Bác đề xuất Chính phủ chi tiền bồi thường lỗi thi công làm hỏng nhà dân
Chính phủ đề nghị UB Thường vụ Quốc hội duyệt chi gần 170 tỷ đồng giải quyết bồi thường cho nhà ở, công trình bị ảnh hưởng do quá trình thi công mở rộng Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên. UB Thường vụ Quốc hội thống nhất không xem xét việc lấy vốn trái phiếu Chính phủ lo việc này.
Sáng 14/12, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể thừa uỷ quyền Thủ tướng trình UB Thường vụ Quốc hội tờ trình về việc giải quyết bồi thường cho nhà ở, công trình nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng bị ảnh hưởng do quá trình thi công xây dựng các dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Thanh Hoá – Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên.
Theo tờ trình thì Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo, giao Bộ Giao thông vận tải thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ để trình nội dung này.
Chính phủ cho biết, qua số liệu tổng hợp sơ bộ tại 31 dự án (15 dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Thanh Hóa – Cần Thơ và 3 dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ; 13 dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Thanh Hóa – Cần Thơ theo hình thức BOT), ước tính có khoảng 35.814 hộ dân bị ảnh hưởng với dự kiến kinh phí đền bù nằm ngoài trách nhiệm bảo hiểm do chủ đầu tư mua khoảng 166,793 tỷ đồng (18 dự án sử dụng vốn TPCP: 81.936 tỷ đồng; 13 dự án BOT: 84.857 tỷ đồng).
Tuy nhiên, việc bồi thường cho các hộ dân có nhà ở, công trình nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng bị ảnh hưởng nêu trên tại một số dự án chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý để xem xét, giải quyết dứt điểm, dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, làm hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân và tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.
Chính phủ khẳng định nguyên nhân gây ra thiệt hại cho nhà ở, công trình xây dựng của các hộ dân nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng là khách quan, bất khả kháng, nằm ngoài khả năng tính toán, dự báo của nhà đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu thi công và các đơn vị liên quan do đặc thù của các dự án xây dựng giao thông phải sử dụng thiết bị rung chấn.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh “không phải việc gì cũng đưa lên bàn UB Thường vụ Quốc hội”.
Thẩm tra nội dung Chính phủ trình, đa số ý kiến tại UB Tài chính -Ngân sách của Quốc hội cho rằng trong trường hợp xảy ra các thiệt hại trong quá trình thi công mà nhà đầu tư, nhà thầu thi công mua không đủ phạm vi, hạn mức bảo hiểm, do khâu dự báo, chuẩn bị thi công chưa đầy đủ, chưa lường hết được các rủi ro có thể xảy ra thì nhà đầu tư, nhà thầu thi công phải chịu trách nhiệm bồi thường. Ngân sách nhà nước không bố trí nguồn lực để xử lý các nội dung này, cơ quan thẩm tra nêu quan điểm.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nói: việc Chính phủ trình không thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Phải dựa vào căn cứ pháp lý chứ không thể làm cái gì không có căn cứ pháp lý được, ông Hiển nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Nguyễn Văn Thể nêu lý do các dự án trên mở rộng rất lớn, trước đây dân ở cách xa đường, sau mở đường đáng lẽ đền bù mỗi bên thêm 7 – 8 mét nhưng tiết kiệm giải phóng mặt bằng nên dân ở rất gần mới dẫn đến bị thiệt hại như Chính phủ đã nêu tại tờ trình.
“Anh Thể à, việc này Thường vụ nắm được cả, nhưng trách nhiệm dân sự thuộc về ai, tại sao lại xử lý như thế?” – Phó Chủ tịch Phùng Quốc Hiển ngắt lời Bộ trưởng Thể.
Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình đặt vấn đề: quan điểm là thiệt hại cho dân thì phải bồi thường, nhưng trách nhiệm ở đâu và tiền ở đâu? Theo ông Bình thì ảnh hưởng của việc thi công phải được đặt ra ngay từ đầu, nếu Chính phủ biết điều đó mà cứ ép nhà thầu phải làm thì đó là trách nhiệm của Chính phủ. Còn nếu nhà thầu biết có thiệt hại mà vẫn làm, không mua bảo hiểm thì đó là trách nhiệm của nhà thi công.
