Bà Trương Mỹ Lan xin HĐXX trả lại hai chiếc túi Hermes bạch tạng
Bà Trương Mỹ Lan bị thu giữ nhiều đồ dùng cá nhân như túi xách, áo quần, giày dép…
nên xin HĐXX gỡ niêm phong vì để lâu sẽ bị hư.
Ngày 27-9, phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 tiếp tục với phần xét hỏi những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án để làm rõ đến các vật chứng, tài sản, đồ vật thu giữ và các quyền tài sản của những người này.
Bị cáo Trương Mỹ Lan trình bày, quá trình điều tra bị kê biên nhiều tài sản. Trong đó, có 3 sổ tiết kiệm của con gái. Bị cáo Lan cũng cho biết hiện con gái đang đi chữa bệnh, không có mặt tại Việt Nam sau khi được HĐXX hỏi.
Bà Trương Mỹ Lan xin HĐXX kiểm tra lại vì lúc bị bắt bị thu giữ nhiều nữ trang có đính kim cương. Ảnh: NGUYỄN TIẾN
Cũng theo bà Lan, quá trình điều tra đã bị thu giữ nhiều đồ dùng cá nhân như túi xách, áo quần, giày dép… hiện đang bị niêm phong. Bị cáo Lan xin HĐXX gỡ niêm phong vì để lâu sẽ bị hư.
Trong số đồ vật này có 2 túi Hermes bạch tạng. Một chiếc bị cáo Lan mua tại Ý và chiếc túi còn lại được một đại gia người Malaysia tặng. “Những chiếc túi này giá trị không đáng bao nhiêu, bị cáo muốn để lại cho con cháu làm kỷ niệm. Mong HĐXX xem xét cho bị cáo xin lại những chiếc túi này”, bị cáo Lan nói.
Bị cáo Lan trình bày còn bị thu giữ một số máy tính bàn. Những thiết bị này không liên quan đến vụ án, dùng để lưu trữ hình ảnh gia tộc của mình trong suốt 50 năm qua. Ngoài ra, lúc bị bắt trên người có đeo một bộ nữ trang do mẹ bị cáo này tặng làm kỷ niệm và là vật may mắn. Gồm bông tai, mặt dây chuyền và nhẫn có đính kim cương hàng chục carat. Xin HĐXX xem xét kiểm tra lại.
Video đang HOT
Đối với những tài sản liên quan tới bị cáo và ông Chu Lập Cơ đang bị kê biên, ngăn chặn, phong tỏa trong vụ án thì bị cáo không có ý kiến.
Trả lời bà Lan, HĐXX cho biết những vật chứng, đồ vật bị thu giữ sẽ có biên bản, lưu hồ sơ. HĐXX sẽ kiểm tra lại và đề nghị bị cáo Lan liên hệ người nhà kiểm tra.
Ông Chu Lập Cơ không ý kiến gì về những tài sản đang bị kê biên, thu giữ. Ảnh: NGUYỄN TIẾN
Đối với Trương Huệ Vân, bị cáo này khai không nhớ rõ những tài sản đã bị thu giữ. Điện thoại, laptop của bị cáo Vân bị thu giữ là do người nhà giao nộp cho cơ quan điều tra theo yêu cầu.
Bị cáo Vân xin lại hai chiếc điện thoại nếu không liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo vì trong đó chứa rất nhiều hình ảnh của hai con và gia đình.
Bị cáo Ngô Thanh Nhã (em dâu của bà Lan) xin HĐXX trả lại sổ tiết kiệm trị giá 10 tỉ đồng đã bị thu giữ trong quá trình điều tra để chồng bị cáo chữa bệnh vì đây là số tiền mà bị cáo Nhã và chồng tiết kiệm được trong nhiều năm.
Bị cáo Trịnh Quang Công xin nhận lại giấy CMND, hộ chiếu và một máy tính xách, điện thoại và 6 tài khoản tại SCB tổng cộng 7 tỉ đồng. Đây là các tài khoản thanh toán, nhận lương và có nguồn gốc từ thu nhập tích lũy của bị cáo và vợ. Các tài khoản này đứng tên bị cáo, nhưng có chia sẻ ID, password cho vợ bị cáo chi tiêu.
