‘Bác sĩ không ống nghe’ giúp kéo dài thời gian cho bệnh nhân ung thư
Từ việc mỗi ngày tiếp xúc với vài chục đến cả trăm mẫu bệnh phẩm khác nhau để tìm bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ Phạm Quang Thông chuyển sang nghiên cứu và thêm cơ sở chắc chắn cho bác sĩ lên phác đồ điều trị ung thư…
Bác sĩ Phạm Quang Thông – Ảnh: Q.L.
Anh gọi đó là cái duyên khi nhìn lại chặng đường hơn tám năm gắn bó với công việc tại khoa giải phẫu bệnh Bệnh viện Chợ Rẫy từ ngày ra trường đến nay.
Xét nghiệm đột biến gen EGFR đến nay là xét nghiệm không thể thiếu với bệnh nhân ung thư phổi tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu giúp việc ra phác đồ điều trị cải thiện rõ rệt thời gian sống của bệnh nhân.
BS chuyên khoa II HOÀNG VĂN THỊNH (trưởng khoa giải phẫu bệnh Bệnh viện Chợ Rẫy)
Mỗi ngày tiếp xúc với vài chục, thậm chí cả trăm mẫu bệnh phẩm khác nhau để tìm câu trả lời bệnh nhân đang chờ: họ khỏe hay có bệnh từ những bệnh phẩm chờ xét nghiệm ấy? Công việc tưởng chừng quá quen thuộc hằng ngày như thế lại dẫn thạc sĩ, bác sĩ Phạm Quang Thông đến con đường khác: nghiên cứu và thêm cơ sở chắc chắn cho bác sĩ lên phác đồ điều trị ung thư.
Video đang HOT
1. Ngày đi học, Thông không chú tâm nhiều đến nghiên cứu. Nhưng về làm việc tại khoa giải phẫu bệnh của Bệnh viện Chợ Rẫy, hàng trăm mẫu bệnh phẩm mỗi ngày của bệnh nhân trở thành nguồn tư liệu quý giá mở ra con đường nghiên cứu cho vị bác sĩ trẻ.
Đó là những ngày nghiên cứu, phân tích tế bào và bác sĩ Thông nhận ra có những đặc điểm chung nhất trong các kết quả mà mình và đồng nghiệp trả ra cho người bệnh. Ngoài cung cấp thông tin về dấu hiệu bệnh, dấu hiệu tế bào cho bác sĩ điều trị, anh bắt đầu tập hợp tư liệu cho những nghiên cứu của mình.
Bài báo đầu tiên công bố về nghiên cứu đột biết gen EGFR (Epidermal Growth Factor Receptor) của 34 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại Bệnh viện Chợ Rẫy mà anh là tác giả chính gây chú ý, giúp anh phần nào tự tin hơn vào kết quả làm việc của mình. Kết quả chỉ ra không chỉ giai đoạn đầu mới phát hiện bệnh mà ngay cả khi khối u đã phát triển, tiên lượng xấu thì kết quả nghiên cứu của Thông cùng đồng nghiệp vẫn giúp việc ra phác đồ điều trị khả quan hơn.
Bác sĩ Thông chia sẻ: “Nhiều bệnh nhân ung thư phổi khi khối u đã phát triển hiện có thể kéo dài thời gian thêm hơn hai năm so với trước đây thường chỉ là sáu tháng”. Còn bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Văn Thịnh – trưởng khoa giải phẫu bệnh Bệnh viện Chợ Rẫy – nhận xét: “Kết quả nghiên cứu đột biến gen đã hỗ trợ bác sĩ xác định chính xác vị trí dùng thuốc gây ức chế khối u làm việc điều trị ung thư hiệu quả hơn”.
2. Thông nói thiệt suốt mấy năm sinh viên vậy chứ chưa từng tham gia tình nguyện lần nào, chỉ lo dồn sức học. Về bệnh viện, anh không chỉ có mặt trong những chuyến đi tình nguyện mà còn tham gia ban chấp hành Đoàn bệnh viện, sát cánh cùng anh em trên từng cây số.