Ông Bình cũng nhắc đến phương án đưa ra toà xử, làm tiền lệ sau này cả công trình nhà nước cũng đưa ra toà chứ không quay lại nhà nước xử lý.
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga nói, về trách nhiệm dân sự thì luật quy định rất rõ ràng về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong việc này nếu lỗi là do thi công, nhà thầu phải bồi thường còn nếu Chính phủ có cam kết chịu trách nhiệm thì lúc đó lấy tiền của Chính phủ, còn nếu không thì ra toà.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh khẳng định đây là trách nhiệm của nhà thầu và cơ quan thiết kế. Trách nhiệm của Bộ thì đã tham mưu rất đầy đủ.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng Thường vụ không có căn cứ để xem xét nội dung Chính phủ trình. Phó chủ tịch lưu ý vai nào ra vai đấy, cần tránh Thường vụ làm thay và can thiệp sâu vào công việc cụ thể của điều hành.
Đây là quan hệ trực tiếp giữa nhà thầu với dân, không phải cái gì liên quan đến lợi ích của dân cũng đưa lên Thường vụ. Vốn đã bố trí rồi, phát sinh nằm trong điều hành, Phó chủ tịch nhấn mạnh.
Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Phùng Quốc Hiển nêu yêu cầu của Thường vụ là việc đền bù do thi công dự án gây thiệt hại cho 35 ngàn hộ dân cần được xử lý thấu đáo. Nhưng nội dung Chính phủ trình không thuộc thẩm quyền của Thường vụ mà thuộc trách nhiệm xử lý của Chính phủ.
Đây là trách nhiệm dân sự thực hiên theo luật dân sự, không liên quan đến hoạt động của ngân sách, nếu dùng ngân sách để xử lý thì tạo nên tiền lệ không hợp lý, ông Hiển kết luận.
P.Thảo
Theo Dantri
Sau BOT Cai Lậy, đề xuất 3 phương án xử lý BOT Thái Nguyên -Chợ Mới
Chủ đầu tư BOT Thái Nguyên - Chợ Mới vừa đưa ra 3 phương án xử lý với dự án này. Trong đó, phương án kéo dài dự án, đặt trạm thu phí trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên như đề nghị của tỉnh Thái Nguyên không được chủ đầu tư đưa ra với lý do sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Tuấn Huỳnh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Cienco 4, đại diện liên danh nhà đầu tư cho biết, theo phương án tài chính và hợp đồng tín dụng với ngân hàng, dự án sẽ bắt đầu thu phí từ đầu năm 2017.
Tuy nhiên, do phản ứng của người dân và chưa thống nhất được với địa phương là UBND tỉnh Thái Nguyên, tới thời điểm này, dự án vẫn chưa thu phí. Nhà đầu tư đang chịu áp lực lớn từ việc phải trả lãi vay ngân hàng, bình quân mỗi tháng phải trả khoảng 16 tỷ đồng.
Chủ đầu tư BOT Thái Nguyên - Chợ Mới mới đây đã đề xuất 3 phương án nhằm sớm xử lý dứt điểm các vấn đề vướng mắc tại dự án này.
Trước nguy cơ vỡ nợ do chưa có nguồn thu, chủ đầu tư BOT Thái Nguyên - Chợ Mới mới đây đã đề xuất 3 phương án để các cơ quan thẩm quyền xem xét quyết định nhằm sớm xử lý dứt điểm các vấn đề vướng mắc tại dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp, mở rộng quốc lộ 3, đoạn Km75 - Km100.
Cụ thể, phương án 1: Giữ nguyên hai trạm thu tại dự án (một trạm đặt trên quốc lộ 3 cũ và một trạm trên quốc lộ 3 mới đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới) theo hợp đồng đã ký kết, cho phép nhà đầu tư tổ chức thu phí hoàn vốn trên cơ sở mức giá đã được Bộ Tài chính ban hành và thực hiện phương án miễn, giảm phí cho các chủ phương tiện có hộ khẩu thường trú tại khu vực lân cận trạm thu giá, đã được địa phương và nhà đầu tư thống nhất.
