Bà Trương Mỹ Lan bị Nguyễn Cao Trí chiếm đoạt 1.000 tỉ đồng ra sao?
Viện KSND tối cao cho rằng đủ cơ sở xác định bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị Nguyễn Cao Trí chiếm đoạt 1.000 tỉ đồng.
Theo cáo trạng vụ án liên quan bà Trương Mỹ Lan và Ngân hàng SCB, Nguyễn Cao Trí, 54 tuổi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang (gọi tắt là Công ty Văn Lang), Công ty cổ phần Tập đoàn Capella (tiền thân là Công ty Capella) bị truy tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Từ năm 2017 – 2020, Trương Mỹ Lan thỏa thuận mua cổ phần một số dự án của Nguyễn Cao Trí tại Công ty cổ phần cao su Công nghiệp, Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh, và thỏa thuận hợp tác đầu tư dự án tại H.Hải Hà ( Quảng Ninh). Trong thời gian này, Trương Mỹ Lan đã nhiều lần chuyển tiền cho Trí để thanh toán việc thực hiện thỏa thuận trên.
Bà Trương Mỹ Lan chi bao nhiêu tiền cho 17 quan chức để lũng đoạn SCB?
Việc thỏa thuận mua bán cổ phần Công ty cổ phần c ao su Công nghiệp
Tháng 12.2017, Nguyễn Cao Trí thỏa thuận chuyển nhượng 65% vốn điều lệ Công ty cổ phần cao su Công nghiệp cho Trương Mỹ Lan với giá 45 triệu USD. Trong đó, Trí sở hữu hơn 5,4 triệu cổ phần, tương ứng hơn 31% vốn điều lệ.
Trương Mỹ Lan đã chuyển cho Trí hơn 21,25 triệu USD, tương ứng số tiền hơn 476 tỉ đồng, tương đương thanh toán hơn 31% vốn điều lệ Công ty cổ phần cao su Công nghiệp. Sau đó, cả hai bên thống nhất chuyển số tiền đã thanh toán thành mua 10% vốn điều lệ Công ty Văn Lang.
Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Ảnh TL
Việc thỏa thuận mua bán cổ phần Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh
Đây là công ty do Nguyễn Cao Trí làm đại diện theo pháp luật vào năm 2021. Trí thỏa thuận bán cho Trương Mỹ Lan 100% vốn điều lệ của công ty này với giá trị 3.000 tỉ đồng. Trương Mỹ Lan đã đặt cọc cho Trí 1 triệu USD và 127 tỉ đồng. Sau đó, Trương Mỹ Lan và Trí thống nhất chuyển số tiền đặt cọc sang thanh toán mua 10% vốn điều lệ Công ty Văn Lang.
Việc thỏa thuận hợp tác đầu tư dự án tại H.Hải Hà, Quảng Ninh
Khoảng giữa năm 2020, Công ty cổ phần Tập đoàn Bến Thành Holdings Group (do Nguyễn Cao Trí làm Chủ tịch HĐQT) được UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận chủ trương triển khai nghiên cứu quy hoạch, và hướng dẫn một số thủ tục liên quan.
Để tham gia đầu tư vào dự án tại H.Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, Trương Mỹ Lan thỏa thuận thanh toán theo tiến độ phát sinh chi phí và 2 lần chuyển tiền cho Nguyễn Cao Trí, tổng cộng 9,5 triệu USD, tương ứng hơn 220 tỉ đồng. Sau đó, Trương Mỹ Lan không tiếp tục tham gia dự án, và thống nhất với Trí chuyển 9,5 triệu USD để thanh toán mua 10% vốn điều lệ Công ty Văn Lang.
Do nhận nhiều khoản tiền từ Trương Mỹ Lan nhưng không có giấy tờ biên nhận, nên đến tháng 1.2021, Nguyễn Cao Trí gặp Trương Mỹ Lan và thống nhất chốt các khoản tiền bà này đã chuyển cho là 1.000 tỉ đồng…
Số tiền khổng lồ bà Trương Mỹ Lan ‘rút ruột’ SCB đầu tư vào việc gì?
