Ba việc cần làm khi du học Mỹ thời Covid-19
Du học sinh Mỹ cần kiểm tra email, vào website của trường hàng ngày để nắm yêu cầu về hình thức học, quy định y tế và tham dự các khóa học online.
Khi Covid-19 chưa được kiếm soát, du học sinh có thể băn khoăn việc nhập học vào mùa thu 2021 hay bảo lưu kết quả. Nếu vẫn muốn tiếp tục trở thành sinh viên của đại học Mỹ, nhiều chuyên gia khuyên du học sinh nên chú ý một số việc.
Theo dõi email và website của trường
Sinh viên quốc tế sắp nhập học cần thường xuyên theo dõi email và thông tin được đăng trên website của trường cũng như nền tảng xã hội khác.
Kate Child, trợ lý trưởng khoa phụ trách hỗ trợ sinh viên, Đại học Bennington, cho biết khi Covid-19 còn phức tạp, email sẽ là phương tiện liên lạc chủ yếu thay vì gặp gỡ, đến trường nghe tư vấn như trước đây. “Hãy tạo thói quen kiểm tra hòm thư điện tử hàng ngày, tương tác với các nền tảng mạng xã hội của trường”, Kate nói.
Ngoài ra, website của trường là nơi lý tưởng để du học sinh tìm kiếm câu hỏi thường gặp, khám phá kho lưu trữ thông tin liên lạc, chính sách cho sinh viên quốc tế và thủ tục nhập học. Nhiều trường còn có trang web tuyển sinh hoặc văn phòng tư vấn dành riêng cho du học sinh.
Chẳng hạn, Đại học bang Arizona có trang hướng dẫn các bước tiếp theo sau khi trúng tuyển, Đại học Rochester cũng có văn phòng quốc tế, cung cấp thông tin về các thủ tục nhập học cho sinh viên quốc tế. Bạn không nên bỏ qua những nguồn hướng dẫn giá trị này.
Christian Stuart, Giám đốc điều hành Trung tâm Dịch vụ Sinh viên quốc tế, Đại học Andrews, cho biết thông quan website và mạng xã hội, trường có thể còn thông báo các yêu cầu xét nghiệm Covid-19, cập nhật thông tin về vaccine cho du học sinh.
Ảnh: Shutterstock
Tham dự các buổi hội thảo, gặp gỡ online
Với nhiều đại học Mỹ vẫn ưu tiên hoạt động online, bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhân viên tư vấn tuyển sinh để xin giải đáp thắc mắc, đồng thời tham dự các buổi cung cấp thông tin, gặp mặt qua Zoom và công cụ trực tuyến khác. “Đây là cơ hội để sinh viên quốc tế làm quen với nhau, được trò chuyện với giảng viên trường”, Kate khẳng định.
Đại học California ở Irvine là một trong những trường triển khai nhiều chương trình online hữu ích cho du học sinh. Chẳng hạn “Get to know campus” (Làm quen với khuôn viên) cung cấp bài thuyết trình và video hướng dẫn về nhiều chủ đề, trong đó có các bước tiếp theo của quy trình nhập học, hỗ trợ tài chính, cơ hội học tập và đời sống sinh viên. Website của trường cũng có chức năng “Meet your fellow anteaters” (Gặp gỡ bạn bè), nơi tạo ra trò chơi ảo, giúp kết nối sinh viên.
Các chuyên gia đánh giá, đây là cách hữu ích để làm quen và kết bạn, đồng thời giúp bạn hiểu thêm về ngôi trường mình sắp theo học.
Video đang HOT
Giữ liên lạc với văn phòng sinh viên quốc tế
Sinh viên sắp nhập học cần giữ liên lạc thường xuyên với văn phòng hỗ trợ sinh viên quốc tế của trường, nơi có thể cập nhật thông tin về visa, các loại vaccine Covid-19 cũng như một số thông báo bất ngờ khác. Đây cũng là nơi giúp bạn biết liệu mình có phải tham gia lớp học online không hoặc các quy định của ký túc xá.
