Ba món ngon từ tôm giúp bạn đổi bữa cho gia đình
Trong bữa ăn hàng ngày, ta phải luân phiên đổi thực đơn thì mới đầy đủ chất cho thành viên trong gia đình. Dưới đây là 3 cách chế biến tôm đơn giản, lại vô cùng đưa cơm. Sẽ giúp bạn chống ngán khi chẳng biết ăn món gì.
Là một loại hải sản phổ biến, tôm thường xuyên góp mặt trong các bữa ăn hàng ngày. Có nhiều chất dinh dưỡng như axit béo omega, lutein, meso-Zeaxanthin, vitamin C,… Rất tốt cho tim mạch, ngăn ngừa bệnh về xương, bảo vệ mắt…
Tôm kho thịt ba chỉ
Tôm kho thịt ba chỉ. Nguồn:quanngon138
Thịt ba chỉ 400 g
Tôm 350 g
Hành tím băm 2 củ, tỏi băm 2 tép
Gia vị: nước mắm, muối, tiêu, dầu ăn, đường, bột ngọt, dầu điều
Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Ứớp thịt với chút muối, bột ngọt, nước mắm, đường và hành tím băm. Ướp 15 đến 20 phút cho thấm gia vị
Tôm bỏ đầu, bỏ chỉ đen và chân. Ướp một chút muối, nước mắm và bột ngọt.
Đợi chảo nóng, cho dầu ăn vào và cho hành tím tỏi phi lên cho vàng. Tiếp theo là cho thịt xào đến khi săn lại thì cho tôm vô, chỉnh lửa vừa và đảo đều.
Khi tôm và thịt đều săn chắc lại bạn nêm nếm lại cho vừa ăn, đợi nước kho rút gần hết sau đó cho dầu điều vào và cuối cùng là cho hạt tiêu cho thơm.
Video đang HOT
Ăn cùng cơm nóng rất hao đó.
Tôm rim
Nguyên liệu:
Tôm tươi 500 g
Hành tím băm 2 củ, tỏi băm 2 tép, ớt 1 trái (nếu muốn ăn cay)
Hành lá
Gia vị: nước mắm, muối, bột ngọt, đường, dầu ăn, dầu điều
Cách làm:
Tôm cắt bỏ phần nhọn của đầu, bỏ hết chân tôm và chỉ đen. Ướp tôm với chút muối, bột ngọt đường, nước mắm, hành băm và ớt băm để cho thấm khoảng 15 đến 20 phút.
Đợi chảo nóng phi thơm hành tỏi lên, cho tôm vào đảo với lửa vừa đến khi tôm chín và săn lại, nước kho sệt kẹo lại thì tắt bếp, cho hạt tiêu và hành lá vô.
Canh bí đỏ nấu tôm
Nguyên liệu:
Tôm tươi 250 g
Bí đỏ 500 g
Hành lá, hành tím băm 2 củ
Gia vị: muối, bột nêm, dầu ăn
Cách làm:
Bí đỏ gọt vỏ cắt miếng vừa ăn.
Tôm bóc vỏ, bỏ chỉ đen, băm nhỏ rồi ướp với chút bột nêm và muối.
Hành lá rửa sạch cắt nhỏ.
Đợi nồi nóng, cho dầu vào phi thơm hành tím rồi trút tôm vô xào chín.
Cho khoảng 1,2 lít đến 1,5 lít nước vào nồi, đợi nước sôi thì cho thì cho bí đỏ vào nấu (khi nấu bí đỏ nhỏ cho chút muối vào nồi để bí đỏ vừa miệng)
Đợi bí đỏ mềm, nêm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp, cho hành ngò vào.
Theo Doanhnghiep
Ngộ độc thực phẩm tiềm ẩn trong mỗi bữa ăn hàng ngày
Mặc dù không có dấu hiệu nhiễm bẩn, nhưng những bữa ăn hàng ngày vẫn có thể tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm bởi vi khuẩn tồn tại sau cánh cửa nhà bếp, trên các bề mặt mà chúng ta không thể nhìn thấy.
Nhiều người không biết rằng các triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể kéo dài hàng tuần cho đến vài tháng trước khi chúng bắt đầu phát tác.
