Ba thay đổi nhỏ đáng mừng trong giáo dục đào tạo
Quy định thu hút thí sinh khá giỏi vào ngành sư phạm, theo tôi là sự thay đổi đột phá, thể hiện ý chí của người lãnh đạo coi “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Do vậy, có thể khẳng định xã hội sẽ loại bỏ khỏi câu nói dân gian khá bi ai một thời “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”. Thật đáng mừng lắm thay!
1. Những ngày gần đây, trên mạng xã hội, có nhiều ý kiến than phiền hiện tượng một số thí sinh dự tuyển đại học năm nay điểm cao chót vót nhưng vẫn trượt. Thậm chí có em đạt 30 điểm mà không đỗ nguyện vọng 1, có trường CAND lấy điểm chuẩn đến 30,34 điểm đối với nữ, như thế là quá cao, không thể có điểm 3 môn thi cao như thế?…
Trước thực tế trên, nhiều người đặt câu hỏi, ai có lỗi khi điểm cao không vào được đại học?
Thực ra, không ai có lỗi khi các em thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm học 2021-2022 đạt điểm cao. Học lực, đề thi, chấm thi từng năm học là ba yếu tố cơ bản sẽ cho kết quả kỳ thi THPT quốc gia cao, thấp khác nhau trở thành quy luật trong thi cử. Vấn đề là khi các em đăng ký nguyện vọng để xét tuyển vào đại học thì phải căn cứ vào số lượng, chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường, từng khoa nên có em trúng tuyển nguyện vọng 1 (NV1), có em không đủ điểm trúng tuyển NV1 thì phải xuống NV2 hoặc NV3, đó cũng là điều rất bình thường.
Có một thay đổi tiến bộ năm nay được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ là quy chế tuyển sinh năm học 2021-2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là coi tất cả các nguyện vọng của thí sinh đều là nguyện vọng 1. Thí sinh nào không đủ điểm vào NV1, thì khi đăng ký vào NV2, hoặc NV3 thậm chí cả NV4… thì đều được lấy ngang bằng điểm NV1 của tốp trường mà mình đăng ký.
Ví dụ, trường Đại học A tuyển sinh điểm NV1 là 21 điểm, thì cũng lấy điểm NV2, NV3 của các thí sinh khác cùng trúng tuyển là 21. Vì thế, các em đạt điểm cao trong kỳ thi quốc gia đều đỗ đại học nếu các em có đăng ký các nguyện vọng tiếp sau NV1. Khác với một nghịch lý của hàng chục năm trước đây, có trường hợp NV1 điểm rất thấp mà đỗ, các em đăng ký NV2, NV3 cùng ngành có điểm cao hơn nhiều nhưng vẫn trượt.
Năm học 2021-2022, kỳ tuyển sinh đã thay đổi theo hướng khoa học, đúng đắn, nhân văn. Đó là nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, phần mềm tạo nên nguyên lý “bình thông nhau” giữa các trường, tất cả các em đỗ điểm cao đều có cơ hội bình đẳng được học đại học theo đúng nguyện vọng. Tất nhiên, do chỉ tiêu, hạn mức của từng trường, nhiều em không đạt NV1 cũng là điều dễ hiểu. Nhưng các em có quyền sử dụng các NV sau, ứng tuyển vào các trường, ngành mà mình yêu thích, cơ hội bình đẳng với ứng viên NV1 cùng tốp.
Video đang HOT
Như vậy các em đạt điểm cao ít gặp rủi ro bị loại khỏi cổng trường đại học, cơ hội luôn nằm trong tay các em. Lý giải hiện tượng tuyển sinh các trường học trúng tuyển trên 30 điểm như ở Học viện Chính trị CAND chẳng hạn, một lãnh đạo của Học viện giải thích rằng đó là thí sinh nữ, được cộng thêm điểm ưu tiên thì mới có tổng điểm cao như vậy. Vì tuyển sinh nữ rất ít nên buộc phải lấy điểm cao cũng là điều bình thường.
Ảnh minh họa.
2. Cũng năm học 2021-2022, có một quy định của Chính phủ tạo nên “đợt sóng” các thí sinh nô nức ứng thi tuyển vào các khoa, trường sư phạm. Theo quy định mới nhất được thực hiện trong ngay trong năm học 2021-2022, tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 116/2020/NĐ-CP, tân sinh viên sư phạm sẽ không chỉ được miễn học phí như các khóa trước đây mà còn được hỗ trợ sinh hoạt phí 3,63 triệu đồng/tháng. Như vậy, chỉ tính riêng tiền hỗ trợ phí sinh hoạt , sau 4 năm học, sinh viên sư phạm có thể nhận được hỗ trợ lên đến 142,5 triệu đồng. Đây là một khoản tiền không nhỏ đối với nhiều gia đình Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
Việc nhiều thí sinh ứng tuyển vào ngành sư phạm như năm nay, khiến 64 mã ngành này tăng điểm tuyển sinh là dấu hiệu vô cùng đáng mừng. Có thể nói, các em học sinh khá giỏi của Việt Nam lựa chọn nghề sư phạm thì tương lai sẽ hình thành một đội ngũ giáo viên có tâm huyết, trình độ, có đạo đức; góp phần đào tạo nên lớp công dân có đức, có tài cho đất nước. Quy định thu hút thí sinh khá giỏi vào ngành sư phạm, theo tôi là sự thay đổi đột phá, thể hiện ý chí của người lãnh đạo coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Do vậy, có thể khẳng định xã hội sẽ loại bỏ khỏi câu nói dân gian khá bi ai một thời “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”. Thật đáng mừng lắm thay!