Sắp xếp công việc, anh lại cùng đồng nghiệp có mặt trong những chuyến đi khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho bà con ở nhiều nơi còn khó khăn, không chỉ của TP.HCM mà còn ở nhiều tỉnh khác. Mỗi chuyến đi anh cảm nhận được sự sẻ chia, nghĩa tương thân đồng bào và thấy mình đóng góp được chút gì đó nhỏ nhoi cho người khác.
3. 17 công trình nghiên cứu trong các vai trò khác nhau khi là tác giả chính, khi là cộng sự đã được công bố từ năm 2013 đến nay, tạm gọi là hành trang khoa học của vị bác sĩ 33 tuổi này. Với anh, con đường phía trước vẫn thênh thang, mảnh đất khoa học vẫn còn đó nhiều bất ngờ mà anh chọn sẽ tiếp tục khám phá bằng tất cả đam mê.
Sau công bố có ý nghĩa quan trọng trong điều trị ung thư phổi, Phạm Quang Thông còn công bố nhiều thông tin khoa học ý nghĩa về đặc điểm giải phẫu bệnh của u nguyên bào ống tủy và u trung thất sau quá trình nghiên cứu cùng đồng nghiệp. Thông bảo là công việc hằng ngày nhưng anh đã làm cùng lúc hai việc: trả lời kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân và cả tranh thủ nghiên cứu trên chính những mẫu bệnh ph ẩm thực tế.
Nhờ đó, việc chỉ ra các dấu hiệu bệnh gần thực tế, đưa ra chẩn đoán chính xác hơn. Vì vậy, việc ra y lệnh, chọn phác đồ điều trị phần nào cũng nhanh và chính xác hơn, nhất là trong bối cảnh ung thư đang là vấn đề nhức nhối hiện nay.
“Hạnh phúc là được làm điều mình thích, sống với đam mê và theo đuổi nó. Tôi hài lòng với cuộc sống, công việc mình đã chọn và sẽ đi trên con đường khoa học ấy dù đôi lúc có chút thất vọng khi chưa tìm ra kết quả như ý” – Thông chia sẻ.
Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2019
Bác sĩ Phạm Quang Thông là một trong 12 gương mặt trẻ được nhận danh hiệu “Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM” 2019, vừa được vinh danh trong những ngày đầu năm 2020.
Anh đã hai lần liên tiếp được nhận giải thưởng Phạm Ngọc Thạch dành cho thầy thuốc trẻ có những nghiên cứu, đóng góp tích cực trong chuyên môn và hoạt động tình nguyện, dấn thân vì cộng đồng. Ngoài ra, anh còn được bộ trưởng Bộ Y tế khen thưởng trong nhiều năm khi “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công tác y tế”.
Theo Tuổi trẻ
Người ung thư dễ bị nhiễm COVID-19 hơn
Các nhà nghiên cứu y tế đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân ung thư dễ bị nhiễm COVID-19 hơn - theo một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Lancet Oncology.
Các bác sĩ đưa bệnh nhân nhiễm COVID-19 vào khu cách ly.
Do tình trạng ức chế miễn dịch toàn thân của các phương pháp điều trị ung thư như như hóa trị hoặc phẫu thuật, bệnh nhân ung thư có thể tăng nguy cơ nhiễm virus COVID-19 và có tiên lượng kém hơn - bài báo cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập và phân tích 2.007 trường hợp nhiễm COVID-19 từ 575 bệnh viện khắp cả nước - hãng tin China Science Daily dẫn lời bài báo trên hôm nay (17/2).
Các nhà nghiên cứu đề nghị tăng cường theo dõi và điều trị bệnh nhân ung thư cao tuổi bị nhiễm virus COVID-19 và những người đã có bệnh lý khác.
Tính đến cuối ngày hôm qua, tổng số ca lây nhiễm virus COVID-19 ở Trung Quốc đã lên tới con số 70.548 và số ca tử vong là 1.770.
Hải Yến
Theo Xinhua/giaoducthoidai
Xoa dịu nỗi đau cho bệnh nhân ung thư Nhiều lần hẹn, tôi mới gặp được ThS-bác sĩ CKII.Lê Đức Nhân, Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, bởi ông luôn bận rộn với các ca phẫu thuật, hội chẩn chuyên môn để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân ung thư. Bác sĩ Lê Đức Nhân (giữa) thực hiện phẫu thuật cho một bệnh...