Bác sĩ nói gì về “thời gian vàng” trong điều trị đột quỵ?
Khi câp cưu và điêu trị đôt quỵ các bác sĩ thương nhăc đên “thơi gian vàng”. Điêu này có ý nghĩa gì?
Chia sẻ tại môt buôi hôi thảo mơi đây, TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ Bác cho biết, không phải tất cả mọi bệnh viện đều có thể chữa được đột quỵ kể cả ở các nước phát triển hay tại Việt Nam.
Tuy nhiên, tất cả các bác sĩ sau khi học 6 năm trong ngành Y đều có thể chẩn đoán ban đầu bệnh nhân có bị đột quỵ hay không nhưng không phải bác sĩ nào khi chẩn đoán được đột quỵ là có thể điều trị tốt cho bệnh nhân. Viêc chưa trị phụ thuộc rất lớn vào nhiêu yếu tố khác và viêc điều trị đột quỵ không phải nơi nào cũng giống nhau.
Các bác sĩ ở Bệnh viện Đột quỵ – Tim mạch Cần Thơ đang can thiệp cấp cứu cho bệnh nhân đột quỵ
Điều kiện để điều trị tốt cho bệnh nhân đột quỵ
Bác sĩ Cường cho răng, yếu tố nhân lực, đội ngũ chuyên môn là điều kiện cần và không thể thiếu trong tất cả các mô hình điều trị đột quỵ. Đối với một trung tâm đột quỵ/bệnh viện đột quỵ để đạt chuẩn trong điều trị bắt buộc phải có tối thiểu 5 chuyên khoa: Hồi sức cấp cứu, Chẩn đoán hình ảnh, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh, Can thiệp nội mạch.
Chuyên khoa Hồi sức cấp cứu: Nếu bệnh nhân đột quỵ đến mà không có bác sĩ hồi sức cấp cứu trong trường hợp bệnh nhân ngưng tim ngưng thở, nếu không cấp cứu kịp thời thì chỉ cần 4 phút bệnh nhân đã tử vong.
Video đang HOT
Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh: Nếu có tất cả các thiết bị như CT scan, MRI… mà không có bác sĩ chẩn đoán hình ảnh để đọc phim 24/24 thì không thể chẩn đoán được được sớm nhất cho bệnh nhân.
Chuyên khoa Nội thần kinh: Các bác sĩ nội thần kinh giúp đánh giá, phân loại đột quỵ như nhồi máu não hay xuất huyết não, đánh giá thang điểm glasgow, khám để loại trừ bệnh nhân có phải đột quỵ hay không.
Chuyên khoa Ngoại thần kinh: Trong trường hợp bệnh nhân có xuất huyết, túi phình, dị dạng, nhồi máu não diện rộng… khi đó bác sĩ ngoại thần kinh sẽ tham gia vào việc mở sọ giải ép, dẫn lưu não thất… Nếu đơn vị đột quỵ mà không có bác sĩ ngoại thần kinh sẽ làm tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.
Can thiệp mạch máu: Nếu một trung tâm đột quỵ/bệnh viện đột quỵ mà không có bác sĩ Can thiệp nội mạch sẽ có đến 30% bệnh nhân tử vong nếu bệnh nhân có những tắc nghẽn mạch máu lớn.
TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ thăm khám cho bệnh nhân.
Trong một bệnh viện, bắt buộc nhà lãnh đạo phải chuẩn bị được 5 nguồn nhân lực đó, phải xem vai trò của các chuyên khoa là như nhau, không có chuyên khoa nào quan trọng hơn chuyên khoa nào, phải phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng cùng đặt sinh mạng bệnh nhân lên hàng đầu.
Song song với điều kiện vê con người, trung tâm/bệnh viện đột quỵ còn phải có điều kiện đủ về cơ sở vật chất. Phải có máy móc trang thiết bị hiện đại như 2 máy MRI, 1 máy chụp mạch máu xóa nền DSA, 10 máy thở, hoặc ít nhất phải có CT để chẩn đoán bệnh nhân xuất huyết não hay nhồi máu não, CT phải đa lát cắt, phải chụp được thuốc tương phản cho bệnh nhân.
