Bà Thái Anh Văn phái chiến hạm ra Ba Bình và sai lầm lớn
Toàn bộ nội dung bài phát biểu của Tiến sĩ Thái Anh Văn sáng nay trên tàu Địch Hóa không nhắc tới bất kỳ khái niệm nào về “chủ quyền / lãnh thổ”.
Thông tấn xã Đài Loan ngày 13/7 đưa tin, sáng nay nhà lãnh đạo đảo này bà Thái Anh Văn đã lên chiến hạm Địch Hóa neo đậu tại Cao Hùng phát biểu với thủy thủ đoàn, sau đó ra lệnh cho tàu này ra tuần tra khu vực đảo Ba Bình, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).
Động thái này nhằm thể hiện thái độ của Đài Loan phản ứng với một phần phán quyết của Hội đồng Trọng tài trong vụ kiện Trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.
Tiến sĩ Thái Anh Văn phát biểu úy lạo thủy thủ đoàn tàu Địch Hóa trước khi phái tàu này tuần tra (trái phép) ở Ba Bình, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Ảnh: CNA.
Trong bài phát biểu của Tiến sĩ Thái Anh Văn có đoạn:
“Hôm nay, chiến hạm Địch Hóa chuẩn bị xuất phát, thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở Biển Đông. Nhiệm vụ lần này có ý nghĩa khác hẳn các lần triển khai trước. Vì từ hôm nay, cục diện Biển Đông đã có những biến động mới.
Phán quyết của vụ kiện trọng tài Biển Đông, đặc biệt là nhận định về đảo Ba Bình, đã làm tổn hại nghiêm trọng quyền lợi của Đài Loan với các đảo ở Biển Đông và các vùng biển phụ cận.
Con tàu này sẽ đại diện cho Trung Hoa Dân Quốc. Quân phục trên người các bạn đại diện cho sự ủy thác của người dân Đài Loan.
Lần xuất hàn này để thực hiện nhiệm vụ, chủ yếu là nhằm thể hiện quyết tâm của người dân Đài Loan bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.
Chúng ta lâu nay vẫn chủ trương, vấn đề Biển Đông cần được giải quyết thông qua đàm phán hòa bình, đa phương. Chúng ta cũng cam kết trên cơ sở hiệp thương bình đẳng, cùng các nước khác có liên quan bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông.”
Tự hủy đường lưỡi bò?
Đáng chú ý, toàn bộ nội dung bài phát biểu của Tiến sĩ Thái Anh Văn sáng nay trên tàu Địch Hóa không nhắc tới bất kỳ khái niệm nào về “chủ quyền / lãnh thổ”, mà chỉ nhắc tới quyền lợi / lợi ích mà Đài Loan yêu sách ở Biển Đông, cụ thể là yêu sách 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho đảo Ba Bình.
Đúng như dự đoán của dư luận trước khi Hội đồng Trọng tài ra phán quyết, Tiến sĩ Thái Anh Văn không nhắc đến đường chữ U 11 đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò ở Biển Đông khi phát biểu về vụ kiện trọng tài, trong đó nội dung đầu tiên Hội đồng Trọng tài tuyên bố là đường lưỡi bò không có căn cứ pháp lý trong UNCLOS 1982, do đó nó vô hiệu.
Video đang HOT
Trong phản đối chính thức của người đứng đầu “Bộ Ngoại giao” Đài Loan ông David Tawei Lee ngày 12/7 về phán quyết này, Đài Loan cũng chỉ nhắc đến hiệu lực pháp lý của đảo Ba Bình mà không đả động gì tới đường chữ U 11 đoạn.
Không biết do vô tình hay hữu ý, Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển ở Biển Đông công bố trên Tân Hoa Xã chiều qua 12/7, cũng đã ngầm bỏ đường lưỡi bò 9 đoạn.
Trung Quốc chỉ nhắc đến yêu sách chủ quyền với “các đảo ở Biển Đông”, yêu sách các vùng biển cho các đảo này và “quyền lịch sử” với Biển Đông một cách chung chung.
Theo cá nhân người viết, qua phát biểu của Tiến sĩ Thái Anh Văn và tuyên bố của chính phủ Trung Quốc về vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc có thể thấy:
- Một là, Đài Loan nhận thức rất rõ, bản chất vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines là ứng dụng, giải thích UNCLOS 1982 chứ không phải tranh chấp chủ quyền / phân định biển như lập luận của Trung Quốc.
