Bác sĩ chăm sóc ‘nửa thế giới’: Cho đi đủ nhiều sẽ nhận về thật lớn
Chọn học chuyên ngành sản khoa, Bác sĩ trẻ Trần Anh Đức ( BV Phụ sản Hà Nội) mong muốn được ‘chăm sóc nửa thế giới’, để ‘trả ơn’ người mẹ bất hạnh trong hôn nhân nuôi anh trưởng thành…
Bác sĩ trẻ lọt Top 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu “Cho đi đủ nhiều sẽ nhận về thật lớn”
Học ngành sản khoa để đáp đền ơn mẹ
Sinh ra trong gia đình từ nhỏ đã thiếu vắng bóng dáng của người cha, Trần Anh Đức, cậu học trò hiếu học quê Hà Nam ảnh hưởng tính cách bao dung từ mẹ, sự chăm chỉ từ ông ngoại.
Những tháng ngày tuổi thơ xa nhà đã rèn cho Anh Đức ý chí vươn lên, độc lập trong học tập và làm điều có ích như cách trả ơn cho những người giúp mình, để bù đắp cho những thiệt thòi mà mẹ cậu, người phụ nữ không trọn vẹn trong hôn nhân ở vậy nuôi con đến tận bây giờ.
“Có lẽ là thế nên em thi vào đại học Y và chọn học chuyên ngành sản khoa như lẽ tự nhiên. Dù ban đầu, cũng từng thích chuyên ngành “cao siêu hơn” như bác sĩ phẫu thuật tim, lồng ngực. Nhưng cuối cùng em quyết định rẽ sang ngành “chăm sóc nửa thế giới” chỉ với mong muốn duy nhất mang kiến thức đã học trong trường đại học chăm sóc tốt hơn cho những người phụ nữ”, Anh Đức nói.
Cậu cười hiền giải thích với tôi về việc lựa chọn ngành học “tưởng như không phù hợp với nam giới” là vì mẹ. Nhắc về mẹ, về những người phụ nữ, Anh Đức trùng xuống. Hồi ức về tuổi thơ với những tháng ngày bị cha ruột hắt hủi hai mẹ con lại ùa về.
Đức bảo “em không hận bố”, nhưng “em thương những đứa trẻ, những người phụ nữ”. Việc mang thai, sinh nở, gồng gánh chuyện gia đình đã bào mòn tuổi thanh xuân, sức khoẻ của người phụ nữ. Chính vì thế, Đức luôn mong muốn bằng cách này hay cách khác giúp phụ nữ có cuộc sống tốt hơn. Đấy cũng là lý do em quyết định chọn ngành sản khoa để theo học và gắn bó cho đến bây giờ.
Tốt nghiệp đa khoa ĐH Y Hà Nội năm 2013 rồi tiếp tục học bác sĩ nội trú chuyên ngành sản phụ khoa với tấm bằng giỏi, năm 2017, bác sĩ trẻ Trần Anh Đức được đặc cách xét tuyển viên chức về BV Phụ sản Hà Nội. Tại đây, anh được phân công làm việc tại Khoa Sản bệnh – Phòng Kế hoạch tổng hợp – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.
Đam mê khoa học, mong muốn vươn xa
Vừa tham gia khám và điều trị các bệnh nhân tại khoa Sản bệnh, thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật về sản phụ khoa theo quyền hạn chuyên môn, bác sĩ Anh Đức còn tham gia đào tạo tại chỗ, giảng dạy sinh viên Đại học Y Hà Nội, Đại học Y dược Quốc gia, Cao đẳng y Hà Nội, học viên sau đại học bộ môn Sản phụ khoa – Đại học Y Hà Nội…
Không những thế, bác sĩ trẻ Anh Đức còn là một bác sỹ tận tụy, say mê khoa học, có thành tích cứu chữa nhiều bệnh nhân nặng, nguy kịch. Đặc biệt với định hướng phát triển của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong 2 năm 2019 – 2020 là năm của Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
Video đang HOT
Vì vậy với thời gian 4 năm công tác tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cho đến nay, Bác sỹ Trần Anh Đức đã tham gia vào hầu hết các báo cáo khoa học tại các hội nghị lớn về Sản phụ khoa trong nước và trên thế giới: ESHRE, ASPIRE, ISOUG, ESG, COGI.