Những bị cáo còn lại đề nghị HĐXX xem xét, trả lại những đồ vật, tài liệu mà các bị cáo này cho rằng không liên quan đến vụ án như giấy tờ tuỳ thân, điện thoại, máy tính…
Theo cáo trạng, trong vụ Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, tổng số tiền đã thu giữ trong vụ án hơn 408 tỉ đồng. Trong đó giai đoạn điều tra hơn 224 tỉ đồng; giai đoạn truy tố 183 tỉ đồng
Cơ quan điều tra đã phong tỏa 79 tài khoản của các bị can với tổng số tiền 92 tỉ đồng và 5.799 USD; ngăn chặn giao dịch 205 tài khoản thanh toán, sổ tiết kiệm, tài khoản chứng khoán TVSI của các bị can, người liên quan và các pháp nhân liên quan với tổng số tiền 824 tỉ đồng và 261.914 USD.
Kê biên tài sản, ngăn chặn giao dịch đối với cổ phần, phần vốn góp liên quan đến bị can Trương Mỹ Lan, các bị can và cá nhân khác tại 9 công ty, gồm: Kê biên 100% cổ phần tại CTCP Twin Peaks; 18% phần vốn góp tại Công ty liên doanh TNHH Vietcombank – Bonday – Bến Thành; 73,04% cổ phần tại CTCP Đầu tư Hợp Thành 1; 82% phần vốn góp tại Công ty TNHH bảo hiểm FWD Việt Nam; 77,89% cổ phần CTCP dược phẩm Đông Dược 5; 84,82% phần vốn góp tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đô thị Ngọc Viễn Đông; 13,23% cổ phần tại CTCP Đầu tư Sao Thủy; 100% cổ phần tại CTCP Tập đoàn Đầu tư Thương mại Dịch vụ Hòa Thuận Phát; 1.400 tỉ cổ phần Công ty Chứng khoán TVSI của Trương Mỹ Lan.
Cơ quan chức năng cũng kê biên các tài sản nhà đất và tài sản khác gắn liền với đất của bà Trương Mỹ Lan gồm thửa đất địa chỉ 181 Bến Chương Dương, quận 1, TP.HCM; lô đất CN1 Khu công nghiệp Nội Bài, TP. Hà Nội; 76 quyền sử dụng đất tại xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai; 16 quyền sử dụng đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM.
Đồng phạm của Trương Mỹ Lan: Không biết việc phát hành trái phiếu thành công hay không
Sáng 20/9, phiên tòa xét xử vụ án Trương Mỹ Lan - Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 chuyển qua phần xét hỏi.
HĐXX làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc phát hành trái phiếu.
Là người được xét hỏi đầu tiên, Hồ Bửu Phương (Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) thừa nhận hành hành vi phạm tội. Bị cáo này khai có tham gia vào các cuộc họp để quyết định chủ trương phát hành trái phiếu của ba công ty: Công ty An Đông, Quang Thuận và Sunny World. Bị cáo Hồ Bửu Phương cho biết, việc phát hành trái phiếu đều được Hội đồng quản trị (HĐQT) của các công ty này ra nghị quyết thông qua.
Lý giải về việc vì sao các công ty thuộc hệ thống Vạn Thịnh Phát đứng ra mua sơ cấp các lô trái phiếu, bị cáo Phương cho biết, theo quy định thì khi các lô trái phiếu được phát hành, muốn các lô trái phiếu thành công thì phải có đơn vị mua sơ cấp. Nếu khi phát hành mà không có ai mua sơ cấp các lô trái phiếu đó thì thì các lô trái phiếu đó cũng bị hủy nên các công ty nội bộ trong hệ thống Vạn Thịnh Phát sẽ đứng ra mua để đảm bảo việc phát hành trái phiếu thành công.
Về dòng tiền chuyển qua lại giữa các công ty, cá nhân để mua các lô trái phiếu, Hồ Bửu Phương khai, việc hứa chuyển nhượng cổ phần giữa các tổ chức, cá nhân với nhau chỉ là một trong các kỹ thuật để xử lý dòng tiền (có thể là cho mượn, cho vay, hứa chuyển nhượng...). Đây là cách để lấy tiền ra từ đơn vị này chuyển qua đơn vị khác.
"Bị cáo không phụ trách phát hành trái phiếu bán cho người dân, tiền thu về, sử dụng vào mục đích gì thì bị cáo không biết, không được hưởng lợi. Bị cáo chỉ sử dụng kiến thức chuyên môn của mình (về tài chính) để đảm bảo phát hành thành công các lô trái phiếu. Đến bây giờ bị cáo vẫn không nghĩ là số lượng người mua trái phiếu lại nhiều đến như vậy" - bị cáo Phương trình bày.