3. Tại Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã nhấn mạnh tới yêu cầu học thật, thi thật. Đặc biệt, lần đầu tiên Bộ trưởng tuyên bố, từ nay đối với môn ngữ văn, cần chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu dẫn tới triệt tiêu sự sáng tạo của thầy – trò. Theo chúng tôi, tưởng đây là một thay đổi rất nhỏ, những có ý nghĩa vô cùng lớn. Nếu làm tốt điều này, sẽ tạo nên bước đột phá lớn, vô cùng nhân văn cho toàn ngành giáo dục và xã hội.
Lâu nay, nhiều người trong chúng ta đã vô tình, vô cảm trước một việc quy định trong giáo dục phản khoa học, phản nhân văn là yêu cầu thầy cô dạy văn theo khuôn mẫu, bắt học trò học văn, tập làm văn theo văn mẫu. Trong khi tâm hồn của học sinh tuổi mới lớn vô cùng sinh động và phong phú, là giai đoạn đầu tiên và quan trọng hình thành trí tuệ, tâm hồn, nhân cách con người trong tương lai. Vậy mà bắt các em học theo khuôm mẫu cứng nhắc, nghĩa là góp phần tiêu cực tạo nên những “con vẹt” trong nhà trường, những cán bộ mẫn cán “ sao chép” trong công việc. Hậu quả thật nặng nề, di chứng sẽ khó xóa bỏ đi một sớm một chiều.
Với việc quy định bỏ cách học theo văn mẫu, bài mẫu, tư duy của các em học sinh sẽ trở nên dân chủ, tự do trong sáng tạo, giàu trí tưởng tượng hơn; tâm hồn các em sẽ được giải phóng khỏi sự khô cứng, trở nên phong phú, sinh động, nhân văn hơn. Để làm được điều đó, nên chăng có quy định cấm dạy thêm, học thêm môn văn; thay đổi thói quen và nâng cao trình độ, năng lực thẩm thấu, giảng dạy môn ngữ văn trong trường phổ thông. Với cách học và dạy không có gì là mới mẻ này, chúng ta hi vọng sẽ có những lớp thế hệ công dân thông minh, nhân bản, yêu thương con người hơn trong tương lai.
Các gia đình có con thi lớp 10 tại Hà Nội: Hồi hộp chờ điểm chuẩn
Chiều 26/6, sau khi tra cứu và biết kết quả điểm thi vào lớp 10 THPT công lập năm học 2021 - 2022, thí sinh và phụ huynh chuyển sang trạng trái hồi hộp mong ngóng điểm chuẩn của các trường, nhất là của trường mà thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 (NV1).
"Điểm chuẩn của Yên Hòa năm nay tầm bao nhiêu điểm?", "Con mình được 50,5 điểm, có cơ hội đỗ Kim Liên không?"; "Điểm chuẩn của Việt Đức khoảng bao nhiêu?"...; là những câu hỏi băn khoăn của các phụ huynh. Đáp lại đều là những lời khuyên "nên chờ thêm chút thời gian nữa thì sẽ biết!" và những lời đồng cảm của các phụ huynh khác.
Thí sinh vượt mưa lớn tại kỳ thi lớp 10 công lập
Anh Lê Việt Quang, trú tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy phấn khởi cho biết: "Con gái đạt 51,5 điểm và đăng ký NV1 trường THPT Yên Hòa. Theo nhận xét của mọi người thì điểm đó khả năng cao sẽ đỗ NV1 nên cả nhà rất hồi hộp mong điểm chuẩn. Nếu đạt như ý nguyện của con thì đó là niềm hạnh phúc lớn của cả nhà".
"Xem điểm con gái được 46,65 điểm trong khi con chỉ đăng ký NV là trường THPT Yên Hòa (quận Cầu Giấy) và nguyện vọng khác là trường THPT công lập tự chủ tài chính Phan Huy Chú (quận Đống Đa). Con xác định trường Yên Hòa thì không đỗ nhưng trường Phan Huy Chú mọi năm lấy điểm cũng rất cao; trong khi chỉ tiêu tuyển ít (tuyển tổng 350 chỉ tiêu bao gồm: Xét theo học bạ 120 chỉ tiêu; còn lại xét theo điểm chuẩn 230 chỉ tiêu). Do vậy, giờ cả nhà rất ngóng điểm chuẩn để giả dụ không đỗ NV2 còn tính các trường khác cho con và hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong dự phòng của gia đình"- chị Nguyễn Minh Hạnh, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội cho hay.