Bác sỹ Trần Anh Đức: Cho đi đủ nhiều sẽ nhận về thật lớn
Cụ thể vào năm 2019, Anh Đức là thành viên của nhóm nghiên cứu và đại diện nhóm nghiên cứu báo cáo trực tiếp bằng Poster về Khuyết sẹo mổ lấy thai tại Hội nghị Sản phụ khoa Châu Âu diễn ra tại Vienna – Áo cuối tháng 10/2019.
Tại đây bài báo cáo đã được sự quan tâm lớn của nhiều các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm vì điều trị khuyết sẹo mổ lấy thai đang là một mối quan tâm lớn của ngành Sản phụ khoa của cả thế giới.
Tiếp đến vào tháng 11/2019, Anh Đức lại đại diện cho nhóm nghiên cứu trực tiếp báo cáo (Oral) “Hysteroscopic repair of cesarean scar defect in women with abnormal uterine bleeding: A prospective study” tại Hội nghị bàn về các vấn đề còn tranh cãi về Sản phụ khoa và vô sinh trên thế giới COGI diễn ra tại thủ đô Paris – Pháp. Bài báo cáo đã mang lại tiếng vang cho ngành Sản phụ khoa Việt Nam nói chung và ngành Y tế Hà Nội cũng như Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nói riêng.
Cũng trong tháng 11/2019, đại diện cho nhóm nghiên cứu trực tiếp báo cáo (Oral) tại Hội nghị Sản phụ khoa châu Á Thái Bình Dương – Đại Tây Dương. Đây là Hội nghị Sản phụ khoa lớn nhất châu Á.
Hay trong năm 2020, một lần nữa, Đức lại chinh phục “đấu trường quốc tế” với những báo cáo khoa học tại các hội nghị sản phụ khoa lớn nhất thế giới. Đó là tuyến đề tài “Improvement of symptoms after hysteroscopic isthmoplasty in women with abnormal uterine bleeding and expected pregnancy: a prospective study” tại Hội nghị vô sinh và hiếm muộn châu Âu ESHRE 2020. Hay báo cáo Poster trực tuyến tại Hội nghị Siêu âm Sản phụ khoa thế giới – ISOUG 2020.
Hiện tại, Bác sĩ Đức đang tham gia vào hai dự án nghiên cứu lớn hợp tác với Giáo sư Ben Mol, giáo sư nổi tiếng hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Sản phụ khoa – Trường đại học Monash về chủ đề “Khởi phát chuyển dạ ở các đối tượng sản phụ có nguy cơ thấp với tuần thai từ 39 tuần”. Đây là vấn đề cả thế giới đang quan tâm.
Không chỉ lo “mang chuông đi đấu xứ người”, trong quá trình công tác Anh Đức cũng có nhiều đề tài và sáng kiến hữu ích được áp dụng ngay tại Bệnh viện Phụ sản: “Sử dụng Logo nhận diện nhân viên đón bé tai khoa A3 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2018″, “Nghiên cứu thực trạng Mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 2018 theo phân loại Robson”, “Nghiên cứu tình trạng đau bụng kinh của các sinh viên Cao đẳng, Đại học thực tập tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2020″. Trong đó có những sáng kiến, đề tài được hội đồng đánh giá rất cao về tính thực tiễn sau đó được áp dụng thường quy tại bệnh viện.
Trái tim ấm
Bận rộn là thế, nhưng bác sĩ trẻ Anh Đức luôn dành thời gian cho các hoạt động xã hội, thiện nguyện. Hầu hết các chương trình thiện nguyện do Bệnh viện phát động anh đều là người xung phong đi đầu. Đó là “Chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản cho các em học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận” thông qua chuỗi chương trình “Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cùng bé lớn khôn”.
