Bạc Liêu: Nuôi heo đất khuyến học “thu” hơn 17 tỷ đồng
Trong 6 tháng đầu năm 2019, các cấp Hội Khuyến học tỉnh Bạc Liêu đã vận động Quỹ Khuyến học và xã hội hóa giáo dục hơn 28,667 tỷ đồng. Trong đó, phong trào nuôi heo đất tiết kiệm khuyến học tiếp tục đạt hiệu quả cao, toàn tỉnh đã khui 54.073 con heo đất, với số tiền hơn 17,460 tỷ đồng.
Hội Khuyến học tỉnh Bạc Liêu cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2019, các cấp Hội đã phát triển mới được 21.337 hội viên, nâng tổng số hội viên trong toàn tỉnh là 335.950 hội viên (đạt tỷ lệ 37% so với dân số trong toàn tỉnh).
Số lượng Chi hội, Ban khuyến học là 1.393, giảm 9 Chi hội so với năm 2018. Nguyên nhân là do hiện nay tỉnh Bạc Liêu đang trong giai đoạn sắp xếp lại tổ chức bộ máy hành chính, một số cơ quan hợp nhất lại, do đó số lượng Chi hội cũng giảm theo.
Số gia đình học tập hiện có của tỉnh là 159.346 gia đình (đạt tỷ lệ 77,6% so với số hộ trong toàn tỉnh), tăng 12.190 gia đình so với năm 2018; dòng họ học tập là 2.028 dòng họ, tăng 525 dòng họ so với năm 2018; công nhận 507 ấp, khóm đạt danh hiệu cộng đồng học tập thuộc cấp xã quản lý (đạt tỷ lệ 97,87% so với tổng số ấp, khóm trong tỉnh); công nhận 564 đơn vị học tập, chủ yếu là ở các cơ quan, trường học (đạt tỷ lệ 83,7%).
Hội Khuyến học thị xã Giá Rai là một trong những địa phương có phong trào nuôi heo đất tiết kiệm khuyến học khá tốt của tỉnh Bạc Liêu.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, các cấp Hội đã vận động Quỹ Khuyến học và xã hội hóa giáo dục hơn 28,667 tỷ đồng.
Trong đó, phong trào nuôi heo đất tiết kiệm khuyến học tiếp tục đạt hiệu quả cao, toàn tỉnh đã khui 54.073 con heo đất, với số tiền hơn 17,460 tỷ đồng. Hội Khuyến học thị xã Giá Rai, huyện Phước Long, TP Bạc Liêu là những đơn vị dẫn đầu về phong trào này.
Các cấp Hội Khuyến học trong tỉnh và các đơn vị lực lượng vũ trang, các sở ngành, đoàn thể đã vận động các doanh nghiệp, công ty, ngân hàng,… trao tặng gần 5.000 suất học bổng, với số tiền hơn 2,924 tỷ đồng (bình quân 585.000 đồng/ suất).
Bên cạnh đó, còn vận động trên 6.280 suất dụng cụ học tập ( xe đạp, sách giáo khoa, tập, viết,…) cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Video đang HOT
Phong trào nuôi heo đất khuyến học ở Bạc Liêu, trong đó có nhiều trường thực hiện rất sôi nổi và hiệu quả.
Theo lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh Bạc Liêu, đạt được những kết quả trên là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, UBND các cấp, sự nỗ lực không ngừng của các cấp Hội, vai trò tham mưu có hiệu quả của lãnh đạo Hội Khuyến học các cấp, đã nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên và nhân dân hiểu sâu hơn ý nghĩa của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Bên cạnh đó, mỗi nơi có cách làm riêng, rất sáng tạo, cơ bản mang lại hiệu quả tốt, nên công tác khuyến học ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực. Hơn hết, sự ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, từng bước Hội Khuyến học khẳng định được vai trò, uy tín và vị trí trong xã hội.
Lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh Bạc Liêu cho rằng, với Hội Khuyến học, để đạt hiệu quả, ngoài Chủ tịch Hội thì những nhân sự làm công tác khuyến học phải là người có uy tín, không ngại khó, có năng lực tổ chức hoạt động và khả năng vận động, thuyết phục tốt, từ đó tạo được lòng tin cho các đơn vị, nhân dân.
