Ba quy tắc vàng phụ huynh cần nhớ khi kỷ luật con
Thay vì mắng con ở nơi công cộng, bạn hãy tìm một nơi kín đáo hoặc đợi đến khi về nhà để áp dụng kỷ luật.
Một tác giả chia sẻ trên iMom bài học rút ra về cách kỷ luật con phù hợp.
Tôi sẽ không bao giờ quên ngày mà tôi và em trai lấy trộm một gói kẹo cao su từ cửa hàng tạp hóa. Khi đó chúng tôi còn nhỏ, bị mẹ kỷ luật trước mặt thu ngân và nhiều khách hàng khác. Chúng tôi đã mắc sai lầm, nhưng hình phạt đó khiến cả hai cực kỳ xấu hổ. Khi nghĩ lại chuyện này, tôi luôn ước mẹ sẽ chờ đến khi về nhà để phạt hai chị em hơn là làm bẽ mặt chúng tôi nơi công cộng.
Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn họ đối xử với mình. Cách tư duy này chắc chắn cũng thích hợp để áp dụng cho việc kỷ luật trẻ em. Dưới đây là ba quy tắc vàng mà bạn có thể tham khảo.
1. Kín đáo
Kỷ luật cần được xử lý kín đáo. Bạn hãy thử nghĩ xem bản thân sẽ cảm thấy như thế nào nếu bị người khác khiển trách trước mặt bạn bè hoặc đồng nghiệp. Vì vậy, khi con hành động sai trái, bạn nên giữ bình tĩnh và tìm một nơi riêng tư để uốn nắn. Nếu không thể tìm được một nơi như thế, bạn cần thông báo cho con rằng khi về nhà, con sẽ phải chịu hậu quả vì hành động của mình.
Quát tháo không phải cách hiệu quả để uốn nắn hành vi của trẻ. Ảnh: Pinterest
Ngoại lệ đối với nguyên tắc này là việc điều chỉnh hành vi của trẻ từ 5 tuổi trở xuống. Hãy xem xét ví dụ về một đứa trẻ 4 tuổi muốn lôi kéo sự chú ý của mẹ trong khi mẹ đang nói chuyện với một người bạn.
Mẹ: Beth ạ, bác sĩ nói có lẽ cô ấy sẽ mất khoảng một tuần để hồi phục và sau đó…
Đứa trẻ: Mẹ! Con muốn hỏi mẹ cái này ạ! Mẹ ơi! Khủng long của con đâu?
Mẹ: Xin lỗi nhé, Beth. (Quay sang trẻ) Con biết không được phép ngắt lời người khác khi họ đang trò chuyện, đúng không?
Đứa trẻ: Vâng ạ.
Mẹ: Được rồi, vậy hãy chờ đợi một cách yên lặng nhé.
2. Tôn trọng
Trong tình huống trên, ngay cả khi đang rất khó chịu với trẻ, bạn vẫn có thể đối xử với chúng một cách tôn trọng. Điều này có nghĩa cần tránh quát tháo, mắng mỏ hay chế nhạo. Thái độ của bạn ảnh hưởng nhiều đến cách trẻ xử lý tình huống căng thẳng trong cuộc sống.
Bạn có thể nói: “Jack, mẹ đang rất buồn vì con. Những gì con làm là rất sai trái. Đó không phải lựa chọn tốt, và mẹ không muốn con lặp lại. Mẹ yêu con, mẹ muốn con hiểu rằng mẹ đang chỉ ra lỗi sai để lần sau con có thể xử lý tốt hơn”.
3. Công bằng
Để kỷ luật một cách công bằng, hậu quả cần được xác định trước. Bạn hãy giải thích cho trẻ về hậu quả của một việc gì đó để chúng biết điều gì sẽ xảy ra. Khi trẻ không vâng lời, bạn chỉ việc bình tĩnh áp dụng. Nếu cảm thấy trẻ vô tình quên, bạn có thể nhắc lại về hậu quả và cho chúng thêm một cơ hội. Nhưng nếu trẻ lại cư xử không đúng mực, bạn không nên thỏa hiệp tiếp.
Kỷ luật công bằng cũng bao gồm việc tính đến hoàn cảnh cụ thể: Liệu con có hành động bất thường vì quá mệt hay quá đói? Liệu hành vi sai trái của con có liên quan đến một giai đoạn trong lứa tuổi đó? Bạn cần bao quát vấn đề để tránh cứng nhắc.
