Bác sĩ chỉ cách bố mẹ phân biệt trẻ ho do mắc bệnh gì
Trẻ em có thể bị ho từ 6 đến 12 lần/năm do nhiễm virus, đặc biệt đối với trẻ đi học nhà trẻ (nhất là năm đầu tiên) hoặc nhà có đông anh chị em.
Trẻ ho do mắc bệnh gì, bác sĩ chỉ cách bố mẹ phân biệt
Bs Phí Xuân Thi, Bác sĩ chuyên khoa Nhi, bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cho biết, ho là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Có nhiều dạng ho và có các nguyên nhân gây ho khác nhau. Nó phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Virus là tác nhân gây ho phổ biến nhất. Trẻ em có thể bị từ 6 đến 12 lần/năm do nhiễm virus, đặc biệt đối với trẻ đi học nhà trẻ hoặc nhà có đông anh chị em. Trẻ có thể bị ốm liên tục, đặc biệt là trong năm đầu tiên đi nhà trẻ.
Nhiều bậc cha mẹ cố gắng tìm hiểu xem, liệu có những nguyên nhân nào gây ho ở trẻ, đặc biệt là ho kéo dài, hoặc ho tái phát nhiều lần. Vậy các nguyên nhân và các loại ho phổ biến hay gặp ở trẻ là gì? Và bạn có thể dự đoán con mình ho kéo dài trong thời gian bao lâu?.
Trả lời các câu hỏi này, Bs Phí Xuân Thi cho biết phản ứng ho ở trẻ có thể do cảm lạnh, viêm tiểu phế quản, ho do hen suyễn, viêm thanh quản, viêm phổi, ho gà…
Tuỳ theo mỗi bệnh mà những cơn ho có đặc trưng riêng.
Cụ thể, với ho do cảm lạnh, đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho ở trẻ em và thường gây nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bệnh bắt đầu với các triệu chứng cảm lạnh, chảy mũi, ngạt mũi, và ho. Thuốc kháng sinh thường không cần thiết, và cũng không làm giảm triệu chứng của bệnh. Ho do cảm lạnh có thể kéo dài từ 3 đến 4 tuần, và việc điều trị quan trọng nhất là bảo đảm đầy đủ nước, dinh dưỡng, nghỉ ngơi, sử dụng paracetamol hoặc ipuprofen khi cần thiết.
Viêm tiểu phế quản, theo BS Phí Xuân Thi cũng là nguyên nhân gây ho ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, thường do nhiễm virus.
Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng giống cảm lạnh. Nhưng sau 1 vài ngày, em bé bắt đầu thấy khó thở hơn, thở nhanh hơn, thở khò khè, kèm theo ho và sốt.
Sau đó trẻ bắt đầu bú kém (thường bú ít hơn một nửa so với bình thường) và có thể lờ đờ, buồn ngủ.
Cách điều trị là cho chia nhỏ bữa ăn, ăn thành nhiều bữa, hoặc có thể phải cho trẻ tới viện để được cho ăn qua sonde, đôi khi cần tới cả oxy cho trẻ thở. Trẻ bị viêm tiểu phế quản thường bắt đầu nặng hơn vào ngày thứ 2-3 của bệnh, và có thể kéo dài tới 7-10 ngày. Tuy nhiên, ho có thể kéo dài từ 2-4 tuần.
Video đang HOT
Trong khi đó, nếu ho do hen suyễn, là thuật ngữ được sử dụng để mô tả ho ở trẻ trên 12 tháng tuổi, và thường khởi phát bởi nhiễm virus. Nó tương tự như viêm tiểu phế quản, và thường gọi là hen khi trẻ đáp ứng với khí dung ventolin, thuốc dùng để giãn phế quản.
Ho đơn thuần thì thường không phải là hen suyễn, nhưng nghĩ tới hen khi trẻ xuất hiện các triệu chứng khò khè, nặng ngực.
Tuy nhiên, BS Xuân Thi nhấn mạnh, tình trạng trở nên xấu đi, trẻ thở nhanh hơn, tăng công thở, co kéo cơ liên sườn hoặc cơ ức đòn chũm. Điều trị với thuốc giãn phế quản (Ventolin) và có thể phải dự phòng nếu trẻ phải sử dụng ventolin nhiều hơn và/ hoặc có triệu chứng giữa các cơn cấp. Mỗi trẻ cần có một kế hoạch quản lý hen rõ ràng.
Nếu trẻ bị ho do viêm thanh quản thì thường gây ra tiếng ho khan, thường ở trẻ dưới 5 tuổi và do nhiễm virus.
