Bài 1: Bước đi chiến lược của ngành sư phạm Trường đại học Vinh
Việc thành lập Trường Sư phạm được đánh giá là một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển của Trường Đại học Vinh ( Nghệ An) hướng tới xếp hạng tốp 500 đại học hàng đầu châu Á.
Lễ công bố thành lập Trường đại học sư phạm – Trường đại học Vinh.
Hơn 60 năm xây dựng và phát triển ngành sư phạm
Ngày 21/7/2021, Hội đồng trường Trường Đại học Vinh đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-HĐT về việc thành lập Trường Sư phạm thuộc Trường Đại học Vinh.
Trường Đại học Vinh tiền thân là Trường Đại học Sư phạm Vinh – là cơ sở đào tạo sư phạm chủ chốt và có uy tín trong cả nước, đã cung cấp hàng chục nghìn giáo viên các cấp, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước.
Từ khi thành lập đến nay, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên đã trở thành truyền thống và thế mạnh của Trường Đại học Vinh. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời bình cũng như thời chiến, khi ở thành phố Vinh hay ở các địa phương nơi sơ tán, nhà trường luôn kiên trì với nhiệm vụ đào tạo giáo viên mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Lớp học tại giảng đường.
Nhà trường đã và đang có nhiều đóng góp to lớn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và đề xuất, đóng góp nhiều luận cứ khoa học làm nền tảng cho các cuộc cải cách, đổi mới giáo dục.
Là cơ sở giáo dục đại học đa ngành nhưng trường luôn lấy chất lượng đào tạo giáo viên làm nòng cốt để nâng cao chất lượng đào tạo các ngành ngoài sư phạm. Trường đã quán triệt và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Trải qua hơn 60 năm đào tạo, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tốt nghiệp từ Trường Đại học Vinh đã công tác ở hầu hết các vùng, miền, địa phương trong cả nước, đáp ứng yêu cầu về nhân lực giáo viên các cấp học, bậc học.
Trường Sư phạm được thành lập đáp ứng sự mong mỏi của nhiều thế hệ cán bộ, viên chức, sinh viên, học viên nhằm gìn giữ, nâng cao thương hiệu, vị trí của các ngành đào tạo giáo viên của Nhà trường, khẳng định truyền thống sư phạm hơn 60 năm xây dựng và phát triển của Trường Đại học Vinh.
Video đang HOT
Giáo viên trong Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc.
Trường Sư phạm được thành lập làm tăng vị thế của các khoa/ngành sư phạm trong trường, giúp cho Trường Đại học Vinh có một đơn vị đào tạo mới, đủ mạnh, xứng đáng với vị thế vốn có của các ngành sư phạm. Là cơ hội để tiếp tục nhận được sự quan tâm, ưu tiên đầu tư của Nhà nước, các cấp, các ngành và chính quyền các địa phương, của nhân dân và cộng đồng xã hội.
Đào tạo giáo viên trong giai đoạn mới
Trên thế giới, đào tạo giáo viên trong trường đại học đa ngành là mô hình phổ biến ở đa số các nước phát triển như: Hoa kỳ, Anh, Pháp, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn quốc,… Mô hình này tận dụng được thế mạnh của các ngành khoa học giáo dục, vừa tận dụng được thế mạnh của các ngành khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng; bổ sung cho nhau, tối ưu hoá được nguồn nhân lực đa dạng và phong phú của các trường đại học đa ngành trong đào tạo giáo viên.
Là một trường đại học đã khẳng định uy tín và đẳng cấp trong đào tạo giáo viên, Trường Đại học Vinh cần có những chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tổ chức, xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học để đào tạo giáo viên cho các trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu mới.
Từ năm 2016, trường được Bộ GD&ĐT chọn là 1 trong 8 cơ sở giáo dục đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục của cả nước; tham gia Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP)… khẳng định vị thế của Trường trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.
Từ năm 2017, Trường Đại học Vinh đã tiến hành tái cấu trúc, thành lập các viện đào tạo, trong đó có Viện Sư phạm Tự nhiên và Viện Sư phạm Xã hội. Mô hình hoạt động của các viện này đã khẳng định ưu thế, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành phát triển, tăng cường tính tự chủ, giải phóng các nguồn lực, thực hiện tốt chủ trương cải cách hành chính, tinh giản biên chế của Đảng và Nhà nước hiện nay.
Mô hình trên cũng cho thấy sự cần thiết tái cấu trúc mạnh mẽ hơn nữa để Trường Đại học Vinh có một trường sư phạm, phát huy hết được năng lực, chất lượng đội ngũ và truyền thống đào tạo. Đồng thời cũng là cơ hội để có thể đầu tư, phát triển các ngành đào tạo sư phạm của nhà trường.
