Ba thay đổi ở Singapore thời hậu Lý Quang Diệu
Đã 2 tuần trôi qua kể từ ngày đầu tiên Singapore mất nhà lãnh đạo Lý Quang Diệu trong lịch sử độc lập của mình. Mặt trời vẫn mọc ở đằng Đông nhưng sự thay đổi đang bắt đầu ở đảo quốc sư tử.
Ông Lý Quang Diệu đã để lại dấu ấn mạnh mẽ lên Singapore – Ảnh: AFP
Tờ báo lớn nhất Singapore là Straits Times đã đăng bài phân tích 3 thay đổi ở đất nước này trong thời hậu Lý Quang Diệu.
Tác động lớn nhất được cảm nhận là từ bên trong hàng ngũ lãnh đạo Singapore, theo Straits Times. Ai cũng biết Lý Quang Diệu là một nhà lãnh đạo cực kỳ mạnh mẽ dẫn dắt Singapore bằng sự khôn ngoan và uy tín cực lớn. Nhưng hơn ai hết, ông biết rõ không thể làm mọi thứ một mình.
Đội ngũ kế thừa mà ông đã xây dựng, cả bộ máy nội các cùng bộ máy hành chính nhà nước tôn trọng ông, tin tưởng ông và học hỏi từ ông. Chẳng hạn ông Ngô Tác Đống, vị thủ tướng thứ 2 của Singapore gọi Lý Quang Diệu là “người thầy vĩ đại”.
Tầm nhìn xa trông rộng nhưng cùng lúc rất chú ý đến chi tiết, sự nhạy cảm chính trị và đòi hỏi rất cao của ông Lý Quang Diệu khiến cấp dưới cũng phải cố mà theo tiêu chuẩn của ông.
Chẳng phải là thế hệ lãnh đạo ngày nay thua kém những người tiền nhiệm. Thực ra, họ nổi trội hơn trong nhiều lĩnh vực như kỹ thuật và tài chính. Nhưng rõ ràng, sự khác biệt giữa họ và ông Lý Quang Diệu là thực tế.
Singapore sẽ thay đổi cùng với sự thay đổi của “típ” lãnh đạo sau sự nằm xuống của ông Lý Quang Diệu.
Thay đổi thứ hai là vị thế của Singapore trên trường quốc tế.
Từ xưa tới nay, cái tên Lý Quang Diệu như một thương hiệu của Singapore. Một khi cá nhân nhà lãnh đạo được tôn trọng, nể phục khắp thế giới thì hẳn là vị thế chính trị, kinh tế của đất nước đó cũng được nâng lên một bậc.
Video đang HOT
Thật khó để có thể đem ra cân đo đong đếm nhưng nó cũng giống như chuyện các công ty phải bỏ hàng trăm triệu dollar ra để quảng cáo.
Gương mặt luôn ngước lên cao của ông Lý Quang Diệu trên trường quốc tế, dẫu là giữa những người đồng thuận hay chống đối, rõ ràng đã giúp cho người Singapore tự tin về đất nước, về tương lai của họ.
Điều đó càng quan trọng với một đất nước nhỏ bé và nghèo nàn tài nguyên như Singapore.
Thế hệ lãnh đạo sau này sẽ phải tìm ra một lối đi riêng sau sự ra đi của ông Lý Quang Diệu – Ảnh: Reuters
Các nhà lãnh đạo sau này đã gặt hái được nhiều thành công nhưng rõ ràng, không ai đạt tới tầm như Lý Quang Diệu, cũng không ai có mối quan hệ sâu rộng với các lãnh đạo quốc tế như ông Lý Quang Diệu.
Lấy một ví dụ trong mối quan hệ giữa Singapore với Trung Quốc.
Ông Lý Quang Diệu đã dựng được một vị thế độc nhất vô nhị trong mắt các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhờ quan hệ cá nhân rộng rãi với phương Tây cũng như sự am hiểu sâu sắc về địa chính trị.
Ông Graham Allison thuộc đại học Harvard (Mỹ) từng nhận định rằng chưa từng có một người nước ngoài nào gây ảnh hưởng lớn lên chính sách của Mỹ với Trung Quốc bằng ông Lý Quang Diệu.
Còn chưa rõ biến cố 2 tuần trước sẽ ảnh hưởng đến cỡ nào đến quan hệ đặc biệt xưa nay giữa Singapore với Trung Quốc nhưng sự thay đổi chắc chắn sẽ đến.
Thay đổi thứ ba chính là trong lĩnh vực chính trị.
Lý Quang Diệu là vị kỹ sư trưởng trong hệ thống chính trị Singapore, tác động đến mọi khía cạnh từ lương bộ trưởng đến các cải tiến chính trị, chính sách kế nhiệm… Chính điều này khiến cho ông là nhà lãnh đạo gây nhiều tranh cãi, vấp nhiều chỉ trích độc quyền nhưng rõ ràng là ông đã làm nên một Singapore khác biệt và đẳng cấp.