Theo lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh Bạc Liêu, làm tốt công tác khuyến học cần tạo được uy tín, lòng tin với tổ chức, cá nhân, nhân dân,….
Trong những tháng cuối năm 2019, Hội Khuyến học tỉnh Bạc Liêu cho biết, sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức trong cán bộ, hội viên về chủ trương đào tạo nghề cho lao động nông thôn, khuyến khích học nghề gắn với học bổ túc văn hóa để nâng cao trình độ.
Đẩy mạnh phát triển các mô hình học tập, vận động Quỹ Khuyến học, xã hội hóa giáo dục và nuôi heo đất tiết kiệm khuyến học đạt và vượt chỉ tiêu; vận động các doanh nghiệp, đơn vị hỗ trợ, nâng cao số lượng và giá trị học bổng cho các em học sinh nghèo hiếu học, nhất là trong năm học mới sắp tới.
H.Hải
Theo Dân trí
Sở Giáo dục giới thiệu bán... áo lót nữ sinh: Biến tướng kinh doanh trục lợi học đường
Nhà trường là môi trường đào tạo giáo dục chứ không phải "đại lý" bán sản phẩm không liên quan đến giáo dục. Việc Sở GD&ĐT Long An có công văn giới thiệu sản phẩm áo lót giúp doanh nghiệp là việc làm không phù hợp với chức năng nhiệm vụ của sở này.
Một tình trạng đang diễn ra khiến không chỉ các phụ huynh bức xúc mà dư luận cả nước cũng xôn xao, khi hoạt động xã hội hóa giáo dục bị biến tướng. Thay vì các chương trình liên quan đến giáo dục, hiện nay, học sinh nhà trường đang bị lợi dụng để đưa sản phẩm, hàng hóa vào tiêu thụ, biến trường học thành thị trường kinh doanh béo bở của những "doanh nghiệp sân sau".
Câu chuyện ngành giáo dục tỉnh Long An giúp doanh nghiệp bán sản phẩm... áo lót cho nữ sinh là một ví dụ điển hình như thế.
Các phụ huynh và dư luận bức xúc bởi sản phẩm áo lót cho nữ sinh không nằm trong những hoạt động xã hội hóa liên quan đến giáo dục. Thế nhưng Sở GD&ĐT tỉnh Long An lại có công văn gửi đến các Phòng giáo dục và các phòng GD&ĐT tiếp tục có công văn gửi đến các trường và các trường lại tiếp tục giới thiệu về sản phẩm áo lót của công ty dệt may Nguyên Dung đến các nữ sinh.
Ảnh minh họa.
Dù nội dung các công văn đều có dòng chữ trên tinh thần tự nguyện và không bắt buộc tuy nhiên ai cũng ngầm hiểu khi cả một hệ thống giáo dục ở một tỉnh được vận hành để bán sản phẩm này giúp doanh nghiệp thì đều có sự "bắt buộc" ngầm trong đó.
Nhà trường là môi trường đào tạo giáo dục chứ không phải "đại lý" bán sản phẩm không liên quan đến giáo dục, việc Sở ra công văn về việc các trường giới thiệu, triển khai thực hiện, lập danh sách về một sản phẩm nhạy cảm như áo lót thật là phản cảm bởi đó không phải trách nhiệm của các trường. Thậm chí còn làm ảnh hưởng đến công tác giảng dạy và uy tín của các trường trong mắt các phụ huynh và dư luận cả nước.
Bởi để phối hợp, hỗ trợ Công ty dệt may Nguyên Dung triển khai kế hoạch giới thiệu dòng sản phẩm "Áo lá kháng khuẩn" theo công văn của Sở GD&ĐT tỉnh Long An và của Phòng GD&ĐT, các trường thật khó để tổ chức giới thiệu sản phẩm áo lót đến các nữ sinh. Chả nhẽ lại tập trung các nữ sinh rồi bắc loa giới thiệu sản phẩm, hay bớt thời gian tiết học để giáo viên giới thiệu sản phẩm áo lót.
Chưa nói đến các học sinh đều trong độ tuổi mới lớn, việc giới thiệu sản phẩm áo lót tại trường sẽ ảnh hưởng đến tâm lý các em. Trong khi mỗi sản phẩm đều có giá không hề rẻ, độ tuổi các học sinh cấp hai đều chưa làm ra tiền, kinh phí lại dồn về các phụ huynh, trong đó không ít gia đình khó khăn.