Song song với đó, vị bác sỹ trẻ này cũng xây dựng kế hoạch hỗ trợ và cùng khởi tạo tổ chức SEFY (Sex Education for you) của các em học sinh phổ thông trung học trên địa bàn thành phố Hà Nội, triển khai chương trình giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản cho các trẻ em tại cộng đồng, đã lan rộng ở Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác trong cả nước.
Ngoài ra, Anh Đức cũng tổ chức các hoạt động từ thiện, đỡ đầu làng trẻ mồ côi SOS, lồng ghép giáo dục giới tính cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em đường phố thông qua chuỗi chương trình “Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội trao nhận niềm tin cho em”, đây là một trong những hoạt động thường xuyên, liên tục, bền bỉ, thể hiện được sự quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và lan tỏa lòng yêu thương trong cộng đồng.
BS Anh Đức trong tuyên dương 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2020
Kết quả là, chỉ trong hai năm 2019, 2020, bác sỹ Đức đã thực hiện 11 chương trình cho các em học sinh tiểu học, THCS và THPT và trẻ em khó khăn trong cộng đồng.
Ngoài ra, Anh Đức cũng xây dựng và tham gia truyền thông sức khỏe và khám phụ khoa miễn phí cho các phụ nữ ở các nhà máy, khu công nghiệp lớn, từ đó giúp cho chị em có sức khỏe sinh sản khỏe mạnh, nâng cao hiểu biết về sinh sản để có thai kỳ khỏe mạnh, có ý nghĩa lâu dài. Đây là một trong các hoạt động rất quan trọng, có sức ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiến bộ của phụ nữ, từ đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng dân số trong tương lai.
Đức luôn tâm niệm “cho đi là mãi mãi”, khi cho đi đủ thì sẽ nhận lại rất nhiều vì thế, anh luôn luôn mong muốn làm những điều có ích cho cộng đồng.
Những hoạt động xã hội thiện nguyện của anh cùng đồng nghiệp nhằm sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, đồng thời thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của thế hệ trẻ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Không chỉ thế, mặc dù là bác sĩ chuyên ngành Sản phụ khoa nhưng khi đại dịch COVID 2019 xảy ra, bác sĩ Đức đã viết đơn xin tình nguyện tham gia tuyến đầu phòng chống dịch bất cứ khi nào được huy động…
Với những nỗ lực của mình, BS Anh Đức đã vinh dự là 1 trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2020 do Thành đoàn Hà Nội bình xét. Trước đó năm 2019, anh đạt danh hiệu “Người tốt, việc tốt”; Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở năm 2018 và Giấy khen BS nội trú đạt thành tích xuất sắc trong học tập và công tác năm 2017.
Cảm phục nghị lực mạnh mẽ của nữ sinh trường Y với đôi chân khuyết tật
Sinh ra với đôi chân không thể đi lại bình thường, thế nhưng Vũ Thị Hương Giang (quê Ninh Bình), cô sinh viên năm 4 ĐH Y Hà Nội vẫn không ngừng cố gắng vươn lên trong học tập, sống lạc quan, yêu đời với ước mơ trở thành bác sĩ.
Hơn 20 năm đồng hành với đôi chân đặc biệt
Không may mắn như những người khác, cả Giang và anh trai đều bị tật nguyền, người anh trai không thể tự đi và phải ngồi xe lăn, cô bạn may mắn có đôi chân khỏe hơn vẫn có thể nhấc từng bước chân chậm rãi. Suốt nhiều năm, gia đình của Giang đã đến không ít bệnh viện ở khắp miền Bắc nhưng vẫn không thể tìm ra nguyên nhân bệnh, chỉ biết là do di truyền hoặc có thể là ảnh hưởng của chất độc da cam.
Tuy nhiên, đôi chân của Giang một bên nhỏ hơn hẳn, không thẳng, thỉnh thoảng đau nhức khiến việc sinh hoạt, đi lại của cô phải nhờ đến người thân, bạn bè xung quanh và chiếc xe lăn.
