Bác sĩ liệt kê 3 thói quen khiến bạn mãi không thể trị mụn dứt điểm, thậm chí còn mọc nhiều và nghiêm trọng hơn
Nếu còn giữ những thói quen này thì bạn khó trị mụn tận gốc lắm.
1. Ma sát mạnh khi rửa mặt
Mụn thì chẳng ai ưa, nhưng đừng vì thế mà ra sức chà xát thật mạnh mỗi khi rửa mặt. Bởi hành động này sẽ làm nốt mụn bị vỡ, dẫn tới nhiễm trùng, kích ứng và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Quá trình trị mụn của bạn sẽ càng kéo dài, khiến bạn nản lòng hơn đó. Bạn phải hết sức “nâng niu” những nốt mụn này. Hãy massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn nhỏ để đẩy hết bụi bẩn, bã nhờn nấp sâu trong và xung quanh nốt mụn.
Zapzyt Acne Wash Cleanser (khoảng 250k) chứa Salicylic Acid 2% giúp tẩy da chết, làm sạch sâu lỗ chân lông, hỗ trợ giảm mụn, chiết xuất hoa cúc và nha đam có tác dụng xoa dịu, giảm kích ứng; CeraVe Acne Foaming Cream Cleanser có công thức chứa 4% Benzoyl Peroxide làm sạch sâu, giảm dầu thừa và là thành phần trị mụn hiệu quả
2. Chỉ tập trung vào nốt mụn
Thay vì chỉ chăm chăm vào từng nốt mụn, bạn hãy chăm sóc cả những vùng da lân cận và những nơi bạn cảm thấy đang có nguy cơ nổi mụn. Như vậy, bạn vừa giải quyết được nốt mụn đang có, vừa ngăn ngừa những nốt mụn mới sinh sôi. Với những sản phẩm treatment trị mụn, bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ và thoa một lớp mỏng, đều trên mụn cũng như bề mặt xung quanh. Thông thường, những sản phẩm này sẽ được dùng ở cuối chu trình skincare buổi tối.
Video đang HOT
Differin Adapalene Gel 0.1% Acne Treatment thúc đẩy tái tạo tế bào mới, kháng viêm, trị mụn và ngăn ngừa mụn hình thành; Sunday Riley Saturn Sulfur Spot Treatment Mask (khoảng 455k)chứa 10% Sulfur, 4% Niacinamide, Zinc PCA, tinh dầu tràm trà giúp trị mụn toàn diện, đồng thời hỗ trợ giảm thâm sau mụn, loại bỏ tế bào chết và kiểm soát dầu nhờn
3. Hay bóc/ cạy/ gãi mụn
Mỗi khi định đưa tay lên bóc, cạy hay gãi mụn, hãy nhớ tay là bộ phận tiếp xúc với đủ mọi thứ trên đời, nơi hội tụ hàng triệu vi khuẩn có thể làm nốt mụn của bạn “bung bét”. Thực ra chưa cần đến những hành động trên, chỉ cần bạn đưa tay chạm mụn thường xuyên cũng đủ làm mụn nhiễm khuẩn và chai rồi. Hạn chế đưa tay lên mụn nói riêng và lên mặt nói chung. Bạn chỉ nên chạm tay lên mặt lúc skincare, và hãy đảm bảo trước đó tay đã được rửa sạch.
Kem dưỡng Biossance Squalane Probiotic Gel Moisturizer có kết cấu dạng gel mỏng nhẹ, chứa lợi khuẩn, Squalane và các chiết xuất thực vật cấp ẩm tốt, làm dịu các nốt mụn, vết sưng đỏ, tình trạng kích ứng; kem chống nắng Elta MD UV Daily Broad-Spectrum with SPF 40 chuyên chăm sóc và bảo vệ cho làn da nhạy cảm nhất, da yếu, da đang dùng treatment; dầu dưỡng Herbivore Lapis Balancing Facial Oil chứa Blue Tansy, thành phần có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, hiệu quả trong trị mụn và kiểm soát dầu nhờn tiết ra
Bác sĩ từng tập thở cho "bệnh nhân 91": Trở thành F0 vẫn miệt mài cấp cứu những lá phổi đông đặc
Trong những ngày chạy đua giành sự sống cho bệnh nhân COVID-19, anh Trương Văn Hiền không may bị nhiễm SAR-CoV-2 và trở thành F0.
Đều đặn mỗi ngày, mỗi ca làm việc, ngoài việc tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân F0, bác sĩ Trường Văn Hiền (chuyên gia vật lý trị liệu của Bệnh viện Chợ Rẫy), hiện đang tăng cường cho Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP Thủ Đức tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM cơ sở 2, lại ân cần hỏi thăm tình hình sức khỏe của mỗi F0 tại đây. Từng là F0 nên bác sĩ Hiền hiểu được những gì bệnh nhân phải trải qua.
Đầu tháng 9, khi nhận kết quả mắc COVID-19, bác sĩ Hiền vẫn điều trị cho hàng trăm bệnh nhân nặng thay vì nghỉ ngơi điều trị. Với trách nhiệm của một bác sĩ khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, anh đã lựa chọn xin được ở lại để tiếp tục chăm sóc bệnh nhân, san sẻ gánh nặng với đồng nghiệp.
Khi phát hiện bản thân trở thành F0, bác sĩ Hiền ban đầu có một chút lo lắng, nhưng sau đó nhanh chóng xua tan, bởi xung quanh anh có nhiều bệnh nhân đang rất nặng, nhu cầu cần tập vật lý trị liệu rất lớn và đang cần hỗ trợ.