Sau khi Trương Mỹ Lan bị khởi tố, bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Nguyễn Cao Trí đã chỉ đạo trợ lý soạn thảo các văn bản điều chỉnh giá và thanh lý hợp đồng chuyển nhượng 10% vốn điều lệ tại Công ty Văn Lang, và thanh lý hợp đồng ủy thác đầu tư hơn 31% vốn điều lệ Công ty cổ phần cao su Công nghiệp… Sau đó, Trí đưa cho các cá nhân đứng tên hộ ký hợp thức, hoàn thiện thủ tục thanh lý.
Theo cáo trạng, việc Nguyễn Cao Trí tự ý lập các bản thanh lý hợp đồng với Hồ Quốc Minh là người đứng tên sở hữu cổ phần giúp cho Trương Mỹ Lan trị giá 1.000 tỉ đồng không được sự đồng ý của bà này.
Trương Mỹ Lan đã có đơn yêu cầu làm rõ, xử lý hành vi của Nguyễn Cao Trí chiếm đoạt tài sản của Lan và thu hồi số tiền 1.000 tỉ đồng để giải quyết theo quy định pháp luật. Quá trình làm việc với cơ quan điều tra, cuối tháng 12.2022 – 1.2023, Trí không thừa nhận đã nhận tiền của Trương Mỹ Lan, mà cho rằng mình bị vu khống, bôi nhọ danh dự. Song cáo trạng cho rằng đủ cơ sở xác định Trí đã chiếm đoạt của bà Lan 1.000 tỉ đồng.
Quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã thu giữ tiền mặt khi khám xét người, nơi làm việc của Nguyễn Cao Trí hơn 93 tỉ đồng. Gia đình Trí đã nộp khắc phục hơn 640 tỉ đồng, cơ quan điều tra đã kê biên 7 bất động sản.
Vụ Vạn Thịnh Phát: Ông Nguyễn Cao Trí 'nói dối' về số tiền 1.000 tỷ
Ban đầu tại cơ quan điều tra, ông Nguyễn Cao Trí phủ nhận việc đã nhận 1.000 tỷ đồng từ bà Trương Mỹ Lan, phủ nhận quan hệ kinh tế với Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Ông Nguyễn Cao Trí (SN 1970, Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang) được biết đến là người sở hữu 2 hệ sinh thái gồm Tập đoàn Capella có 28 công ty con hoạt động về lĩnh vực bất động sản, kinh doanh nhà hàng khách sạn... và Tập đoàn giáo dục Văn Lang có 7 đơn vị thành viên, hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục.
Ở 2 hệ sinh thái trên, giữ vai trò trung tâm là 2 công ty mẹ: Công ty CP Đầu tư và Quản lý giáo dục Văn Lang, Công ty CP Tập đoàn Capella.
Theo lời khai của bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), bà biết ông Trí từ khoảng năm 2017, do một người quen có tên Hồ Quốc Minh giới thiệu. Quá trình quen biết, bà Lan đã thống nhất với ông Trí về việc đầu tư mua cổ phần của một số công ty, dự án của ông Trí.
Cụ thể, mua cổ phần Công ty Cao su Công nghiệp (đã thanh toán 21,25 triệu USD); dự án Hải Hà, Quảng Ninh (đã thanh toán 9,5 triệu USD); dự án Sài Gòn Đại Ninh (đã thanh toán 20 triệu USD).
Sau đó hai bên thống nhất các khoản đầu tư với tổng số tiền 1.000 tỷ đồng. Để làm tin cho khoản 1.000 tỷ đồng này, ông Trí đã thực hiện các thủ tục chuyển nhượng 10% vốn điều lệ Công ty Văn Lang (bà Lan không đứng tên mà để ông Hồ Quốc Minh đứng tên sở hữu cổ phần theo chỉ định của bà Lan; việc này đã thống nhất với ông Trí).
Bà Lan khẳng định, ông Trí vẫn giữ 1.000 tỷ đồng trên. Về phần mình, ông Trí mang số tiền trên mua các loại cổ phần, cổ phiếu, bất động sản nhỏ lẻ tại TP.HCM, thanh toán cho dự án Sài Gòn Silicon...
Điều đáng nói, sau khi bà Trương Mỹ Lan bị khởi tố, bắt tạm giam, ngày 21,22/10/2022, ông Trí đã chỉ đạo trợ lý của mình soạn thảo các văn bản điều chỉnh giá và thanh lý toàn bộ hợp đồng chuyển nhượng 10% vốn điều lệ Công ty Văn Lang đã ký theo thỏa thuận với bà Lan.