Sinh viên sư phạm trong ngày vui tốt nghiệp.
Việc thành lập Trường Sư phạm cũng nhằm cải tiến mô hình đào tạo giáo viên từ năm 2021, phát triển hơn nữa ngành sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, giữ vững thương hiệu đào tạo sư phạm.
Khẳng định vị thế của Trường Đại học Vinh trong lĩnh vực đào tạo sư phạm, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, kỹ năng thực hành sư phạm cho sinh viên, đưa chương trình đào tạo của nhà trường đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, ngang tầm với khu vực và quốc tế, trước mắt là phù hợp với chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO, đáp ứng chuẩn đầu ra và yêu cầu của xã hội đối với ngành sư phạm
Những cải tiến nổi bật về chương trình đào tạo
Từ năm 2017, Trường Đại học Vinh đã triển khai Đề án xây dựng và phát triển chương trình đào tạo tiếp cận CDIO. Lần đầu tiên và cũng là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên của cả nước. Trường Đại học Vinh triển khai phát triển tiếp cận CDIO cho các ngành đào tạo giáo viên cho thấy sự quyết tâm mạnh mẽ của Nhà trường trong việc cải tiến chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội và đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Năm 2021, Trường Sư phạm được thành lập với chức năng chính là đào tạo trình độ đại học và sau đại học các ngành đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cho các bậc học và nhân lực chuyên môn nghiệp vụ khác cho ngành giáo dục.
Ngay khi mới ra đời, từ khóa 62 (tuyển sinh năm 2021), Trường Sư phạm đã tiếp tục cải tiến chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục của các trường phổ thông thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Những hoạt động của Trường đại học sư phạm – Trường Đại học Vinh.
Trường đã đưa các học phần dạy học dự án vào các chương trình đào tạo. Chương trình mỗi ngành sư phạm có 7 học phần dự án được phân bổ trong 8 học kỳ/4 năm học từ năm thứ nhất đến năm cuối, trong đó có 4 học phần khoa học giáo dục và 3 học phần khoa học cơ bản. Sinh viên sẽ được tiếp cận trường phổ thông và chủ động trong việc tổ chức học tập ngày từ học kỳ đầu tiên và thực tập nghề nghiệp ở học kỳ cuối cùng.
Ngoài ra việc cải tiến chương trình đào tạo, gắn dạy học dự án với nghiên cứu khoa học, chính sách đối với giảng viên và sinh viên sư phạm cũng được Trường chú trọng tạo nên luồng không khí mới trong công tác đào tạo giáo viên của Trường Đại học Vinh.
Các chương trình đào tạo của Trường Sư phạm đã và sẽ được kiểm định theo chuẩn Quốc tế và chuẩn quốc gia. Trong số 14 ngành đào tạo sư phạm, có 1 ngành (Sư phạm Toán học) đã được kiểm định và đạt tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn Quốc tế (AUN-QA), có 3 ngành (Sư phạm Hoá học, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học) đã được kiểm định và đạt tiểu chuẩn Quốc gia.
Hiện tại, Trường Sư phạm đang thực hiện quy trình kiểm định theo tiêu chuẩn Quốc gia cho 3 ngành học trên.
(Còn nữa)
Cơ hội nâng cao chuẩn nghề nghiệp nhà giáo
Đáp ứng yêu cầu đổi mới, đội ngũ nhà giáo không ngừng nâng cao trình độ. Đánh giá theo chuẩn trên Hệ thống TEMIS được cán bộ quản lý, nhà giáo hưởng ứng tích cực nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
Đánh giá theo chuẩn trên Hệ thống TEMIS được cán bộ quản lý, nhà giáo hưởng ứng tích cực nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
Dữ liệu quan trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực
Theo chia sẻ của cán bộ quản lý và giáo viên, đánh giá theo chuẩn trên Hệ thống TEMIS là dữ liệu quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống TEMIS được sử dụng để tổng hợp và phân tích năng lực nghề nghiệp của giáo viên và cán bộ quản lý theo từng trường và theo Phòng GD&ĐT. Từ đó, thấy được tổng quát nhu cầu bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, cán bộ quản lý. Phân tích, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ đáp ứng yêu cầu...
Theo thầy Nguyễn Văn Lâm, chuyên viên Sở GD&ĐT tỉnh An Giang, đánh giá theo chuẩn trên Hệ thống TEMIS thể hiện nhiều ưu điểm. Nhà trường, giáo viên thực hiện tốt các quy trình đánh giá TEMIS sẽ công khai, minh bạch. Thông qua các báo cáo, đánh giá đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác quản lý, nhất là thấy được nhu cầu bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và cán bộ quản lý. Thầy Lâm cho biết, quá trình thực hiện báo cáo TEMIS đã nhận được sự hỗ trợ của Trường ĐH Sư phạm TPHCM và Viettel trong tập huấn, hướng dẫn cho các trường, Phòng GD&ĐT.