Nhân viên của văn phòng hỗ trợ sinh viên quốc tế đều có địa chỉ liên lạc gồm email (đôi khi cả số điện thoại), được công khai trên website trường. Bạn nên liên lạc với họ và đề nghị một buổi tư vấn qua Zoom nếu cảm thấy email không thể truyền tải hết mong muốn. Ngoài ra, bạn có thể cập nhật thông tin về visa dành cho sinh viên không định cư theo hướng dẫn Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ.
Allen Koh, Giám đốc điều hành của Cardinal Education, một công ty tư vấn giáo dục có trụ sở tại California, kêu gọi sinh viên quốc tế chuẩn bị cho những trường hợp bất ngờ. “Các bạn nên chuẩn bị tâm lý về việc có nhiều đợt kiểm dịch, đặc biệt là với những sinh viên từ các nước không có đường bay thẳng đến Mỹ. Các bạn phải quá cảnh tại một quốc gia thứ ba và cần theo dõi chính sách y tế của Mỹ với nơi này”, Koh nói.
Các chuyên gia cho biết, nếu sở hữu bất kỳ giấy tờ xác nhận không liên quan đến lịch sử dịch tễ các ca bệnh hoặc có “hộ chiếu vaccine”, du học sinh nên làm sao kê và mang theo bên mình để việc nhập cảnh tại Mỹ được thuận lợi.
Nữ sinh trường Ams chinh phục học bổng du học Mỹ gần 7 tỷ đồng
Yến Lan cho rằng chính tinh thần không bỏ cuộc đã giúp em thuyết phục ban tuyển sinh ĐH Pennsylvania (Mỹ), ngôi trường "khó tính" thuộc Ivy League.
Đặt ước mơ du học từ nhỏ và có quá trình chuẩn bị từ năm lớp 10 nhưng hành trình ghi tên vào đại học Mỹ của Nguyễn Yến Lan, học sinh lớp 12 Anh 1, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, không hề suôn sẻ.
Chia sẻ với Zing , Yến Lan thừa nhận chỉ khi nhận tin trúng tuyển vào ĐH Pennsylvania (UPenn), ngôi trường thuộc liên minh đại học danh giá Ivy League, em mới có thể ăn ngon ngủ yên mà không căng thẳng mỗi ngày về kết quả tuyển sinh đại học.
"Em nghĩ hành trình vào đại học không chỉ dựa vào yếu tố giỏi mà còn cả yếu tố may mắn. Thực ra, trước đó em đã trượt một số trường xếp hạng thấp hơn UPenn nhiều", nữ sinh lớp 12 tâm sự.
Không chỉ sở hữu thành tích học tập đáng nể, Yến Lan còn tham gia các hoạt động ngoại khóa về khoa học, nghệ thuật. Ảnh: Y.L.
Nữ sinh tài năng
Sinh trong gia đình có truyền thống du học, từ nhỏ, Yến Lan chịu ảnh hưởng từ cả ông, bà, bố, mẹ, dì, và luôn mong muốn được đi du học, đặc biệt là Mỹ.
Quyết định của em nhận được sự ủng hộ từ người nhà. Tuy nhiên, mọi người hầu như không nắm được quy trình nộp hồ sơ hiện tại, cũng như không có đủ điều kiện tài chính.
Sau khi tìm hiểu và lựa chọn trung tâm tư vấn phù hợp, Yến Lan chuẩn bị hồ sơ từ năm lớp 10, bắt đầu từ việc đăng ký ôn luyện SAT.
Nữ sinh cho rằng đây cũng là việc khó nhất trong quá trình làm hồ sơ ứng tuyển vào các trường ở Mỹ. Tháng 3/2019, Yến Lan thi SAT lần đầu và chỉ đạt 1470 điểm. Với mức điểm này, Lan tự nhận thấy mức độ cạnh tranh là không lớn.
Vì thế, em tiếp tục ôn thi. Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, phải mất gần một năm, Yến Lan mới nâng điểm SAT lên 1540. Trong khi đó, phần thi SAT II môn Toán và IELTS lại không mấy vất vả. Ngay lần thi đầu tiên, Lan đạt điểm tuyệt đối 800/800 SAT II và 8.0 IELTS.