Nhưng tình hình đã thay đổi. Môi trường chính trị ở Singapore đang ngày càng trở nên cạnh tranh hơn và đa dạng hơn, dù có hay không có Lý Quang Diệu.
Thế hệ các nhà lãnh đạo sau này sẽ phải tìm ra đường lối riêng để thỏa mãn các mong đợi đã thay đổi của cử tri.
Sự ra đi của ông Lý Quang Diệu sẽ đẩy nhanh tiến trình đó.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Chủ tịch Quốc hội Singapore
Chiều 2/4/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Chủ tịch Quốc hội Singapore, bà Halimah Yacob đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Thủ tướng đề nghị hai bên sớm khởi công Khu Công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP) 6 ở Nghệ An và VSIP 7 ở Hải Dương.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Singapore Halimah Yacob tại cuộc hội kiến.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Chủ tịch Quốc hội Singapore Halimah Yacob thăm chính thức Việt Nam, đánh giá cao kết quả hội đàm giữa hai Chủ tịch quốc hội hai nước; đồng thời cho rằng kết quả chuyến thăm không chỉ tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai Quốc hội mà còn góp phần quan trọng tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Singapore.
Trước sự ra đi của nguyên Thủ tướng Lý Quang Diêu, nhà lập quốc, nhà lãnh đạo xuất sắc của Singapore, một lần nữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có lời chia buồn sâu sắc tới các nhà lãnh đạo, đất nước và nhân dân Singapore và bày tỏ xúc động trước tình cảm, tấm lòng của người dân Singapore đối với nhà lãnh đạo Lý Quang Diệu.
Trên tinh thần đối tác chiến lược và cơ chế kết nối 2 nền kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, quan hệ hai nước thời gian qua đạt được những kết tốt đẹp trên các lĩnh vực; Chính phủ và các Bộ, ngành hai nước đang tiếp tục nỗ lực nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là coi trọng và sẽ nỗ lực hết mình cùng Singapore tiếp tục đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, đem lại lợi ích cho nhân dân hai nước và đóng góp xây dựng Cộng đồng ASEAN. Trên cơ sở tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, Thủ tướng mong muốn hai bên dành ưu tiên cho các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; đề nghị Singapore quan tâm để hai bên sớm khởi công Khu Công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP) 6 ở Nghệ An và VSIP 7 ở Hải Dương.
Thủ tướng cho đây là những biểu tượng sinh động, cụ thể và thành công về hợp tác kinh tế giữa hai nước. Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng mong muốn hai nước thúc đẩy hơn nữa hoạt động hợp tác về lao động, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, văn hóa, giao lưu nhân dân, quốc phòng an ninh.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chúc mừng những thành tựu to lớn mà Singapore đạt được và chúc Singapore tổ chức thành công kỷ niệm 50 năm ngày độc lập.
Chủ tịch Quốc hội Halimah Yacob bày tỏ cảm ơn tình cảm, những lời chia buồn sâu sắc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các nhà lãnh đạo và nhân dân Việt Nam trước việc nhà lập quốc Singapore Lý Quang Diệu từ trần.
Về quan hệ giữa hai nước, bà Halimah Yacob cho biết chuyến thăm chính thức Việt Nam của Đoàn lần này là nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai Quốc hội cũng nhưng quan hệ hợp tác song phương Việt Nam-Singapore. Bày tỏ vui mừng về quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp, nhất là từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược; bà Halimah Yacob khẳng định Quốc hội Singapore ủng hộ mọi nỗ lực tăng cường quan hệ hợp tác song phương, nhất là hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư mà VSIP chính là một hình mẫu thành công trong hợp tác giữa hai nước.
Bà Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh giáo dục - đào tạo là một lĩnh vực rất quan trọng và Singapore mong muốn hợp tác với Việt Nam; đồng thời hai bên cần thường xuyên trao đổi đoàn, giao lưu nhân dân để tăng cường sự hiểu biết giữa hai dân tộc và nhân dân hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Singapore cũng khẳng định mong muốn hợp tác với Việt Nam trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN và chúc mừng Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội đồng IPU-132.
P.Thảo
Theo Dantri
Chuyện gia đình ông Lý Quang Diệu - Kỳ 4: Bỏ chính trị đi làm kinh doanh Lý Hiển Dương, con trai út của ông Lý Quang Diệu, đã nối tiếp truyền thống doanh nhân rực rỡ của gia đình, vốn bị "đứt đoạn" bởi cha và anh. Vợ chồng ông Lý Hiển Dương luôn sát cánh bên nhau - Ảnh: Trendolizer Có lẽ đối với thế giới bên ngoài, ông Lý Hiển Dương, sinh năm 1957, là người con...