Đặc biệt, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đánh giá đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn thời gian qua đã giúp theo dõi, đánh giá sự phát triển nghề nghiệp của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông. Từ đó, xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng sát thực tế hơn với từng tỉnh, từng huyện, từng trường và từng cá nhân.
Thông qua Hệ thống TEMIS, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường sẽ được đánh giá dựa trên 5 tiêu chuẩn: Phẩm chất nghề nghiệp; quản trị nhà trường; xây dựng môi trường giáo dục; phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội; sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Giáo viên được đánh giá dựa trên 5 tiêu chuẩn: Phẩm chất nhà giáo; phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực xây dựng môi trường giáo dục; phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc; ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục.
Đánh giá theo chuẩn trên Hệ thống TEMIS là dữ liệu quan trọng trong bồi dưỡng, nâng cao năng lực nhà giáo.
Công cụ đánh giá tin cậy
"Sau 2 năm triển khai, giáo viên được đánh giá theo chuẩn một cách công khai, minh bạch, chính xác. Các tiêu chí đánh giá trên TEMIS sát thực tế nên kết quả đánh giá là đáng tin cậy. Ngoài ra, việc lưu hồ sơ minh chứng trên hệ thống trực tuyến đầy đủ, dễ truy cập. Từ đó, mỗi người theo dõi được xu hướng phát triển năng lực chuyên môn của bản thân để có kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng phù hợp, đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, địa phương và ngành Giáo dục", cô Trần Thị Kiều Oanh, giáo viên Trường THCS Thị Trấn Trà Cú, huyện Trà Cú (Trà Vinh) cho biết.
Không chỉ giáo viên mà nhà trường nắm được tổng thể năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên qua TEMIS. Từ đó có cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển năng lực đội ngũ, tăng cường quản lý bằng công nghệ thông tin. Kết quả đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn trên hệ thống TEMIS là căn cứ để đánh giá chất lượng, hiệu quả và cập nhật các chương trình bồi dưỡng thường xuyên đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018 và đổi mới giáo dục.
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng, thông tin trên hệ thống TEMIS là đáng tin cậy. Từ hệ thống này biết được bao nhiêu người đã tham gia, phân loại giáo viên theo các loại hình, trình độ, môn học và có kế hoạch quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, đáp ứng các yêu cầu đổi mới.
Nhiều giáo viên đánh giá, thuận tiện nhất hệ thống TEMIS là việc lưu trữ. Mỗi người có thể truy cập, theo dõi, sử dụng dữ liệu bất kì lúc nào cần thiết mà không phải tìm kiếm lại. Tất nhiên, để có được hệ thống dữ liệu này, ban đầu phải dành công sức cập nhật minh chứng. Ví dụ như minh chứng về kết quả học tập, phải biết trích xuất kết quả rồi lưu thành file để tải lên.
Theo cô Lê Thị Quyên, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Hai, huyện Càng Long (Trà Vinh), năm đầu triển khai hệ thống TEMIS có gặp một số khó khăn do minh chứng còn mới, có người quên lưu lại. Sau đó nhà trường, giáo viên rút kinh nghiệm nên khắc phục được những khó khăn. Ghi nhận thực tế cho thấy, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên là chính xác, phù hợp với trường vì có định hướng trước những nội dung của trường và giáo viên chọn. Thông tin trên hệ thống TEMIS là rất đáng tin cậy và hài lòng...
Theo Ban Quản lý Chương trình ETEP (Bộ GD&ĐT), năm 2020, có 57/63 Sở GD&ĐT hoàn thành công tác đánh giá theo Thông tư 14 và Thông tư 20, bao gồm tải minh chứng lên lên hệ thống CNTT. Năm 2021, 63/63 Sở GD&ĐT triển khai công tác đánh giá. Đã sang năm thứ 2 thực hiện, công việc đã giảm tải, thuận lợi hơn rất nhiều đối với giáo viên và chỉ bao gồm cập nhật các minh chứng mới, để cập nhật hồ sơ của giáo viên. Khảo sát trên diện rộng cho thấy giáo viên phản ánh có một số khó khăn trong năm đầu, sang năm thứ hai, đã rất thuận.
Công cụ hữu ích, tin cậy của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục Đánh giá theo chuẩn trên Hệ thống TEMIS đang được triển khai thuận lợi ở các địa phương; trở thành công cụ hữu ích, tin cậy của cả giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Giáo viên đã quen đánh giá theo chuẩn trên Hệ thống TEMIS. Ảnh minh họa/ITN Giáo viên đã quen đánh giá trên TEMIS 2 năm nay,...