Kỳ thi lớp 10 năm nay là kỳ thi rất đặc biệt và nhiều cảm xúc
Anh Nguyễn Quang Việt, trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội bày tỏ: "Từ chiều tới giờ, cả gia đình sốt ruột điểm của cậu con trai cả. Sau khi tra cứu, điểm xét tuyển của con chỉ gần 40 điểm. Vì thuộc khu vực tuyển sinh số 4 Hoàng Mai- Thanh Trì nên NV1 của con đăn ký vào trường THPT Việt Nam Ba Lan- mọi năm lấy điểm chuẩn tầm 37- 38 điểm nên con khó đạt. NV2 là trường THPT Nguyễn Quốc Trinh- khả năng con đạt nhưng cả nhà giờ đang mong điểm chuẩn để nộp vào trường THCS&THPT Tạ Quang Bửu; tuy nhiên năm trước trường này lấy điểm khá cao. Trường hợp không đạt, con sẽ học trường THPT Đoàn Thị Điểm vì mẹ đã nộp hồ sơ và con đạt điểm xét vào trường".
Đêm qua, với gia đình có con vừa thi vào lớp 10 công lập là một đêm hồi hộp đến khó ngủ bởi mong ngóng điểm chuẩn các trường con đã đăng ký NV và đỗ vào trường đăng ký NV1 là niềm mong đợi nhất của tất cả các gia đình.
Căn cứ vào điểm đạt được của con và đối chiếu với khung điểm chuẩn của các năm trước, mỗi gia đình đều áng chừng, đoán điểm chuẩn năm nay và có cho mình những tính toán riêng.
Đỗ NV1 là mong muốn của các học sinh và gia đình
So với trước đây, ít thấy tâm lý nặng nề của phụ huynh và học sinh bởi dựa vào năng lực của con cùng khả năng tài chính của gia đình; nhiều nhà đã có những hướng học mới, có thể là NV2, NV3 hoặc các trường THPT công lập tự chủ tài chính và trường ngoài công lập. Bên cạnh đó, với mức điểm thấp hơn nữa, nhiều bố mẹ cũng tính đến việc nộp hồ sơ cho con vào các trung tâm giáo dục thường xuyên- giáo dục nghề nghiệp và các trường nghề.
"Không đạt được điểm vào công lập thì tôi sẽ có hướng cho con học nghề- đó cũng là nguyện vọng của con. Tôi nghĩ rằng học trường nào không quan trọng bằng việc chọn môi trường thực sự phù hợp với con bởi khi yêu thích thì con sẽ chủ động phấn đấu để lựa chọn những hướng đi sáng cho tương lai của chính mình...." - anh Lê Quang Việt, trú tại huyện Chương Mỹ, có con đạt dưới 20 điểm bộc bạch.
Hà Nội công bố số lượng học sinh dự tuyển lớp 10 của từng trường Ngày 23-5, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của từng trường trung học phổ thông công lập năm học 2021-2022. Toàn thành phố có 93.362 học sinh đăng ký dự tuyển, số học sinh đăng ký nguyện vọng 1 là 93.254 em, còn lại 108 học sinh chỉ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn La: Khởi tố vụ án
Pháp luật
10:44:40 22/02/2025
Loại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đình
Sức khỏe
10:41:55 22/02/2025
Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe
Tin nổi bật
10:38:20 22/02/2025
Messi dập tắt hoài nghi lớn nhất đời cầu thủ
Sao thể thao
10:35:15 22/02/2025
Thực đơn 3 món ngày cuối tuần hao cơm phải biết: Có món vừa giúp tăng sức đề kháng lại hỗ trợ chống ung thư
Ẩm thực
10:29:18 22/02/2025
Người đàn ông tay không bắt sống "quái thú" dài 6m ẩn nấp trong nhà vệ sinh
Lạ vui
10:27:50 22/02/2025
Bậc thầy phong thủy hé lộ: Cuối tháng 2, 3 con giáp trúng "mánh lớn", công danh bùng nổ, tiền về túi ào ào
Trắc nghiệm
10:24:24 22/02/2025
Clip vượt mức đáng yêu thu về 5 triệu view: "Nghiệp vụ sư phạm quá đỉnh"
Netizen
10:22:15 22/02/2025
Nai lưng dọn dẹp nhưng nhà tắm vẫn hôi rình, sau khi phát hiện "thủ phạm" tôi ngớ người
Sáng tạo
09:58:38 22/02/2025
Trần Nghiên Hy - Cô gái vàng trong làng bê bối: 4 lần dính scandal làm "tiểu tam", 3 lần bị tố "cắm sừng" chồng
Sao châu á
09:29:01 22/02/2025