"Tôi mắc COVID-19, nhưng may mắn không có triệu chứng, lại ham việc, ham vận động, nếu chỉ nằm cách ly thì phí quá. Hơn nữa khi bệnh viện cử tôi qua đây để hỗ trợ, bệnh viện đã ít người mà mình còn nằm trên giường bệnh thì mình rất lo lắng và khó chịu", bác sĩ Hiền chia sẻ.
Mặc dù mắc COVID-19, bác sĩ Hiền vẫn xung phong tham gia "trận chiến".
Nằm trên giường bệnh 1 tuần, anh đã thấy ngứa ngáy chân tay, vì anh vốn thích hoạt động. Bác sĩ Hiền liền xin ra "trận chiến", mong muốn tiếp tục làm việc, hướng dẫn các bệnh nhân tập thở, tập vận động và được cấp trên chấp thuận. Lực lượng vật lý trị liệu từ Chợ Rẫy cử sang chi viện chỉ có ba người, cùng một số sinh viên tình nguyện, anh lại là trưởng nhóm nên quyết định duy trì công việc để "bớt vất vả cho đồng nghiệp".
Không cho phép bản thân nghỉ ngơi, anh đến các giường bệnh dìu đỡ bệnh nhân, vỗ lưng, xoa bóp bên ngoài phổi, nhẹ nhàng giúp F0 tập cử động các khớp tay chân. Khi chưa nhiễm COVID-19, anh cận kề hỗ trợ hô hấp cho F0 thở máy, tập thở cho bệnh nhân phải thở oxy dòng cao, thở oxy bình thường... Khi là F0, công việc của anh vẫn vậy, thậm chí anh còn tự tin hơn, bám sát từng người, vừa lo tập thở vừa an ủi, vỗ về.
Vì là người nhiều năm công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy và tham gia điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, bác sĩ Hiền thấu hiểu sự dày vò của COVID-19 là như thế nào khi chứng kiến những hơi thở yếu ớt như ngọn đèn trước gió của bệnh nhân. Anh biết việc tập thở giúp người bệnh đi qua thời khắc nặng nhọc.
Công việc của bác sĩ Hiền tại đây được chia ra 2 trường hợp. Thứ nhất là hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân thở máy giúp bệnh nhân đào thải đờm nhớt. Trường hợp thứ 2 là thở máy liều cao HF oxy, đây là trường hợp giữa ranh giới thở máy và thở oxy, việc hỗ trợ giúp bệnh nhân nhanh chóng chuyển xuống thở oxy thì sẽ nhanh xuất viện.
Có những trường hợp sau tập vật lý trị liệu đã ngăn được thở máy, đưa ra thở oxy ít ngày thì có thể xuất viện. Công việc này còn giúp ích cho tinh thần bệnh nhân, tiếp thêm cho họ sự lạc quan khi thấy bản thân có thể tự vận động được.
"Trước khi trở thành F0, tiếp xúc với bệnh nhân tôi cảm thấy có phần rụt rè. Nhưng sau khi trở thành F0, tham gia điều trị, tôi tự tin hơn và không còn sợ sệt. Thậm chí việc động viên bệnh nhân dễ dàng hơn, người bệnh tin tưởng hơn vì đang cùng cảnh ngộ với nhau", anh Hiền cho hay.
Được biết bác sĩ Hiền cũng là người đã hỗ trợ tập thở cho "bệnh nhân 91" (phi công người Anh từng mắc COVID-19 nặng tại Việt Nam năm ngoái) ngay từ những ngày đầu ông được chuyển từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM về Bệnh viện Chợ Rẫy.
Kinh nghiệm làm vật lý trị liệu giúp anh nhận thấy khi bệnh nhân đã phải thở máy, phổi đông đặc thì rất xơ cứng, cơ liên sườn cũng cứng theo. Nhiệm vụ của người tập vật lý trị liệu là làm mềm phổi, xoa bóp bên ngoài làm cho các cơ quanh phổi, vai mềm ra. Sau đó dùng kỹ thuật nén ép để gia tăng nhanh sự lưu thông của phổi, giúp ngăn ngừa phải thở máy, cứu lại những lá phổi.
Nhìn thấy bệnh nhân khỏe mạnh, không chỉ bác sĩ Hiền mà cả đồng nghiệp của anh đều vui mừng.
Đến hiện tại, gia đình bác sĩ Hiền vẫn chưa biết bản thân anh từng là F0, vì mỗi lần gọi điện anh luôn giấu gia đình với tinh thần lạc quan và vui vẻ để gia đình an tâm. Hơn nữa bản thân anh cũng không cảm thấy mình bị bệnh nên không báo cho gia đình biết.
Hiện, anh Hiền đã có kết quả âm tính trở lại sau khoảng 10 ngày dương tính. Nhiều bệnh nhân chuyển nhẹ, xuất viện, có thể đi đứng, tự thở khí trời, gửi cho anh lời chào ấm áp. Đó như là món quà tinh thần cổ vũ thêm cho anh Hiền cùng các đồng nghiệp khác của mình tiếp tục với cuộc chiến khốc liệt.
Hồi phục sau Covid-19 F0 sau khi khỏi bệnh, để nhanh hồi phục nên vận động nhẹ hàng ngày, tiếp xúc với ánh nắng ít nhất 30 phút mỗi ngày, tăng cường dinh dưỡng và tập dưỡng sinh để tăng thể lực. Thạc sĩ bác sĩ Ngô Thị Kim Oanh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cơ sở 3 cho biết: Người có di chứng...