Bắc Kạn: Dồn ghép hợp lý các điểm trường, tăng chất lượng GD
Do điều kiện đặc thù địa phương, những năm qua hệ thống mạng lưới trường lớp của Bắc Kạn được sắp xếp tinh gọn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần từng bước nâng cao chất lượng dạy học.
Học sinh trường THPT Phủ Thông được trang bị phòng máy vi tính phục vụ học tập.
Giảm trường để phù hợp thực tiễn
Với tiêu chí đảm bảo phù hợp thực tiễn và mục tiêu nâng cao hiệu quả giáo dục, Bắc Kạn đã thực hiện dồn ghép hợp lý các điểm trường xa trường chính, các trường học có ít học sinh trong một xã và giữa các xã giáp ranh; sáp nhập một số trường theo đơn vị hành chính cấp xã mới; sáp nhập trường tiểu học với trường THCS có số lượng học sinh ít để tạo điều kiện cho các em trong việc học tập và tham gia các hoạt động giáo dục chung.
Cùng với đó là việc triển khai sáp nhập Trung tâm GDTX với Trung tâm dạy nghề cấp huyện thành Trung tâm GDNN – GDTX; sáp nhập Trung tâm GDTX tỉnh với Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp thành Trung tâm GDTX – GDHN tỉnh.
Năm học 2020 – 2021, tổng số trường mầm non và phổ thông trên toàn tỉnh Bắc Kạn là 303 trường, trong đó Mầm non có 114 trường (1 trường MN tư thục), Tiểu học có 78 trường, TH&THCS có 38 trường, THCS có 59 trường (bao gồm cả 06 trường PT Dân tộc nội trú huyện), THPT có 14 trường. Cùng với đó là 09 trung tâm (gồm: 01 trung tâm GDTX – GDHN tỉnh, 01 trung tâm GD trẻ em khuyết tật tỉnh, 07 trung tâm GDNN – GDTX cấp huyện). Sau 5 năm, so với năm học 2014 – 2015, toàn tỉnh đã giảm 48 trường do thực hiện rà soát, sắp xếp hệ thống trường lớp.
“Việc sắp xếp tinh gọn hệ thống trường lớp xuất phát từ thực tiễn, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học ở mỗi địa phương được thuận lợi. Đây là tiền đề giúp cho công tác các quản lý cũng như việc duy trì, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục ở mỗi nhà trường được thực hiện tốt hơn. Vì vậy, kết quả từ việc sắp xếp tinh gọn hệ thống trường lớp là một điểm sáng của ngành giáo dục Bắc Kạn những năm gần đây” – ông Ma Thế Quyên, Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Kạnkhẳng định.
Video đang HOT
Cô trò trường Mầm non Bộc Bố, Pác Nặm
Chất lượng các bậc học nâng cao
Hệ thống trường lớp được ổn định và đảm bảo phù hợp cho dạy học, đội ngũ giáo viên được quan tâm bồi dưỡng đào tạo để nâng cao trình độ, các nguồn lực xã hội dành cho giáo dục được tăng thêm, cho nên chất lượng giáo dục của Bắc Kạn những năm gần đây được nâng cao ở tất cả các bậc học.
Đối với Giáo dục mầm non, 100% số trường và số trẻ mầm non được học 2 buổi/ngày theo Chương trình GDMN, với phương thức ăn bán trú. Ở cấp Tiểu học, kết quả hằng năm, 100% học sinh hoàn thành chương trình. Đối với THCS và THPT, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đều tăng qua mỗi năm, đạt trên 90%.
Đáng chú ý, công tác bồi đưỡng đào tạo mũi nhọn đạt kết quả tích cực. Trong giai đoạn 2015 – 2020, Bắc Kạn đã có 16 học sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT, trong đó bên cạnh các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, tỉnh Bắc Kạn như trước đây thì đến nay đã thêm có học sinh đoạt giải ở môn Toán, môn Tiếng Anh.
Công tác định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở được đẩy mạnh. Sở GD&ĐT Bắc Kạn đã chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025″;
Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp; duy trì và triển khai mô hình giáo dục trường học gắn với thực tiễn. Năm học 2019 – 2020, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tham gia học lớp 10 THPT là trên 67% (còn lại tham gia học GDTX, GDTX kết hợp với học nghề…), cơ bản đáp ứng lộ trình phân luồng học sinh sau THCS vào học THPT.