Thực phẩm bị ô nhiễm thế nào?
Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra nếu trứng, thịt gia cầm, thịt đỏ hoặc hải sản được ăn sống hoặc nấu chưa chín. Ví dụ, nếu bạn tiêu thụ thịt sống hoặc trứng chưa chế biến, bạn có nguy cơ ăn phải khuẩn Salmonella - đó sẽ là một trải nghiệm khó chịu.
Ngoài ra, thực phẩm có thể đã bị tiếp xúc với các bề mặt không sạch chứa vi khuẩn thậm chí là phân, từ đó có thể làm lây lan vi khuẩn vào cơ thể người.
Trường hợp ít gặp hơn là nguồn thức ăn đã bị nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài trước khi chế biến và làm cho thực phẩm không an toàn cho người tiêu dùng.
Ngộ độc thực phẩm có thể kéo dài hàng tuần cho đến vài tháng trước khi chúng bắt đầu phát tác
Loại ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất
Salmonella là vi khuẩn nguy hiểm sống trong ruột khi bị nhiễm bệnh. Nó có thể gây ra các phản ứng phụ khó chịu như tiêu chảy, nôn mửa, chuột rút,... và có thể kéo dài từ 4 đến 7 ngày.
Mỗi năm có khoảng 7.800 trường hợp nhiễm độc Salmonell. Vào năm 2013, đã có 33 trường hợp tử vong vì căn bệnh do thực phẩm này gây ra. Salmonella thường gặp nhất ở trứng, thịt và gia cầm, nhưng cũng có thể tìm thấy trên trái cây và rau.
Ngộc độc thực phẩm ảnh hưởng đến cơ thể
Ngộ độc thực phẩm có thể được gây ra bởi nhiều cách khác nhau như thông qua nguồn nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm, thịt nấu chín hoặc hải sản, và thịt không gia nhiệt. Những loại bệnh khác nhau này gây ra những triệu chứng khác nhau và mức độ nghiêm trọng của mỗi trường hợp. Nhiều dấu hiệu ngộ độc thực phẩm là tiêu chảy, chuột rút, nôn, buồn nôn và sốt.
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, mỗi năm có 48 triệu trường hợp mắc bệnh do thực phẩm. Con số này tương đương với 1 trong 6 người Mỹ bị ngộ độc thực phẩm mỗi năm. Trong số những người bệnh này, kết quả là sự gia tăng đáng kinh ngạc, cụ thể trong 128.000 trường hợp nhập viện và 3.000 người chết.
Các thực phẩm thông thường có thể gây ngộ độc có: rau lá xanh, trứng ( Salmonella), thịt ( E. coli), cá ngừ, hàu ( Vibrio vulnificus), khoai tây ( Listeria, E. coli, Salmonella, và Shigella), pho mát ( Salmonella hoặc Listeria), kem ( Salmonella và Staphylococcus), cà chua, giá đỗ, quả mọng ( Viêm Gan Loại A), bơ đậu phộng ( Salmonella), melons ( Salmonella), sữa tươi ( Salmonella, Campylobacter, E. coli).
Cách phòng tránh
Những người có hệ miễn dịch thấp hơn như trẻ em và người cao tuổi dễ bị ngộ độc thực phẩm hơn và có thể có các triệu chứng nghiêm trọng hơn, kéo dài lâu hơn. Một số cách để ngăn ngừa sự lây lan của các vi khuẩn có hại này như: Rửa tay cẩn thận trước khi chế biến thức ăn, đảm bảo thịt và hải sản được nấu chín đều, sử dụng các loại dao khác nhau cho thịt sống và rau, tránh dùng các loại thực phẩm dễ hư hỏng.
Huy Hoàng
Theo: care2/vietQ
Bàn tay vàng trong làng nội trợ: Chỉ rau luộc thôi mà đẹp như tranh thế này thì nghìn share cũng chẳng có gì lạ Những đĩa rau luộc của chị Minh Thuận đã khiến dân mạng tròn mắt ngạc nhiên vì quá độc đáo và đẹp mắt. Rau luộc từ lâu đã là một món quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình Việt. Thế nhưng chắc chắn không phải ai cũng có khả năng tạo ra những đĩa rau ngon lành, đẹp mắt...