Hơn nữa, sản phẩm áo lót vốn là sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường mà môi trường giáo dục vốn không phải nơi mua bán nên sự việc trên khiến dư luận bức xúc.
Dư luận đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa Công ty dệt may Nguyên Dung với Sở GD&ĐT tỉnh Long An thân thiết thế nào để Sở này ra công văn gửi các Phòng giáo dục giới thiệu sản phẩm áo lót nữ sinh xuống tận các trường. Có hay không sự móc ngoặc, thông đồng giữa doanh nghiệp này với các cơ quan chức năng để trục lợi như thế.
Tất nhiên, vấn đề trên cần phải được sớm làm rõ nhưng rõ ràng có sự bất thường khiến dư luận nghi vấn về việc Sở này đang tiếp tay cho doanh nghiệp, thậm chí thiên vị cho doanh nghiệp để tiếp cận đến các học sinh theo kiểu huy động cả hệ thống cùng vào cuộc để giới thiệu sản phẩm.
Vụ việc trên không phải là tình trạng hoạt động xã hội hóa giáo dục bị biến tướng. Bản thân người viết bài đã từng tìm hiểu tại nhiều tỉnh thành vẫn có tình trạng gửi công văn để giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm đến các nhà trường như vậy.
Như câu chuyện từng xảy ra tại Hải Dương khi một phòng giáo dục có công văn giới thiệu doanh nghiệp cung cấp thực phẩm vào bếp ăn học đường xuống tận các trường. Dù chỉ là giới thiệu nhưng cũng khiến các trường loay hoay xoay sở bởi khi đó các trường này đều đã có những doanh nghiệp, đơn vị cung cấp thực phẩm. Như một hiệu trưởng đã tâm sự, ai cũng hiểu công văn chỉ giới thiệu không mang tính bắt buộc nhưng nếu bất tuân thì chắc chắn sẽ có vấn đề.
Thực tế, soi chiếu tất cả các quy định về chức năng nhiệm vụ của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và nhà trường, không hề có nhiệm vụ nào phải giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến các học sinh.
Bởi vậy, việc Sở ra công văn yêu cầu các Phòng giáo dục phối hợp, hỗ trợ Công ty TNHH dệt may Nguyên Dung triển khai kế hoạch giới thiệu dòng sản phẩm "áo lá kháng khuẩn" là hoàn toàn khồng đúng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong khi đó, Sở GD&ĐT tỉnh Long An đã hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ được giao hay chưa mà còn đi thực hiện những việc "bao đồng" như thế.
Sau khi dư luận xôn xao với nhiều ý kiến, lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Long An cho biết rút kinh nghiệm và thu hồi công văn về vụ việc. Sắp tới, việc giới thiệu các sản phẩm tại trường học sẽ được siết chặt.
Cụ thể trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Thanh Tiệp - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An cho biết, Sở đã thu hồi công văn của Sở ngày 17/7 về việc phối hợp, hỗ trợ Công ty TNHH dệt may Nguyên Dung triển khai kế hoạch giới thiệu dòng sản phẩm "áo lá kháng khuẩn". Sở sẽ nhận trách nhiệm thiếu sót do sự chủ quan trong việc ban hành văn bản chưa phù hợp, tạo dư luận không tốt. Sự việc làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc trong quá trình quản lý, kịp thời chấn chỉnh".
Tuy nhiên dư luận cả nước đề nghị cần có những chế tài xử phạt với những hành vi như trên. Bởi không thể cứ ban hành công văn khi dư luận có ý kiến thì lại thu hồi như thế.
Thiên Nga
Theo kienthuc
Lào Cai: Đầu tư mạnh cơ sở vật chất trường lớp Thông tin từ Sở GD&ĐT Lào Cai cho biết: Năm học 2018 - 2019, tỉnh Lào Cai tiếp tục ưu tiên nhiều nguồn lực đầu tư và được lồng ghép với các chương trình, dự án, xã hội hóa giáo dục. Cơ sở vật chất trường, lớp học được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa, hiện đại hóa. 100% các...