Các tài liệu đều được lập khống, hợp thức ngày giao dịch. Sau đó ông Trí hoàn thiện hồ sơ và làm thủ tục xác nhận chuyển nhượng 10% vốn điều lệ kể trên từ Hồ Quốc Minh sang Nguyễn Cao Đức (em trai ông Trí) và Trần Lê Diệp Thúy (nhân viên kế toán Công ty Văn Lang).
Tiếp đó, ông Trí hẹn gặp ông Minh và yêu cầu ông này ký hồ sơ thanh lý hợp đồng chuyển nhượng 10% vốn điều lệ Công ty Văn Lang và bản thanh lý hợp đồng ủy thác đầu tư 31,22% vốn điều lệ Công ty Cao su Công nghiệp.
Cơ quan điều tra (CQĐT) cho rằng, ông Trí đã tự ý lập, hoàn thiện hồ sơ thanh lý hợp đồng chuyển nhượng, thanh lý hợp đồng ủy thác đầu tư trị giá 1.000 tỷ đồng, không trao đổi với bà Lan nhằm xóa bỏ quyền sở hữu đối với 10% vốn điều lệ Công ty Văn Lang, để chiếm đoạt số tiền 1.000 tỷ đồng đã nhận từ bà Lan.
Ban đầu tại CQĐT, ông Trí phủ nhận việc đã nhận 1.000 tỷ đồng từ bà Lan, phủ nhận quan hệ kinh tế với nữ đại gia. Thậm chí, ông Trí từng khẳng định rằng bà Lan đã vu khống, bôi nhọ danh dự của mình.
Tuy nhiên "lời nói dối" của ông Trí bị CQĐT đánh giá là thể hiện ý thức chiếm đoạt tài sản của bà Lan đến cùng.
Về phần mình, bà Lan có đơn yêu cầu làm rõ, xử lý hành vi của ông Trí trong việc chiếm đoạt tiền của bà này, đề nghị thu hồi 1.000 tỷ đồng nêu trên để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Đến ngày 15/1/2013, sau khi bị khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội " Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", ông Trí đã khai nhận hành vi phạm tội của mình. Bị can đã có đơn đề nghị gia đình nộp tiền khắc phục hậu quả. Gia đình ông Trí đã nộp hơn 640 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ của CQĐT.
Đối với ông Hồ Quốc Minh, hiện tại ông này chưa nhập cảnh về Việt Nam; kết quả điều tra không đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh mối liên quan, vai trò giữa ông Minh với ông Trí trong việc chiếm đoạt 1.000 tỷ đồng của bà Lan. Vì vậy, CQĐT cho rằng không đủ cơ sở xác định trách nhiệm của ông Minh.
Theo CQĐT, ngoài 86 bị can bị đề nghị truy tố trong vụ án này, còn một số cá nhân có hành vi, vi phạm liên quan ở các mức độ khác nhau; có cá nhân hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc chưa đủ căn cứ xem xét trách nhiệm hình sự, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc miễn trách nhiệm hình sự.
Căn cứ tính chất, mức độ của hành vi sai phạm, dựa trên đường lối chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, CQĐT kết luận và có văn bản kiến nghị các cơ quan chủ quản xử lý nghiêm theo các quy định của Đảng và chính quyền.
Từ nguyên nhân và điều kiện dẫn đến các hành vi phạm tội của các bị can trong vụ án, các sơ hở và thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước và tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, CQĐT sẽ có các kiến nghị gửi các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan khắc phục và kiến nghị bổ sung, sửa đổi quy định của pháp luật cho phù hợp.
Nguyễn Cao Trí dùng kế hiểm chiếm đoạt hàng nghìn tỷ của Trương Mỹ Lan Lợi dụng tình hình "không ổn" của Vạn Thịnh Phát và Trương Mỹ Lan, Nguyễn Cao Trí đã sử dụng nhiều "đòn hiểm" trong lập hồ sơ chiếm đoạt số tiền 1.000 tỷ đồng từ đối tác. Đại gia Nguyễn Cao Trí (SN 1970, quê quán: Lâm Đồng; hộ khẩu thường trú tại: số 6 Phan Văn Chương, phường Tân Phú, Quận 7,...