Phương án 2: Bộ GTVT và các bộ, ngành, địa phương liên quan quyết định số lượng trạm thu, vị trí đặt trạm, mức phí. Trường hợp phương án tài chính của dự án không khả thi, Nhà nước sẽ thực hiện hỗ trợ bằng ngân sách. Theo tính toán sơ bộ, dự án chỉ đặt một trạm thu phí trên tuyến quốc lộ 3 đoạn Thái Nguyên - Bắc Kạn, ngân sách Nhà nước phải hỗ trợ cho dự án khoảng hơn 2.000 tỷ đồng mới đảm bảo phương án tài chính khả thi.
Phương án 3: Nhà đầu tư đề nghị Nhà nước mua lại toàn bộ dự án. Theo phương án này, số tiền Nhà nước phải bỏ ra để mua lại dự án từ nhà đầu tư khoảng gần 3.000 tỷ đồng, bao gồm giá trị tổng mức đầu tư dự án sau khi quyết toán, lãi vay ngân hàng và phần lãi đối với vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư.
Mới đây, ngày 23.11, UBND tỉnh Thái Nguyên có Văn bản 5317 đề xuất với Bộ GTVT phương án dỡ bỏ một trạm thu đặt trên quốc lộ 3 cũ (Km77 922, quốc lộ 3 cũ) và cho phép nhà đầu tư thực hiện mở rộng, hoàn thiện đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đặt trạm thu phí trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và đường Thái Nguyên - Chợ Mới.
Theo UBND tỉnh Thái Nguyên, nếu tiến hành thu giá dịch vụ tại trạm Km77 922 sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự trên địa bàn do một số người dân địa phương không chấp nhận việc đầu tư trên đường cũ để thu phí, kể cả có tiến hành giảm phí cho một số đối tượng.
Tuy nhiên, cả nhà đầu tư và lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng, việc này khó thực hiện, do việc huy động nguồn vốn vay ngân hàng để đầu tư các hạng mục bổ sung rất khó khăn.
Được biết, chiều nay (12.12), Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể sẽ chủ trì cuộc họp xử lý nội dung này.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp, mở rộng quốc lộ 3, đoạn Km75 - Km100 có tổng chiều dài 65km, trong đó, hợp phần quốc lộ 3 mới đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc, chiều dài 40km, bề rộng nền đường 12m. Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu 2.713 tỷ đồng, do liên danh CIENCO4 - Công ty CP Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc - Công ty CP ĐTXD&TM Trường Lộc làm nhà đầu tư theo hình thức BOT.Dự án đã hoàn thành và được Hội đồng Nghiệm thu của Bộ GTVT chấp thuận nghiệm thu đưa vào khai thác từ tháng 5.2017.Tuy nhiên, đến nay, sau hơn 7 tháng kể từ khi đưa vào khai thác (sau hơn 9 tháng thông xe), dự án vẫn chưa được tiến hành thu phí sử dụng dịch vụ để hoàn vốn dù nhà đầu tư đã tuân thủ đúng các điều khoản hợp đồng, quy định pháp luật và phương án miễn, giảm phí cho các chủ phương tiện có hộ khẩu thường trú tại khu vực xung quanh trạm thu phí BOT. Dù chưa thu phí nhưng một số cá nhân đã tập trung phản ứng tại trạm thu phí của dự án trên quốc lộ 3 cũ đặt tại huyện Phú Lương.
Theo Danviet
Quốc hội đồng ý làm cao tốc Bắc - Nam với mức thu phí dự kiến 2.500 đ/km Hơn 83% các đại biểu Quốc hội thống nhất thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020. Những băn khoăn sau cùng về mức thu phí dự kiến 2.500 đ/km là quá cao đã được giải thích, khẳng định không cao so vơi măt...