Để hoạt động một mô hình trung tâm/bệnh viện đột quỵ đòi hỏi sự đầu tư rất lớn, vì vậy không phải bệnh viện nào cũng có đủ những thiết bị này.
Thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ
Theo Bác sĩ Trân Chí Cương, môt yếu tố quan trọng quyết định viêc câp cưu thành công cho bênh nhân đôt quỵ là môc thơi gian vàng.
Khi một trường hợp đột quỵ đã có những dấu hiệu rõ ràng, các bác sĩ khuyến cáo người dân không đi đến một nơi mà không điều trị đột quỵ như tuyến xã, tuyến huyện. Ngươc lại khi bệnh nhân còn tỉnh táo như tê yếu, nói khó, miệng méo… cần nên đến ngay Trung tâm đột quỵ hoặc Bệnh viện đột quỵ gần nhất để được cứu chữa một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là đa số người dân còn lơ là chủ quan, cho rằng bệnh nhẹ, tự ở nhà theo dõi đến khi bệnh hôn mê, mất tri giác… mới đưa đến bệnh viện, như vậy vô hình chung đã mất đi thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ.
Bác sĩ Cường nhấn mạnh: “Bệnh nhân đột quỵ cần đến trung tâm y tế có cấp cứu đột quỵ gần nhất chứ không phải trung tâm y tế gần nhất. Vì trung tâm y tế gần nhất nếu không có cấp cứu đột quỵ sẽ càng làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Chỉ trong một trường hợp tiên quyết khi người bệnh mất tri giác, hôn mê sâu, thở khó, hoặc cần một hồi sức hỗ trợ đường thở cấp tính, khi đó cần phải đưa vào cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu ban đầu nhằm bảo vệ đường thở cho bệnh nhân, sau đó nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế có cấp cứu đột quỵ gần nhất”.
Bác sĩ Cường cũng khuyến cáo, để giảm thiểu bệnh đột quỵ, cách phòng bệnh hiệu quả nhât chính là giảm rượu bia, giảm thuốc lá, luyện tập thể dục thường xuyên, tránh thừa cân béo phì, kiểm soát huyết áp, chủ động tầm soát nếu có những triệu chứng bất thường như tê yếu tay chân, nói đớ, nói ngọng, nói khó…
Cũng theo chuyên gia này, việc nâng cao hiểu biết về các dấu hiệu, các yếu tố nguy cơ đột quỵ để phòng tránh sẽ tốt hơn so với việc khi đột quỵ rồi mới quan tâm điều trị ở đâu và như thê nào.
Mỗi năm có khoảng 200.000 ca đột quỵ tại Việt Nam
Ngày 6.5, Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế đã ra mắt trang thông tin điện tử về đột quỵ tại website: dotquy.kcb.vn.
Ảnh chụp màn hình
Trang tin ( ảnh ) nhằm cung cấp các thông tin, kiến thức về phòng chống đột quỵ dành cho người bệnh và cộng đồng.
Tại lễ ra mắt, PGS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết đột quỵ (tai biến mạch máu não) là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong tại Việt Nam. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong. Mặc dù nhiều người không tử vong sau cơn đột quỵ, nhưng có các trường hợp vẫn phải chịu các di chứng nặng nề, thậm chí mất khả năng lao động.
Chuyên trang điện tử về đột quỵ cung cấp cho người dân những kiến thức chính xác, khách quan về những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực phòng và điều trị đột quỵ; đặc biệt giúp người dân nhận biết sớm các dấu hiệu, triệu chứng của đột quỵ; cách xử trí, phòng ngừa đột quỵ thông qua xây dựng lối sống lành mạnh và tuân thủ điều trị. Nội dung thông tin có sự đóng góp của các bác sĩ nhiều kinh nghiệm điều trị.
Công nghệ giải mã gen: Hướng đi mới cho chữa bệnh đột quỵ ở Việt Nam Tại Việt Nam, có khoảng 200.000 người mắc bệnh đột quỵ hàng năm. Căn bệnh này không lây nhiễm, và những người mắc đột quỵ đang gia tăng nhanh chóng, trong đó 1/3 số trường hợp ở những người trẻ tuổi (40 - 45 tuổi), theo thông tin từ Bộ Y tế. Có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đột quỵ là...