộc thi "là một liệu pháp giúp học sinh chống... trầm cảm sau thi", tuy nhiên, hoạt động này như một cách khiến học sinh chịu học hơn. "Để học sinh chịu học, phải làm cho các em thích trước đã. Thích thì mới học", thầy Phương nói. Sân chơi đó còn bắt nguồn từ trăn trở của người thầy 15 năm trong nghề, là làm sao để nâng chất lượng đầu vào, để học sinh thấy rằng, đến trường được học, được chơi, được làm này làm nọ, và để không phụ lòng phụ huynh đã tin tưởng gửi gắm con vào trường.
Trần Như Huỳnh, học sinh lớp 12A4, cho biết các bạn đã tham gia cuộc thi với rất nhiều niềm vui và phấn khích. Thông qua cuộc thi, các bạn không chỉ nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, sự đoàn kết giữa các thành viên trong đội để chế tạo thành công tên lửa nước, mà còn có cơ hội thực hành rất nhiều kiến thức môn học, như tính thể tích để cân bằng giữa áp lực khí và thể tích nước để bắn cao và mạnh, áp dụng vật lý về mũi nhọn xẻ gió để tên lửa bắn cao...
Với đội thi toàn nữ và tên lửa nước đã bay rất cao, nhưng đội của Huỳnh vẫn không có giải vì... các tên lửa khác bay cao hơn. Dù vậy, Huỳnh không buồn, vì những hoạt động này khiến em cảm thấy đời học sinh trở nên ý nghĩa.
"Đó không chỉ là sân chơi mà còn là nơi trau dồi kiến thức thực tế, gắn kết bạn bè, giúp thầy trò gần nhau hơn. Qua những vòng thi, quan sát, học hỏi để cải tiến, chỉnh sửa tên lửa của đội mình bay cao hơn, chúng tôi còn học được ở thầy sự kiên nhẫn và cố gắng", Hứa Tuyết Nhi, thành viên đội 12A4, chia sẻ.
Có lẽ, đó là lý do khiến học sinh Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa yêu quý thầy dạy vật lý. Đó cũng là lý do mà học sinh trường này có được những thành tích đáng nể, và cũng là những thành tích đầu tiên ở bộ môn vật lý kể từ khi thầy Phương về trường. Trong 15 năm theo nghề, thầy đã miệt mài với những thay đổi, sáng tạo trong dạy học để một môn học vốn khô khan trở nên hiệu quả, để học sinh đón nhận việc học đầy cảm hứng.
Ngoài tổ chức cuộc thi tên lửa nước ở quy mô toàn trường, và các đội thi của trường đạt giải cao trong các kỳ thi do Thành đoàn TP.HCM tổ chức, thầy Phương còn tổ chức cho học sinh tham gia cuộc thi đua xe năng lượng mặt trời do Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM tổ chức với mong muốn đưa kiến thức từ sách vở đến gần với thực tế cuộc sống; để học sinh, ngoài tri thức còn có kỹ năng tốt vào đời...
(Còn nữa)
Đề thi HSG Văn Quốc gia hay nhưng có những thử thách nằm ngoài cả văn chương Cô Trịnh Thu Tuyết nhận định: "Đề văn năm nay hay thì thật hay, nhưng vẫn là thử thách với không ít học trò và oái oăm thay là những thử thách có thể nằm ngoài văn chương". Hôm nay (25/12), diễn ra kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia THPT 2020. Các thí sinh tham dự môn thi Ngữ văn làm bài...