Theo kế hoạch, trong thời gian tiếp theo, ngành giáo dục Bắc Kạn sẽ tiếp tục tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể: Thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới trường, lớp gắn với quy hoạch tổng thể của tỉnh và đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện từng địa phương. Bố trí đủ nguồn ngân sách để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp, nhà công vụ cho giáo viên theo hướng kiên cố hóa và xây dựng trường chuẩn quốc gia theo lộ trình.
Trang bị đồ dùng, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục; xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo quy định. Đẩy mạnh thực hiện đổi mới cơ chế tài chính, công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo. Tăng cường tự chủ cho cơ sở giáo dục, ưu tiên ngân sách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
“Chúng tôi đặc biệt quan tâm, tập trung cho triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, con người là yếu tố mang tính quyết định. Tinh thần đổi mới sẽ phải bắt đầu từ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán các nhà trường, từ đó lan tỏa ra toàn ngành” – ông Ma Thế Quyên, Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Kạn nhấn mạnh.
Học sinh tham quan, trải nghiệm: Ai chịu trách nhiệm nếu chuyến đi thiếu an toàn?
Kết thúc giữa kỳ, nhiều trường học tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan, trải nghiệm dành cho học sinh, đã xảy ra những vụ việc đáng tiếc như tai nạn, đi lạc... khiến phụ huynh không yên tâm cho con tham gia.
Hoạt động tham quan, trải nghiệm đối với học sinh diễn ra trong các trường học hiện nay. Ảnh minh họa: Q.Anh
Học sinh rời phố là lộ kỹ năng sống
Liên quan đến vụ việc 27 học sinh THPT bị lạc trong rừng khi đi dã ngoại, Công an tỉnh Bắc Kạn thông tin, sáng ngày 22/11 vừa qua, nhóm 29 học sinh lớp 12 chuyên Lý (Trường THPT chuyên Bắc Kạn) tổ chức đi dã ngoại tại thôn Khau Mồ, sau khi leo lên đến đỉnh núi thì có 2 học sinh có dấu hiệu mệt mỏi nên đã được thầy giáo đưa về trước, 27 học sinh còn ở lại trên núi, đến chiều muộn các em đã bị lạc trong rừng. Đến 18h cùng ngày, Công an tỉnh nhận được tin báo đã khẩn trương điều động lực lượng, phối hợp rà soát, tìm kiếm. Đến khoảng 21h thì phát hiện nhóm học sinh này và đưa trở về.
Mặc dù nhóm học sinh nói trên đã trở về an toàn, song nhìn tâm trạng mệt mỏi, lo lắng trong suốt quá trình bị lạc khiến nhiều phụ huynh không khỏi xót xa. Dù đây là bài học cho giáo viên, nhà trường khi tổ chức hoạt động ngoại khóa, song còn đó những mối lo khi mà ngoài yếu tố khâu tổ chức, còn có sự yếu kém về kỹ năng của học sinh hiện nay. Theo các chuyên gia tâm lý, kỹ năng sống của học sinh hiện nay vẫn còn thiếu, nên khó phòng tránh các nguy cơ, cũng như khả năng ứng phó các tình huống xảy ra.
Anh Hoàng Anh (Hà Nội) - hướng dẫn viên du lịch có nhiều tour du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên cho biết: "Khi tổ chức các chuyến đi vào rừng, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Đó là sức khỏe của học sinh, phải đảm bảo mới có thể đi được. Bên cạnh đó, phải lên kế hoạch chi tiết cho các em khi đi vào rừng phải phối hợp với nhau ra sao, tuân thủ hướng dẫn ra sao... Không được tự ý hành động cá nhân có thể bị lạc, tai nạn. Khi gặp tình huống lạc, tai nạn cách xử lý như thế nào. Ngoài ra, phải mang đủ các dụng cụ, thiết bị cần thiết như dao, la bàn, bản đồ, điện thoại hoặc bộ đàm, thuốc men... Bị lạc có thể dùng các cách khác nhau để báo hiệu. Phải có nhóm trưởng hoặc người dẫn đường nhiều kinh nghiệm, thông thuộc địa bàn".