Không giống như viêm tiểu phế quản và hen suyễn, viêm thanh quản không ảnh hưởng tới đường thở dưới. Bệnh bắt đầu với các triệu chứng như cảm lạnh, sau đó gây phù nề thanh quản, và khí quản gây ra tiếng thở rít, ồn ào, ho ông ổng.
Bệnh thường nặng vào ban đêm, đạt đỉnh vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của bệnh, có thể kéo dài đến ngày thứ 4.
“Cách điều trị là cho trẻ nghỉ ngơi, không bị kích thích, uống đủ nước. Các thuốc steroid đường uống đôi khi được sử dụng để làm giảm sưng nề thanh quản. Nếu trẻ khó thở, hoặc tình trạng diễn biến xâu hơn thì phải cho trẻ đến bệnh viện”, BS Xuân Thi nhấn mạnh.
Ngoài ra, ho gà cũng là nguyên nhân gây ra ho ở trẻ em mọi lứa tuổi và do nhiễm vi khuẩn. Trẻ cũng bắt đầu với các triệu chứng giống như cảm lạnh thông thường.
Sau một tuần, ho bắt đầu thành từng cơn, kèm theo nôn sau cơn ho. Ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, cơn ho có thể khiến trẻ đỏ mặt rồi tái xanh, thậm chí là có các cơn ngừng thở. Đây là nhóm đối tượng dễ bị mắc bệnh và có thể phải đến bệnh viện vì có nguy cơ dẫn tới các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não.
Ở trẻ lớn và người lớn có thể bị, nhưng cơn ho có thể nhẹ hơn, dai dẳng hơn và có thể làm bạn không nghĩ đến ho gà. Thường thì các thành viên khác trong gia đình cũng có thể cùng bị ho. Điều quan trọng nhất là phải đảm bảo rằng con bạn và các thành viên khác trong gia đình phải được tiêm chủng ngừa ho hà.
Điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và khả năng lây sang người khác nếu được bắt đầu trong 2 tuần. Cơn ho có thể kéo dài đến 3 tháng.
Đặc biệt viêm phổi- cũng chính là nguyên nhân gây ho ở trẻ em mọi lứa tuổi, và là tình trạng phổi bị tổn thương do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Bệnh có biểu hiện sốt, ho, khó thở, thở nhanh.
Cách điều trị phụ thuộc vào tình trạng của trẻ. Trẻ có thể được điều trị tại nhà bằng kháng sinh đường uống, hoặc có thể phải nhập viện dùng kháng sinh đường tĩnh mạch, và có thể thở oxy. Hầu hết trẻ sẽ cải thiện sau 2-3 ngày, và hồi phục trong 10 ngày.
“Nếu ho kéo dài hơn và ít có khả năng do nhiễm trùng thì phải tìm thêm các nguyên nhân khác. Ở trẻ nhũ nhi có thể là các vấn đề về cấu trúc đường thở. Ở trẻ bắt đầu tập đi có thể do nuốt phải di vật.
Trẻ lớn hơn có thể bị chảy mũi mạn tính kèm theo ngứa mũi và gây ho nhiều hơn, thường biến mất trong khi ngủ. Đôi khi có thể ho do dùng thuốc kháng sinh kéo dài. Hầu hết các trường hợp này, tùy vào mức độ nặng và phức tạp của bệnh, cần có sự chăm sóc và thăm khám lâm sàng thêm của các bác sĩ chuyên khoa”, BS Xuân Thi khuyến cáo.
Biến chứng của viêm xoang mạn tính nguy hiểm như thế nào?
Những biến chứng của viêm xoang mạn tính khá nguy hiểm và có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người mắc bệnh, nghiêm trọng nhất có thể dẫn tới tử vong.
Viêm xoang mạn tính thường do tình trạng nhiễm trùng niêm mạc lót bởi ứ đọng dịch tại một số xoang. Những dịch mủ chứa vi khuẩn không thoát ra ngoài gây nên tình trạng viêm nhiễm kéo dài và tái phát thường xuyên. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng của viêm xoang mạn tính ở các bộ phận tai, họng, mắt, phế quản, não gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.
1. Biến chứng của viêm xoang mạn tính
Viêm xoang mạn tính gây ra những tổn thương tại khu vực xoang. Những tổn thương này kéo dài và không được điều trị sớm sẽ dẫn đến bít tắc lỗ thông xoang, viêm nhiễm tạo mủ. Tổn thương càng rộng thì những biến chứng càng nhiều và nguy hiểm, ảnh hưởng càng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, các bác sĩ đã khẳng định viêm xoang mãn tính là một bệnh lý nguy hiểm.