- Hai là, phán quyết hủy bỏ yêu sách “quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các tài nguyên biển bên trong đường 9 đoạn”, nói cách khác là phán quyết đường lưỡi bò (9 đoạn với Trung Quốc, 11 đoạn với Đài Loan) không có căn cứ trong UNLCOS 1982, nhưng Đài Loan không phản đối gì về nội dung phán quyết này. Điều đó có thể xem như một sự mặc nhiên thừa nhận rằng, đường lưỡi bò đã bị hủy bỏ.
- Ba là, Tiến sĩ Thái Anh Văn chưa vượt qua được rào cản và áp lực từ nội bộ dư luận đảo Đài Loan xung quanh vấn đề yêu sách hiệu lực pháp lý của Ba Bình, hoặc nói cách khác là ứng dụng, giải thích Điều 121, UNCLOS 1982 đối với Ba Bình.
- Bốn là, hoạt động tuần tra của tàu Địch Hóa chỉ nhằm thể hiện thái độ nhất thời của Đài Bắc, ít khả năng gây ảnh hưởng nhiều đến cục diện Biển Đông thời gian tới.
Như vậy riêng việc Tiến sĩ Thái Anh Văn không nhắc đến đường lưỡi bò, không phản đối phán quyết của Tòa về đường lưỡi bò, hiểu rõ bản chất vụ kiện trọng tài Biển Đông là về áp dụng, giải thích UNCLOS 1982 chứ không phải tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ đã là một điều rất đáng hoan nghênh.
Nó thể hiện sự am hiểu pháp luật quốc tế, cũng như ý thức thượng tôn pháp luật của bà Thái Anh Văn. Còn những băn khoăn, phản đối của bà về phán quyết của Hội đồng Trọng tài liên quan đến Ba Bình có lẽ là những hạn chế do áp lực từ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi gây ra mà bà chưa vượt qua được, đó cũng là điều có thể hiểu.
Sai lầm lớn
Giáo sư luật Đại học New York, Jerome Cohen, một chuyên gia về luật pháp Trung Quốc và từng là thầy dạy ông Mã Anh Cửu, nhận xét rằng, bà Thái Anh Văn đang ở trong thế kẹt phải tự đấu tranh dữ dội:
“Phản ứng hôm nay của bà Thái Anh Văn công khai bác bỏ phán quyết của Tòa là một sai lầm lớn và thậm chí khác cả những gì ông Mã Anh Cửu đã có thể làm.
Bà ấy sẽ bị chỉ trích ở Đài Loan là hành xử bất chấp luật pháp quốc tế như Trung Quốc đang làm, trong khi chính Trung Quốc chặn Đài Loan không được tham gia quá trình tố tụng.”
Nick Bisley, một Giáo sư về quan hệ quốc tế Đại học La Trobe ở Melbourne bình luận: Bà Thái Anh Văn ở thế rất khó vì yêu sách của Đài Loan và Trung Quốc hầu như giống nhau:
“Làm sao để có thể duy trì lập trường của Đài Loan về Biển Đông một cách độc lập mà nghe không có vẻ như giống với Trung Quốc là điều cực khó”.
Trong khi đó phán quyết của Hội đồng Trọng tài rằng không có cấu trúc nào ở Trường Sa là đảo, có nghĩa là chúng chỉ có thể có tối đa 12 hải lý lãnh hải chứ không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, có thể mở ra một con đường đàm phán giữa Mỹ – Trung Quốc và các bên khác.
“Đột nhiên bạn đang được quay trở lại khu vực biển cả (vùng biển quốc tế) rộng lớn ở Biển Đông, nơi mọi hoạt động hàng hải hàng không được tiến hành tự do. Câu hỏi đặt ra sau đó là, làm sao các bên liên quan có thể cùng hợp tác ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông?” Eric Shrim, một nhà cựu ngoại giao Hoa Kỳ và hiện là cố vấn chính sách tại công ty Luật Alston & Bird bình luận.
Theo Giáo Dục
Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bình luận nóng về phán quyết trọng tài Biển Đông
Khi bạn đặt bút ký gia nhập Công ước, có nghĩa là bạn phải mặc nhiên chấp nhận từ bỏ tất cả các "quyền lịch sử" trái với quy định của Công ước.