Thùy Linh
Theo Vnexpress
Năm yếu tố của một trường mầm non tốt
Lớp học an toàn, cô giáo thường đặt câu hỏi mở để khuyến khích trẻ tư duy là những điều phụ huynh cần lưu ý khi tìm trường cho con.
Trường mầm non tác động lớn đến trẻ em và ảnh hưởng của nó có thể kéo dài suốt đời. Do đó, việc tìm kiếm cơ sở chăm sóc và dạy trẻ ở giai đoạn đầu tiên vô cùng quan trọng. Do hạn chế về tài chính, địa điểm và chỉ tiêu tuyển sinh, phụ huynh thường bỏ qua những yếu tố quyết định để đánh giá trường mầm non tiềm năng. HuffPost ngày 10/10 chỉ ra năm yếu tố mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo về một trường mầm non tốt.
1. Không khí lớp học và thiết kế
Video đang HOT
Một lớp học có lợi cho việc học tập nên tạo cảm giác vui vẻ, thân thiện, thiết kế thành khu vực tập trung, cung cấp nhiều hoạt động.
Những gì bạn có thể thấy:
- Đồ chơi lắp ráp.
- Sách
- Dụng cụ vẽ vời.
- Tác phẩm độc đáo của trẻ treo trên tường.
- Tài liệu học tập phù hợp với lứa tuổi (ví dụ các con số để trẻ làm quen, chứ không phải bảng cửu chương, sách ảnh chứ không phải sách dày đặc chữ...).
- Kệ thấp để trẻ có thể với lấy đồ chơi.
- Bàn ghế cho trẻ em.
- Các khu vực được phân chia rõ ràng (thư viện mini, khu vực thay đồ...).
Không gian trong lớp được phân chia thành từng khu vực cụ thể. Ảnh: Getty Images
Những gì bạn có thể hỏi:
- Các hoạt động nhóm thường tốn bao nhiêu thời gian? (Thời gian thích hợp nên là nửa ngày hoặc ít hơn).
- Trẻ được phép chơi tự do trong bao lâu?
- Trẻ có được quyết định chơi ở khu vực nào hay không?
2. Giáo viên
Giáo viên nên là tấm gương để trẻ noi theo, biết cách khơi dậy cảm hứng học tập và kiểm soát tốt cảm xúc tiêu cực của trẻ.
Những gì bạn có thể thấy:
- Giáo viên cúi xuống ngang tầm mắt trẻ khi nói chuyện.
- Giáo viên liên tục quan sát trẻ khi chúng học tập và vui chơi.
- Giáo viên đặt các câu hỏi mở.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh giải quyết tranh chấp.
- Trẻ tập trung khi nghe giáo viên hướng dẫn.
- Trẻ thường thể hiện các cử chỉ tự nhiên như nắm tay, ôm cô giáo.
Những gì bạn có thể hỏi:
- Triết lý giảng dạy của cô giáo là gì? (Điều quan trọng nhất là họ có thể nêu rõ phương pháp của mình).
- Quá trình đào tạo của cô như thế nào? Cô đã đi dạy bao lâu?
- Cô thích điểm gì khi đi dạy trẻ mầm non?
- Phụ huynh có thể làm gì để hỗ trợ công việc của cô trong lớp?
3. Kỷ luật và phát triển cảm xúc xã hội
Trường mầm non nên giúp trẻ hiểu về cảm xúc của chúng và cách tương tác với bạn bè.
Những gì bạn có thể thấy:
- Biểu đồ và hình ảnh trên tường, giúp trẻ xác định cảm xúc.
- Một chỗ yên tĩnh trong lớp, nơi trẻ khó chịu có thể thư giãn.
- Không bao giờ sử dụng hình phạt thể chất.
- Giáo viên uốn nắn hành vi xấu của trẻ mà không cần phải quát tháo.
- Các hình phạt thường diễn ra trong thời gian ngắn (không nên dài hơn 3-5 phút) và có ý nghĩa như một cơ hội để trẻ lấy lại bình tĩnh và tự chủ. Trẻ không nên bị nhốt trong lớp hay bị tách ra một khu vực riêng biệt với bạn học.
Giáo viên cần giúp trẻ hiểu rõ về cảm xúc của mình và học cách tự điều chỉnh. Ảnh: Getty Images
Những gì bạn có thể hỏi:
- Cô có kế hoạch gì để dạy trẻ đối phó với cảm xúc?