Nữ sinh tự đánh giá hồ sơ của mình có một số điểm mạnh. Em từng đoạt giải nhất thành phố môn Tiếng Anh THCS lớp 9, giải nhì thành phố THPT môn này năm lớp 11 và 12.
Bên cạnh đó, Yến Lan còn có thành tích ngoại khóa tương đối tốt. Em là bí thư chi đoàn, trưởng ban PR CLB Society of Open Science (CLB Khoa học lớn nhất trường), Phó chủ tịch CLB Văn hoá The Intermediaries, thành viên PR CLB Robot GART6520 và ban Mẫu CLB Thời trang LaMode. Ngoài ra, Lan còn lọt top 20 cuộc thi Đại sứ Ams Ambassador 2020.
Không những thế, Nguyễn Yến Lan từng thực tập tại công ty về ứng dụng học tiếng Anh, Toán, Tiếng Việt cho trẻ em. Qua hai tháng thực tập, Lan đúc kết kinh nghiệm, có thêm nhiều mối quan hệ và được quản lý tín nhiệm viết thư giới thiệu gửi các trường.
Ngoài ra, em có cơ hội thực tập tại NatureClaim.com (dự án phi lợi nhuận nhằm phát triển các loại thuốc thay thế của các tiến sĩ từ ĐH Chicago).
"UPenn rất coi trọng học sinh có nhiều hoạt động hướng nghiệp và có khả năng lãnh đạo. Đặc biệt, em muốn theo học ngành Khoa học nhận thức (Cognitive Science) - một ngành có liên quan nhiều mảng như tâm lý, khoa học thần kinh, ngôn ngữ, triết học, giáo dục, nhân loại học, kinh tế học và trí tuệ nhân tạo. Việc hồ sơ có đầy đủ những kinh nghiệm cần thiết trong mỗi mảng là rất quan trọng", Yến Lan cho biết.
Nữ sinh nói thêm hồ sơ của em không thực sự tập trung vào một mảng mà nhiều mảng để ban tuyển sinh có thể thấy được em là một người có kiến thức ở nhiều lĩnh vực quan trọng.
Thực tế, dù mới 18 tuổi, kiến thức Yến Lan đạt được thực sự đáng nể. Em có chứng chỉ piano từ Trinity College London, và chính âm nhạc cùng nghệ thuật đã giúp em hiểu hơn về cách vận hành của bộ não con người. Ngoài âm nhạc, việc tham gia các hoạt động truyền thông cũng đã giúp Lan hiểu thêm về tâm lý khách hàng.
Nữ sinh thông thạo tiếng Anh và tiếng Pháp, nhờ đó mà em hiểu thêm về tác động của ngôn ngữ đối với việc tiếp thu kiến thức. Quá trình thực tập ở công ty phát triển ứng dụng học cho học sinh tiểu học giúp em hiểu thêm về sự phát triển thần kinh của trẻ nhỏ và công nghệ giáo dục của xã hội hiện nay.
"Đây cũng là lý do em chọn UPenn, không chỉ do xếp hạng ngành Khoa học nhận thức khá cao mà còn vì ước mơ được làm trong mảng công nghệ giáo dục và trí tuệ nhân tạo. UPenn cũng có thế mạnh về khởi nghiệp, kinh doanh mà em rất muốn khám phá sau này", Yến Lan chia sẻ.
Yến Lan chọn ngành Khoa học nhận thức tại ĐH Pennsylvania vì ước mơ được làm trong mảng công nghệ giáo dục và trí tuệ nhân tạo. Ảnh: Y.L.
Nỗ lực vì ước mơ vào ĐH Pennsylvania
Sở hữu bảng thành tích đáng nể song hành trình vào ngôi trường danh giá hàng đầu thế giới không hề đơn giản. Nguyễn Yến Lan từng chần chừ khi quyết định nộp đơn vào ngôi trường mà tỷ lệ trúng tuyển chỉ ở mức 5,68%.
