Bà Trương Mỹ Lan kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm
Sau khi bị tuyên án tử hình, bà Trương Mỹ Lan đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, cho rằng mình không chiếm đoạt tiền của Ngân hàng SCB.
Ngày 26/4, từ trại tạm giam, bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
Theo đơn kháng cáo, bà Lan trình bày các nguyên nhân khách quan trong việc tham gia tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) dẫn đến có rủi ro, nhưng bị cáo không chiếm đoạt tiền của SCB.
Hiện TAND TP.HCM cũng đang tập hợp các đơn kháng cáo của các bị cáo, người liên quan đến vụ án.
Trước đó, ngày 11/4, TAND TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan mức án tử hình về tội “ Tham ô tài sản”, 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ”, 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Tổng hợp hình phạt là tử hình.
Bà Trương Mỹ Lan tại phiên sơ thẩm. Ảnh: Nguyễn Huế
Video đang HOT
Chồng bà Lan là bị cáo Chu Lập Cơ (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Times Square) bị tuyên phạt 9 năm tù về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.
Cháu gái là bị cáo Trương Huệ Vân (cựu Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) 17 năm tù về 2 tội “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Nguyễn Huế
HĐXX cũng tuyên phạt 4 án chung thân với 4 bị cáo, gồm 3 cựu lãnh đạo cấp cao tại SCB: bị cáo Đinh Văn Thành, Chủ tịch HĐQT (trốn truy nã, xét xử vắng mặt), bị cáo Bùi Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT; bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc; bị cáo Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát Ngân hàng II (Ngân hàng Nhà nước) tội nhận hối lộ 5,2 triệu USD.
Về dân sự, buộc bị cáo Trương Mỹ Lan bồi thường cho SCB số tiền 673.800 tỷ đồng…
Bộ Công an yêu cầu ngừng kích động người dân rút tiền ồ ạt tại SCB
Bộ Công an cho biết đã có hàng trăm bài viết, video đăng nội dung kêu gọi người dân rút tiền trước hạn tại Ngân hàng SCB, gây hậu quả rất lớn.
Tối 2/12, Bộ Công an cho biết sau khi nhà chức trách công bố thông tin Cơ quan CSĐT của Bộ ra quyết định khởi tố bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 3 bị can khác về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mạng xã hội xuất hiện không ít người cố tình tung tin thất thiệt, tạo ra làn sóng bất lợi cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Những thông tin này dẫn đến việc người dân ồ ạt rút tiền, làm thủ tục rút tiền trước hạn tại Ngân hàng SCB, gây ra tình trạng tê liệt cục bộ và ảnh hưởng xấu đến tâm lý của người dân cả nước.
Trước những vấn đề gần đây liên quan hoạt động của Ngân hàng SCB, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết có một số thông tin lan truyền ảnh hưởng đến hoạt động của nhà băng này. Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng các biện pháp cần thiết để SCB hoạt động bình thường, đảm bảo khả năng thanh khoản.
Với những người đang gửi tiền tiết kiệm tại SCB, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định ở Việt Nam từ trước đến nay, những khoản tiền gửi của người dân tại ngân hàng, trong đó có SCB, đều được Nhà nước đảm bảo trong mọi trường hợp. Phó thống đốc Đào Minh Tú cũng khuyến cáo người gửi tiền cân nhắc và thận trọng trước khi quyết định rút tiền gửi tại SCB để đảm bảo quyền lợi, nhất là với những khoản tiền có kỳ hạn. Nếu rút trước hạn, người gửi tiền sẽ mất đi khoản lãi đáng ra mình được hưởng.
Thông tin thất thiệt nhằm kích động người dân đến rút tiền tại Ngân hàng SCB. Ảnh: Bộ Công an.
