Bắc cầu vượt tĩnh mạch cứu bé trai ói máu liên tục
Bé trai 7 tuổi bị xuất huyết do tăng áp tĩnh mạch cửa, vừa trải qua ca phẫu thuật kéo dài suốt 5 giờ.
Bé quê Đồng Tháp, lúc 5 tuổi từng có đợt bị ói ra máu phải truyền máu. Một tháng nay bé tái phát, được người nhà cho dùng thuốc Đông y. Cách đây hai tuần bé nôn ra máu lượng nhiều nên được đưa đến bệnh viện địa phương rồi chuyển vào Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM).
Kết quả siêu âm và CT Scan cho thấy bé bị teo tĩnh mạch cửa nên máu không về gan được dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, cường lách, teo gan, không lọc được nhiều chất độc… Các bác sĩ hội chẩn, lên phương án phẫu thuật giải áp tĩnh mạch cửa.
Bé trai hồi phục tốt sau mổ. Ảnh: Lê Phương.
Để chuyển hướng lượng máu từ tĩnh mạch cửa vào các tĩnh mạch khác, kíp mổ quyết định dùng một đoạn tĩnh mạch cảnh trong dài 7 cm ở cổ bệnh nhân làm cầu bắc ngang. Bác sĩ Tạ Huy Cần, Trưởng Khoa Ngoại tổng quát cho biết đoạn teo tĩnh mạch ngoằn ngoèo và áp lực cao nên đòi hỏi tính toán mạch máu đủ dài để “bắc cầu vượt”.
“Tĩnh mạch cực kỳ mỏng và nhỏ, thao tác tạng sâu nên đòi hỏi kíp phẫu thuật phối hợp hiểu ý, chỉ cần đi lệch hoặc thao tác thiếu chính xác sẽ làm rách mạch máu”, bác sĩ Cần chia sẻ. Ca mổ thành công sau gần 5 giờ căng thẳng.
Video đang HOT
Sau mổ lượng máu dẫn về gan và cầu bắc thông nối rất tốt, sức khỏe bệnh nhi dần ổn định. Bác sĩ cho biết nếu tình trạng tăng áp tĩnh mạch cửa kéo dài, bệnh nhi sẽ bị xuất huyết ồ ạt đe dọa tính mạng. Phương pháp bắc cầu nối mạch máu rất khó thực hiện nên trong nước mới chỉ vài ca phẫu thuật thành công.
Lê Phương
Theo Vnexpress
Hải kim sa: Cây mọc dại chữa từ sỏi thận đến viêm gan
Cây này mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở bụi rậm, bờ rào... Khi dùng làm thuốc, cắt toàn cây dùng tươi hay phơi khô.Toàn cây hải kim sa sắc uống làm thuốc thông tiểu tiện, chữa chứng tiểu tiện khó khăn, đái rắt, đái buốt, đái ra cát sạn....
Hải kim sa còn có tên "bòng bong", "dương vong", "thạch vĩ dây"... Đông y gọi là "hải kim sa" vì cây này có rất nhiều bào tử lóng lánh như những hạt cát vàng. Tên khoa học: Lyofodium japonium (Thunb) SW.Hải kim sa có vị ngọt, tính hàn; quy kinh: vào kinh bàng quang và tiểu trường. Tác dụng: tả thấp nhiệt ở bàng quang, tiểu trường và phần huyết, thông lâm, lợi thấp. Chủ trị: tiểu ra mủ, tiểu buốt, sỏi đường tiểu.
Chữa ăn uống khó tiêu, bụng trướng đầy do thấp trệ: hải kim sa 30g, bạch truật 8g, cam thảo 2g; sắc nước uống mỗi ngày một thang ( Tuyền Châu bản thảo).
Toàn thân phù thũng, bụng trướng, nằm không thở được: hải kim sa 15g, hạt bìm bìm (khiên ngưu tử) 30g - một nửa để sống một nửa sao chín, cam toại 15g; tất cả nghiền thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng 8g bột thuốc sắc với một bát nước, uống vào trước bữa ăn hàng ngày ( Y học phát minh).
Chữa viêm gan: hải kim sa 15g, nhân trần 30g, xa tiền thảo 20g; sắc nước uống mỗi ngày một thang ( Giang Tây thảo dược).
Đi lỵ ra máu: dây và lá bòng bong 60 - 90g, sắc kỹ với nước, chia thành 2-3 lần uống trong ngày ( Phúc Kiến dân gian thảo dược).
Chữa đái ra dưỡng trấp trắng: hải kim sa 40g, hoạt thạch 40g, cam thảo 10g; tất cả đem tán nhỏ, trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g; dùng nước sắc với khoảng 20g mạch môn (củ tóc tiên) hoặc 10g cỏ bấc đèn (đăng tâm thảo) để chiêu thuốc ( Thế y đắc hiệu phương).
Chữa tiểu tiện lẫn sỏi sạn: hải kim sa 30g, hoạt thạch 30g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30g, kim tiền thảo 60g, xa tiền thảo (cỏ mã đề) 12g; sắc kỹ với nước, chia 3 phần uống trong ngày ( Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách).
Chữa tiểu tiện xuất huyết:
- Hải kim sa tán thành bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g, hòa với nước đường cùng uống ( Phổ tế phương).- Hải kim sa (chỉ dùng dây), biển súc (dân ta còn gọi là cây càng tôm, cây xương cá; tên khoa học: Polygonum aviculare L., họ rau răm) - mỗi thứ 15 - 20g, sắc nước uống ( Tứ Xuyên Trung thảo dược).
Hải kim sa chủ trị tiểu ra mủ, tiểu buốt, sỏi đường tiểu
Trà lợi tiểu - dùng trong các trường hợp tiểu tiện khó khăn: hải kim sa 60 - 90g, sắc với nước, thêm chút đường vào uống thay trà trong ngày ( Phúc Kiến dân gian trung thảo dược).
Chữa viêm tuyến vú: hải kim sa 25- 30g, sắc kỹ với nửa phần nước nửa phần rượu, chia 3 phần uống trong ngày ( Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách).
Phụ nữ ra nhiều bạch đới: dây bòng bong 1 lạng, cắt thành những đoạn nhỏ, nấu kỹ với thịt lợn nạc thành món hầm; bỏ bã thuốc, ăn thịt và uống nước canh ( Giang Tây dân gian thảo dược nghiệm phương).
BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ
( Đơn vị điều trị ban ngày - Cơ sở 3, BV. Đại học Y Dược TP.HCM)/SKDS
Theo doisongphapluat
Hai bệnh nhân thoát chết nhờ báo động đỏ Chiều 3-10, bệnh viện (BV) Đa khoa khu vực Củ Chi (TP.HCM) cho biết BV này đã cứu sống hai bệnh nhân vị vỡ gan phức tạp nhờ quy trình báo động đỏ. Bệnh nhân thứ nhất là chị ĐMK (24 tuổi, ở Long An), nhập viện trong tình trạng lơ mơ, đe dọa tính mạng do có dấu hiệu sốc mất máu...