Biến chứng của viêm xoang mạn tính đầu tiên có thể kể đến là biến chứng về đường hô hấp. Điều này là do xoang gần với mũi họng nên khi xoang bị viêm, vi khuẩn, virus, nấm sẽ theo dịch chảy tới vùng tai, mũi, họng, từ đó gây nên các bệnh lý về đường hô hấp.
Một số bệnh có thể kể đến như viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi,... Trong đó viêm tai giữa khá nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến thủng màng nhĩ và điếc.
Viêm tai giữa là một biến chứng của viêm xoang mạn tính thường gặp (Ảnh: Internet)
Viêm xoang mạn tính cũng có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm ở mắt như viêm tấy ổ mắt, áp xe mí mắt, viêm dây thần kinh thị giác hậu nhãn, viêm túi lệ. Đặc biệt là viêm túi lệ nếu để lâu ngày có thể gây ra viêm tắc lệ đạo, nghiêm trọng nhất sẽ dẫn đến mù lòa.
Nếu để tình trạng viêm mạn tính kéo dài có khả năng dẫn đến các chấn thương cũng như nhiễm khuẩn ở vùng não. Từ đó có thể gây ra áp xe não hay nghiêm trọng hơn là viêm màng não mủ.
Đối với bệnh nhân mắc viêm xoang trán và không được điều trị thích hợp sẽ bị ứ đọng dịch mủ trong não. Đồng thời chúng cũng có thể tạo thành các bọc mủ ở vị trí bên ngoài màng cứng hay bên trong não, có khả năng dẫn tới vỡ ổ áp xe, tụt kẹt não và gia tăng tỷ lệ tử vong.
Ngoài ra, khi mắc viêm xoang, các mạch máu ở niêm mạc sẽ giãn nở bất thường. Do ssod có thể dẫn tới phình động mạch hoặc hình thành những cục máu đông. Từ đó gây ra viêm tắc tĩnh mạch quanh xoang dẫn đến thiếu máu cho não và đột quỵ.
2. Nguyên nhân gây ra các biến chứng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho viêm xoang trở nặng và dẫn đến biến chứng. Trong đó yếu tố thường gặp nhất là do sự chủ quan trong quá trình điều trị khiến việc điều trị không hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến những biến chứng của viêm xoang mạn tính:
- Rửa mũi sai cách, việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý vô cùng cần thiết trong quá trình điều trị bệnh viêm xoang nhưng nếu vệ sinh mũi sai cách như dùng nước muối không đúng nồng độ, quá mặn hoặc quá nhạt hay không xì hết nước muối cũng có thể làm khoang mũi bị tổn thương và bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Rửa mũi sai cách là một trong số các nguyên nhân dẫn đến biến chứng của viêm xoang mạn tính (Ảnh: Internet)
- Chủ quan và không chủ động điều trị. Nhiều người có tâm lý cho rằng viêm xoang không nguy hiểm nên không cần đi khám. Chỉ khi bệnh nặng đi kèm các dấu hiệu khó chịu nặng nề mới điều trị dẫn đến bệnh tái phát nhiều lần và gây ra các biến chứng.
- Sử dụng thuốc sai cách hoặc tự ý tăng giảm liều lượng không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ làm giảm hiệu quả điều trị. Nhiều trường hợp khi nhận thấy các triệu chứng có biểu hiện thuyên giảm, việc tự ý bỏ thuốc dù chưa hết liệu trình sẽ gây nhờn thuốc và suy giảm sức đề kháng của cơ thể.
- Lạm dụng kháng sinh, kháng sinh là loại thuốc được chỉ định điển hình trong những đợt chữa trị viêm xoang do nhiễm khuẩn. Nhưng nếu lạm dụng kháng sinh nhiều, lên tới 2 đợt mỗi tháng (5 - 7 ngày/ đợt) sẽ làm tăng nguy cơ nhờn thuốc và các tác dụng phụ.
- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như không đeo khẩu trang khi ra đường, sử dụng các chất kích thích hoặc đồ uống chứa cồn cũng là nguyên nhân khiến bệnh tình trở nặng.
Hướng dẫn cách phòng tránh viêm xoang cấp tính trở nặng Phòng tránh viêm xoang cấp tính tiến triển nặng bằng những biện pháp hỗ trợ tại nhà là một việc cần thiết. Điều này có tác dụng giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Viêm xoang là một căn bệnh tai - mũi - họng phổ biến ở Việt Nam hiện nay, nhất...