Vừa mới từ chối cho con tham gia hoạt động tham quan của nhà trường, phụ huynh Lê Thị Hằng (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) có con học THCS cho biết: "Đợt này đang là dịp vừa thi giữa kỳ xong, nên hầu như trường nào cũng tổ chức tham quan, dã ngoại cho học sinh. Tôi ủng hộ các hoạt động này vì con có cơ hội đi chơi vui vẻ với bạn bè, học thêm nhiều điều mới mẻ... Tuy nhiên, trường chọn đi chơi ở một hồ lớn, tôi thấy chưa phù hợp vì lứa tuổi này hiếu động, nếu không trang bị đầy đủ bảo hộ an toàn thì có thể xảy ra nguy cơ tai nạn, đuối nước".
Từ chối nếu thấy chuyến đi không an toàn
Nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, ngành GD&ĐT cũng đã có nhiều văn bản nhắc nhở, chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động tham quan, dã ngoại đối với học sinh và giáo viên. Trong đó, nhấn mạnh đến các yếu tố đảm bảo an toàn trong suốt chuyến hành trình. Tiêu biểu như, đầu tháng 11, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có văn bản gửi các phòng GD&ĐT, các đơn vị, trường học trên địa bàn về tăng cường công tác bảo đảm an toàn trường học giáo dục an toàn giao thông năm học 2020 - 2021.
Theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, các trường học khi lựa chọn địa điểm tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tham quan, học tập ngoại khóa cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trên địa bàn Thủ đô hoặc các tỉnh lân cận phải phù hợp với lứa tuổi, đối tượng tham gia. Việc tổ chức phải được thống nhất và đồng thuận của phụ huynh học sinh. Phải lựa chọn những đơn vị (công ty) cung cấp dịch vụ có đủ năng lực, uy tín, xe vận chuyển đảm bảo chất lượng, lái xe phải có ý thức tốt, có trách nhiệm cao, nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, bố trí cán bộ giáo viên, phụ huynh cùng tham gia và quản lý học sinh bảo đảm an toàn khi tổ chức.
Chỉ ra một thực tiễn nhu cầu tham quan, ngoại khóa của học sinh là cần thiết trong các nhà trường hiện nay, thầy Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho biết: "Không phải vì tai nạn ở đâu đó mà dừng các hoạt động tham quan, học tập ngoại khóa cho học sinh. Điều quan trọng đó là Hiệu trưởng phải là người chịu trách nhiệm nếu như có sự việc đáng tiếc xảy ra. Vì thế, phải lên kế hoạch chặt chẽ trong các khâu, yêu cầu học sinh nắm vững nội quy, cảnh báo từ nhà trường và đơn vị tổ chức phối hợp thực hiện. Ban Phụ huynh tham gia lựa chọn địa điểm, đơn vị tốt chức. Phụ huynh hoàn toàn có quyền từ chối các địa điểm không phù hợp, có nguy cơ mất an toàn đối với học sinh".
Đầu năm 2020, Bộ GD&ĐT đã có đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường học xây dựng kế hoạch trải nghiệm, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh phải phù hợp, đảm bảo an toàn, khả thi về khoảng cách địa lý, sức khỏe học sinh khi tham gia các hoạt động. Nhà trường tăng cường biện pháp quản lý tốt học sinh khi tham gia hoạt động dã ngoại thực tế, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên.
Không chỉ riêng vụ việc 27 học sinh đi lạc trong rừng nói trên, thời gian qua, đã xảy ra nhiều vụ việc học sinh đi lạc, tai nạn thương tích, thậm chí tử vong khi đi tham quan, ngoại khóa. Cụ thể, ngày 29/9, tại nút giao Tây Mỗ với đường sắt quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã xảy ra vụ va chạm giao thông giữa tàu hỏa với một xe đưa đón học sinh (45 chỗ) vừa đi hoạt động ngoại khóa về, khiến 6 em học sinh bị thương nhẹ và đã được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện 103. Trước đó, ngày 2/1, khi tham gia chuyến trải nghiệm tại TPĐà Lạt, một nam sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai (Sóc Trăng) bị tử vong do tai nạn khi chạy xe đạp...
1345km nhớ thương của cậu học trò nghèo miền núi trở thành thầy giáo trẻ được vinh danh: Suốt 4 năm chỉ về thăm mẹ được 2 lần Sinh ra ở vùng núi nghèo ở Bắc Kạn, cậu học trò người Tày - Triệu Văn Huynh đã trải qua những tháng ngày đầy cơ cực để chạm đến ước mơ trở thành một thầy giáo. Xã hội đã bước những bước tiến rất xa, nhưng hành trình con chữ của học trò đồng bào thiểu số vẫn còn vô vàn gian...