Ngoài ra, SCB đã rà soát và khẳng định Công ty An Đông không phải là cổ đông của SCB, bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý và điều hành tại SCB, nên không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhà băng cam kết có đầy đủ giải pháp, nguồn lực để bảo đảm quyền lợi, lợi ích của người gửi tiền cũng như quyền, lợi ích của đối tác và khách hàng theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng SCB đã tăng cường lượng tồn quỹ tiền mặt tại tất cả các điểm giao dịch để đáp ứng nhu cầu thanh toán và rút tiền chính đáng của người dân; đồng thời tăng tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm thanh toán liên ngân hàng.
Bộ Công an cho biết dù Ngân hàng Nhà nước có những động thái trên, đến nay nhiều tổ chức, cá nhân chống đối trong và ngoài nước vẫn lợi dụng sự việc này để "tát nước theo mưa". Họ đưa ra những bài viết phân tích trên mạng xã hội, khiến người dân hiểu sai về hoạt động điều tra của cơ quan công an; đồng thời kích động tâm lý gây hoang mang dư luận nhằm làm bất ổn tình hình và lòng tin của người dân đối với công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước. Nguy hiểm hơn, chúng còn xuyên tạc, phao tin đồn cho rằng Nhà nước bỏ mặc, không quan tâm người dân.
Theo Bộ Công an, có hàng trăm tin, bài viết, video đăng nội dung kêu gọi, khuyên người dân tập trung đi rút tiền trước hạn tại các cây ATM của Ngân hàng SCB; đăng hình ảnh, video người dân tập trung đông tại các trụ sở, cây ATM của ngân hàng tại nhiều địa phương. Đặc biệt là các tỉnh, thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh. Nhiều thông tin có nội dung kích động như người dân phải tranh thủ, nhanh chóng đi rút tiền gửi tại Ngân hàng SCB, không tin các báo chí chính thống đưa tin vì đó chỉ là những tin để trấn an dư luận, không quan tâm đến quyền lợi của người dân.
Họ còn đưa ra những bức tranh "tăm tối", tiêu cực về các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, nền kinh tế Việt Nam một cách xuyên tạc, bôi xấu vô căn cứ chỉ để làm cho nhiều người thiếu hiểu biết tin và làm theo.
Cơ quan công an nhiều nơi đã làm việc với một số người để làm rõ việc họ sử dụng mạng xã hội đăng tải, bình luận thông tin thất thiệt gây hoang mang dư luận, gây tâm lý bất an, khiến nhiều người đồng loạt rút tiền gửi tại ngân hàng. Một số người thừa nhận hành vi đưa tin thất thiệt nhằm mục đích câu view, tăng lượt tương tác để bán hàng online. Mới đây có cả những người đang là giảng viên, phóng viên...
Bộ Công an khuyến cáo tất cả các tổ chức, cá nhân không đăng tải, chia sẻ, phát tán hoặc bình luận đồng thuận với tin giả, tin sai sự thật, tin gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự. Mọi cá nhân, tổ chức vi phạm đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Nhà chức trách nhấn mạnh sự việc xảy ra tại Ngân hàng SCB những ngày qua thêm một lần nữa cho thấy ở Việt Nam chưa bao giờ Nhà nước để cho người dân thiệt hại. Các cơ quan chức năng luôn bảo đảm quyền lợi cho người dân khi tham gia các hoạt động kinh tế, luôn duy trì cho nền kinh tế được hoạt động bình thường, bình đẳng trước pháp luật.
Để hiểu hơn về Bộ luật hình sự, trách nhiệm hình sự, 55 cặp tội danh dễ nhầm lẫn trong Bộ luật hình sự hay những quy định về phạt tiền, khiếu nại, tố cáo... mời độc giả của Zing truy cập Tủ sách Pháp luật.
Vụ Thuduc House: Không phạm tội nhưng vẫn bị giữ lại 116 tỉ đồng? Ông Lê Trọng Đại (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án xảy ra tại Thuduc House) cho rằng cấp sơ thẩm giao Cục Thi hành án dân sự TP.HCM thu hồi hơn 116 tỉ đồng của ông là không đúng. Ngày 25.4, TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục diễn ra phần tranh luận của các luật sư bào...