Ngày 13/7, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã có cuộc bình luận nóng trên đài CNBC về phán quyết của Hội đồng Trọng tài do Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 để thụ lý vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc (sau đây gọi tắt là Tòa).
Bắc Kinh đã mặc nhiên từ bỏ yêu sách "quyền lịch sử" khi đóng dấu phê chuẩn việc gia nhập UNCLOS 1982
Đó là nhận định của ông Chuck Hagel, bất chấp việc Trung Quốc khăng khăng nói rằng cái gọi là "quyền lịch sử" mà nước này yêu sách ở Biển Đông không mâu thuẫn với UNCLOS 1982.
Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, ảnh: AP / BBC.
Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng:
"Điều này được quy định rõ ràng trong UNCLOS 1982 và khi bạn đặt bút ký gia nhập Công ước, có nghĩa là bạn phải mặc nhiên chấp nhận từ bỏ tất cả các "quyền lịch sử" trái với quy định của Công ước.
Trung Quốc đã tự đặt mình vào thế phải chấp nhận điều này, một phần nội dung đã được Tòa ra phán quyết.
Tòa Trọng tài này là một trong các định chế pháp lý quan trọng nhất được xây dựng sau Chiến tranh Thế giới II với mục tiêu cố gắng mang lại trật tự dựa trên pháp luật cho nhân loại, vốn dĩ biến mất khi nổ ra 2 cuộc đại chiến thế giới.
Tôi nghĩ rằng, điều quan trọng là chúng ta không chỉ cần tiếp tục duy trì, mà còn phải ủng hộ, hỗ trợ các định chế pháp lý quốc tế này (các tòa án quốc tế, tòa trọng tài quốc tế).
Phán quyết của Tòa thực sự mang lại cho tất cả các nước thuộc phần còn lại của thế giới một tư thế thượng phong và cô lập (lập trường, yêu sách vô lý của) Trung Quốc.
Trung Quốc cần phải chú ý nhiều hơn đến cách nhìn của các quốc gia còn lại trên thế giới đối với mình sẽ như thế nào, điều này cực kỳ quan trọng."
Phán quyết của Tòa không phải là dấu chấm kết thúc tranh chấp ở Biển Đông
Nguyên Bộ trường Quốc phòng Hoa Kỳ tin rằng, Washington không muốn nhìn thấy căng thẳng leo thang hơn nữa ở Biển Đông bởi bất kỳ bên nào.
Mỹ đang tìm cách duy trì tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông cho tàu và máy bay của mình, bao gồm cả tàu và máy bay quân sự:
"Tự do hàng hải là tuyệt đối quan trọng. Khi một quốc gia bắt đầu đe dọa nó, dù với bất kỳ hình thức nào đi nữa, cũng là điều rất nghiêm trọng. Chúng tôi không muốn thấy một phản ứng cực đoan này.
Chúng tôi đã nói rất rõ ràng với các đồng minh, đối tác và bạn bè của Mỹ trong khu vực rằng, tự do hàng hải hàng không (ở Biển Đông) là không thể thương lượng."
Ông đồng ý với ý kiến của luật sư Paul Reichler, người đại diện cho Philippines tranh tụng trong vụ kiện trọng tài rằng, các bên cần nhanh chóng hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông sau phán quyết.
"Đây chắc chắn không phải là kết thúc của câu chuyện. Khi những ồn ào sau phán quyết lắng xuống, các bên cần thực sự xem lại những gì thực sự là lợi ích tốt nhất của mình.
Tất cả các bên sẽ đi đến kết luận rằng, những tranh chấp đã được giải quyết một cách hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao, cho dù là đàm phán song phương hay đa phương."
Về phán quyết, luật sư Paul Reichler nhận định: "Philippines đã thành công trong thiết lập nguồn lực có thể tận dụng để được hưởng các quyền mà Liên Hợp Quốc đảm bảo".
Theo Giáo Dục
Biểu đồ duy nhất chứng minh Biển Đông là khu vực có mật độ quân sự cao nhất thế giới Căng thẳng những ngày gần đây đang tăng rất cao, đặc biệt là sau phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ kiện của Philippines chống Trung Quốc về Biển Đông. Trong văn bản phán quyết dài gần 500 trang của Tòa trọng tài quốc tế, có đoạn viết rằng: "Tòa không nhận thấy bất kỳ chứng cứ nào cho thấy Trung Quốc...