"Một tuần chỉ có 3 ngày là đôi chân khỏe hơn một chút, còn 4 ngày đi lại rất mệt chỉ nhích được từng bước một." - Nữ sinh sinh năm 1999 chia sẻ.
Khi có điểm tựa, cô đi được một đoạn ngắn từng bước chậm rãi, còn lại sẽ di chuyển bằng xe lăn. Vì phần lớn dựa vào sức đôi tay, dáng đi của Giang xiêu vẹo, lâu dần cong cả cột sống.
Lựa chọn ngành Y để theo đuổi, Hương Giang mong muốn có thể tìm ra được căn bệnh của mình và giúp anh trai có thể đi lại được. Hành trình ấy thật không dễ dàng với một cô gái có đôi chân không lành lặn: "Khó khăn lớn nhất là bố trí thời gian học và sinh hoạt sao cho hợp lý. Ở nhà, có gia đình hỗ trợ nhưng khi đi học xa, mình phải tự làm mọi thứ, chưa kể việc học đã chiếm rất nhiều thời gian".
Nhưng điều khiến cô thấy tổn thương hơn cả là ánh mắt vô tình của người xung quanh, của bệnh nhân trong những lần Giang đi thực hành ở bệnh viện. Những lúc đó, cô cũng chỉ biết tự an ủi bản thân "có thể họ không hiểu hoàn cảnh của mình."
Vững bước trên đôi chân của chính mình
Đôi chân là thử thách và cũng là động lực khiến Giang trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn. Trên gương mặt tươi sáng của cô gái ấy không bao giờ thiếu đi nụ cười rạng rỡ, nụ cười của sự lạc quan, của cô gái không bằng lòng với số phận.
Nếu đã tiếp xúc với Giang, ai cũng sẽ thấy cảm phục tinh thần lạc quan, yêu đời của cô gái trẻ này: "Trong học tập, Giang rất chăm chỉ và ham học, còn về sinh hoạt hàng ngày mình và các bạn cũng chỉ giúp đỡ được một phần vì Giang luôn cố gắng tự lập trong mọi việc."- Kim Thu, bạn của Giang, chia sẻ.
Trong suốt thời gian 6 học kỳ qua, Giang luôn đạt điểm tổng kết trên 7, một kỳ giành học bổng của trường. Ngoài thời gian học trên lớp, Giang cũng đi làm thêm công việc gia sư để tự trang trải sinh hoạt phí, phụ giúp gia đình.
Với nữ sinh này, mỗi ngày trôi đi đều rất ý nghĩa bởi cô nhận được rất nhiều tình yêu thương, sự động viên của những người xung quanh. Đó cũng là nguồn sức mạnh để Giang sống tích cực hơn, luôn cố gắng từng ngày mong đáp lại tình cảm của mọi người.
Cô gái trẻ còn ấp ủ dự định có một chuyến đi xuyên Việt, đem tinh thần lạc quan của mình tiếp thêm sức mạnh cho những người có hoàn cảnh tương tự: "Sau khi tốt nghiệp, ngoài công việc đúng chuyên ngành, mình hy vọng có thể trở thành diễn giả, đến nhiều nơi truyền cảm hứng và năng lượng tích cực cho mọi người". Chính bởi đôi chân không đi được, mình lại càng muốn được đi nhiều hơn."
Tháng 12 năm ngoái, Vũ Thị Hương Giang từng là nhân vật xuất hiện trong chương trình Điều ước thứ 7.
Muốn "đầu quân" ngành Công nghệ thông tin, thí sinh cần đạt 8 điểm Toán trở lên Nhiều chuyên gia cho rằng, Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những ngành mũi nhọn góp phần mang đến sự phát triển vượt bậc về khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy, nó đem đến cơ hội việc làm lớn với thu nhập cao. Nếu để ý các thí sinh sẽ thấy phổ điểm các trường, ngành CNTT có điểm trúng...