Yến Lan thiếu các giải thưởng và các yếu tố quốc tế. Em từng được nhận học bổng vào chương trình Programs for Talented Youths của trường Vanderbilt hè năm 2020 nhưng chương trình đã không thể diễn ra theo kế hoạch do dịch Covid-19. Em cũng rất thất vọng khi kỳ thi Robot Quốc tế FIRST Robotics Competition tại Australia không thể tổ chức dù đội tuyển Robot GART6520 của em đã chuẩn bị rất nhiều.
Nữ sinh trường Ams cũng tự nhận bài luận chính của mình không có gì quá nổi bật hay đủ đặc biệt để gây ấn tượng với nhà tuyển sinh. Thêm vào đó, gia đình không có nhiều điều kiện tài chính khiến sức cạnh tranh của Lan không đủ lớn, nhất là trong năm số lượng ứng tuyển tăng đột biến.
"Em bị từ chối hoặc rơi vào danh sách chờ từ nhiều trường. UPenn lại là trường danh giá. Vì thế, khi nhận thư trúng tuyển từ trường, thật sự, em không thể tin nổi", cô gái 18 tuổi chia sẻ.
Thực tế, lúc đầu, ở đợt tuyển sinh sớm, Lan chưa được nhận ngay mà bị đẩy xuống đợt tuyển sinh thường - Regular Decision. Lúc này, nữ sinh có thể lựa chọn học trường khác vì em cũng đỗ và nhận học bổng từ một số trường như Richmond, Marquette, Beloit...
Tuy nhiên, với khát khao ghi danh vào ngôi trường mong ước từ lâu, Yến Lan quyết định lập tức viết thư thể hiện hy vọng được học ở trường, thuyết phục ban tuyển sinh rằng em là người phù hợp. Nữ sinh xin thêm thư giới thiệu từ giáo viên trong trường, tự làm clip ngắn để giới thiệu bản thân cùng những mối quan tâm và hoài bão của mình. Em cũng rất cố gắng duy trì điểm số trên lớp, đạt GPA đáng nể 9,7.
Có lẽ, tâm huyết mà Lan dồn vào giai đoạn sau đó đã tạo ấn tượng tốt với ban tuyển sinh. Cuối cùng, không chỉ trúng tuyển, em còn nhận hỗ trợ tài chính và học bổng lên đến 300.000 USD cho 4 năm học ở đây.
Nhìn lại thời gian qua, Yến Lan trải qua quá trình dài, khó khăn, nhiều áp lực và cũng có khi nản chí. Nhận hàng loạt thư từ chối, Lan đã khá sốc.
"Nhưng em luôn tự nhắc bản thân đã chuẩn bị quá nhiều cho giây phút này để từ bỏ bây giờ. Khi ấy, em cảm thấy rất may mắn vì có sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình để khuyên nhủ, khuyến khích em", cô gái 18 tuổi tâm sự.
Chính tinh thần quyết tâm không bỏ cuộc đã giúp Yến Lan trúng tuyển UPenn. Vì thế, em muốn nhắn nhủ với những bạn có ý định du học Mỹ rằng dù mọi thứ trông có vẻ khó khăn tới đâu, chắc chắn vẫn sẽ có ánh sáng cuối đường hầm.
Ngoài ra, nữ sinh trường Ams chia sẻ nên nghiên cứu trường thật kỹ trước khi nộp hồ sơ để xem trường hướng tới những ứng viên như thế nào, tránh trường hợp bị từ chối vì "không hợp" với tiêu chí của trường.
"Điều quan trọng, mọi người không nên nghi ngờ khả năng của bản thân và hãy luôn cố gắng hết sức cho những cái mình tin tưởng, những cái mình xứng đáng", Yến Lan chia sẻ.
Nghiên cứu về sông Tô Lịch giúp 9X Việt giành học bổng tiến sĩ tại Mỹ "Hành trang của em con thieu nhieu thu, nhung UC Berkeley đa chon em, co le vi ho thay đuoc su đam mê và bền bỉ khi em dam lam nhung gi minh muon", co gai sinh nam 1999 noi. "Hành trang của em con thieu nhieu thu, nhung UC Berkeley đa chon em, co le vi ho thay đuoc su đam mê...