- Cô định làm gì khi trẻ cắn hoặc đánh nhau? (Gợi ý: Trường học nên sẵn sàng làm việc với các gia đình để tìm hiểu rõ chuyện gì đang diễn ra và xây dựng kế hoạch dạy trẻ tự điều chỉnh hành vi).
- Trường có bao giờ đình chỉ hay đuổi học trẻ nào không? (Câu trả lời lý tưởng nên là "không". Ngoài ra, giáo viên cũng có thể thảo luận với phụ huynh về một số phương án hợp lý dành cho trẻ gặp vấn đề về thể chất, tinh thần hoặc cảm xúc, ảnh hưởng đến khả năng tự điều chỉnh).
4. Chương trình học
Ở tuổi mầm non, trẻ nên học các kỹ năng cơ bản trong môn đọc, toán, khoa học và xã hội thông qua nhiều hoạt động khám phá và sáng tạo.
Những gì bạn có thể thấy:
- Trẻ kể chuyện và học cách minh họa câu chuyện trong lớp.
- Trẻ chơi với vật liệu lắp ráp.
- Trẻ tập giải đố, chơi game yêu cầu đếm số hoặc xác định số lớn hơn, bé hơn.
- Trẻ vẽ tranh, làm dự án khoa học trong lớp hay các hoạt động định hướng học tập khác.
- Giáo viên khuyến khích trẻ nghĩ ra nhiều ý tưởng mới (Bạn có thể nghe cô giáo hỏi một trẻ nào đó: "Em đã xây được nhiều tòa tháp cao, nhưng chúng thường bị đổ. Em có thể làm gì khác để chúng đứng vững không?).
- Giáo viên khuyến khích học sinh dự đoán những gì sẽ xảy ra tiếp theo trong một câu chuyện, câu đố toán học hoặc thí nghiệm khoa học (Bạn có thể nghe cô giáo hỏi: "Chúng ta biết rằng chú chó màu đỏ Clifford rất yêu bạn bè của mình. Giờ bạn của nó bị mắc kẹt trên cây, các em nghĩ Clifford sẽ làm gì nào?).
- Hạn chế yêu cầu học vẹt (Trẻ có thể học thuộc lời bài hát hay tập đếm đến 20, nhưng không dành cả ngày để học thuộc lòng các câu trả lời cho những câu hỏi nhất định nào đó).
Những gì bạn có thể hỏi:
- Cô sử dụng giáo trình nào, dựa trên nghiên cứu giáo dục nào?
- Mục tiêu cho năm học này là gì?
- Cô theo dõi việc học của từng trẻ như thế nào? Làm thế nào để cô biết trẻ đang thực sự tiếp thu điều gì đó?
- Cô sẽ tương tác với phụ huynh bằng cách nào nếu cảm thấy trẻ không đi đúng hướng?
5. An toàn
Trẻ không nên bị đặt trong môi trường nhiều nguy cơ gây tổn thương thể chất ở độ tuổi mẫu giáo.
An toàn là yếu tố quan trọng của một trường mầm non. Ảnh: Getty Images
Những gì bạn có thể thấy:
- Hóa chất được bảo quản trong tủ kín, dây dợ ở xa tầm với.
- Không có các nguồn nước lớn dễ tiếp cận (chẳng hạn hồ bơi trẻ em hay bồn tắm đầy nước).
- Các đồ nội thất trên tường được gắn chắc chắn.
- Kiểm soát việc ra vào (Hãy hỏi xem những ai có thể vào lớp và liệu trẻ có dễ dàng ra ngoài hay không).
- Các tiêu chuẩn cơ bản về vệ sinh được đáp ứng.
- Chứng nhận an toàn cháy nổ.
Những gì bạn có thể hỏi:
- Việc xử lý tai nạn khẩn cấp diễn ra như thế nào? Cô sẽ làm gì nếu trẻ bị thương?
- Nếu trẻ cần uống thuốc, trường có sẵn tủ thuốc hay không?
Thùy Linh
Theo Vnexpress
Thạc sĩ Harvard: 'Học sinh Việt chưa nhiều cơ hội khám phá bản thân' Các em thông minh nhưng ít có dịp phát huy năng lực cá nhân, theo bà Đào Thu Hiền, thạc sĩ tốt nghiệp Harvard năm 2005, ngành Quản lý công. Từng du học và làm việc tại các quốc gia, nhiều năm kinh nghiệp tham gia phát triển giáo dục cho các tổ chức, bà Đào Thu Hiền, lãnh đạo Công ty cổ...