Bị cáo Hồ Bửu Phương nói đã nhận thức được hành vi sai trái của mình. Bị cáo là người làm công ăn lương, thực hiện công việc là theo sự chỉ đạo của bị cáo Lan, không hưởng lợi gì khác từ việc phát hành trái phiếu. Bị cáo Phương đã tự nguyện khắc phục một phần hậu quả.
Tiếp theo là bị cáo Đặng Phương Hoài Tâm (Phó văn phòng HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), người trực tiếp quản lý điều hành mọi hoạt động của văn phòng, giúp Trương Mỹ Lan thành lập, quản lý danh sách các công ty, cá nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Đặng Phương Hoài Tâm đã chỉ đạo Phan Chí Luân làm việc với Hồ Bửu Phương, Nguyễn Phương Anh về việc quản lý danh sách, lập phương án hứa chuyển nhượng cổ phần làm căn cứ cho Công ty Điền Gia Cát (không có hoạt động thực tế) và 8 cá nhân được thuê ký các chứng từ nộp, rút tiền khống để hợp thức dòng tiền cho Công ty Điền Gia Cát mua sơ cấp, giúp sức cho Trương Mỹ Lan và đồng phạm phát hành gói trái phiếu của Công ty Setra, chiếm đoạt số tiền 2.000 tỷ đồng của 2.431 bị hại.
Người tiếp theo là bị cáo Nguyễn Phương Anh (Phó Tổng Giám đốc Công ty SPG), từ năm 2018 đã được giao nhiệm vụ quản lý toàn bộ dòng tiên và quản lý, theo dõi các kê toán viên thực hiện các hoạt động tài chính, kế toán của các công ty "ma" thuộc nhóm Công ty SPG. Nguyễn Phương Anh đã tham gia lập các hợp đồng khống, lên phương án hứa chuyển nhượng cổ phân, sử dụng cá nhân được thuê ký chứng từ khống nộp/rút tiền, hoàn tất chuỗi các giao dịch chạy dòng tiền khống tạo lập trái phiếu đã giúp cho Trương Mỹ Lan và đồng phạm phát hành trái phiếu của 4 công ty: An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra, đồng phạm với Trương Mỹ Lan chiếm đoạt số tiền hơn 30 ngàn tỷ đồng của 35.824 bị hại.
Nguyễn Phương Anh thừa nhận nội dung cáo trạng nêu. Bị cáo cũng thừa nhận mình là người quản lý trực tiếp các công ty "ma" và là người chi trả lương cho nhân viên các công ty, tùy theo vị trí công việc của các nhân viên. Bị cáo cho rằng mình chỉ hưởng lương chứ không hưởng lợi từ việc làm trên.
Bùi Đức Khoa (Phó Tổng Giám đốc Công ty Natural Land) cũng thừa nhận nội dung cáo trạng, chỉ "đính chính" một chi tiết nhỏ về việc nhầm lẫn về thời gian trong lời khai của bị cáo trước cơ quan điều tra. Bùi Đức Khoa khai, công việc của bị cáo là nghiên cứu thị trường bất động sản. Nhưng bị cáo lại là người tìm, thuê và quản lý khoảng 100 cá nhân theo chỉ đạo của Nguyễn Ngọc Dương, để phục vụ cho các hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Năm 2018, 2019, Bùi Đức Khoa lập các hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần khống, sử dụng các cá nhân thuê ký chứng từ khống nộp/ rút tiền, giúp Trương Mỹ Lan và đồng phạm phát hành 3 gói trái phiếu của Công ty An Đông, chiếm đoạt số tiền gần 25 ngàn tỷ đồng của 30.738 bị hại.
Tống đạt cáo trạng truy tố bà Trương Mỹ Lan trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 Trương Mỹ Lan bị cáo buộc đã biến tiền "bẩn" thành tiền "sạch" với số tiền hàng trăm ngàn tỉ đồng có nguồn gốc từ hành vi tham ô tài sản và lừa đảo trái phiếu. Ngày 15-7, VKSND Tối cao tống đạt Bản cáo trạng số 6639 truy tố Trương Mỹ Lan và 33 bị can khác trong vụ án Vạn Thịnh...