Bà mẹ trẻ bị dị ứng với nước sau khi sinh con
Một người phụ nữ trẻ bỗng nhiên bị dị ứng với nước sau sinh con gái. Tình trạng rất hiếm gặp này đã biến cuộc sống của cô thành “địa ngục”.
Sau 30 phút đến 1 giờ, da cô Cherelle bị nổi các mụn đỏ do dị ứng với nước – Ảnh: Wales online
Cô Cherelle Farrugia, cư dân thành phố Cardiff, thủ phủ của xứ Wales, Anh, sinh bé gái Willow vào tháng 11-2017. Sáu tuần sau đó, cứ mỗi lần tắm xong, bà mẹ trẻ bị ngứa rát dữ dội.
Theo báo Walesonline ngày 6-6, các bác sĩ phải mất đến ba tháng mới khẳng định là cô bị dị ứng nước, một tình trạng hiếm gặp khiến cơ thể xuất hiện các mụn đỏ trên da sau khi tiếp xúc với nước khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
Do tình trạng này, cô đã rất khó khăn trong cuộc sống riêng và chăm sóc con cái. Họ tin rằng tình trạng có liên quan đến sự thay đổi về hormone trong cơ thể của cô Cherelle sau khi sinh con.
Cô cho biết: “Khoảng sau tuần sau khi con gái chào đời, tôi thấy cứ mỗi lần tắm xong thì da tôi bỗng rất ngứa. Ban đầu tôi cứ ngỡ là do loại xà phòng mình đang dùng có vấn đề. Rồi tôi lại cho là do nhiệt độ của nước. Tôi thử rất nhiều mức nhiệt khác nhau: nóng, ấm, lạnh, nhiệt độ cơ thể nhưng vẫn không đỡ”.
Phải mất đến 5 tháng sau khi loại trừ tất cả các khả năng có thể kể chất khử trùng clo trong nước hay vi khuẩn ở vòi sen và hoàn toàn bế tắc, Cherelle mới tìm đến bác sĩ.
Video đang HOT
Hai mẹ con cô Cherelle – Ảnh: Wales online
“Tôi không nghĩ đến khả năng bị dị ứng với nước vì chưa bao giờ nghe về bệnh này cho đến khi được các bác sĩ thông báo. Căn bệnh thật khủng khiếp và bất ngờ xảy ra khiến tôi tuyệt vọng đến mức muốn tự tử. Tôi không thể dậy khỏi giường, không thể ra khỏi nhà. May mắn là bố mẹ và bạn đời của tôi là những người tuyệt vời và họ đã ở bên tôi”.
Cherelle vẫn tắm mỗi ngày nhưng phải tắm nhanh và lau khô người thật nhanh sau đó. May mắn là cô vẫn có thể uống nước vì không bị dị ứng từ bên trong.
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị đối với bệnh dị ứng nghiêm trọng này và trên toàn thế giới chỉ mới ghi nhận có 35 trường hợp mắc bệnh, đa số là phụ nữ.
Bệnh nhân được dùng thuốc chống dị ứng, chiếu tia cực tím B (UVB) và bôi kem để tạo một lớp màng ngăn cách da tiếp xúc với nước.
HỒNG VÂN
Theo tuoitre.vn
Đi biển mùa hè mà bị sứa cắn đừng quên kinh nghiệm sơ cứu sau đây
Sưa căn se gây đau, ngưa, nêu không cân thân se gây nên hâu qua khôn lương.
Các vết châm, cắn do một số loài cá (ví dụ như cá đuối gai độc), sứa và các loài động vật biển khác gây ra đều rất đau và thấy ngứa rát. Khi bị sứa đốt, người bơi cần nhanh chóng rời khỏi mặt nước để tránh trường hợp có thể bị sốc nặng dẫn đến chết đuối.
Chỗ bị sứa đốt thường sưng đỏ, có cảm giác nóng xung quanh, trường hợp nhẹ không đáng ngại nhưng nếu nặng sẽ có những triệu chứng nhức đầu, co thắt cơ bắp. Do đó cần sớm rửa vết thương bằng nước biển để làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt (không rửa bằng nước ngọt hoặc nước nóng vì sẽ làm tổn thương nặng hơn). Loại bỏ các xúc tu hay phần cơ thể của vật cắn, sau đó chà xát để lấy hết gai sứa ra khỏi vết thương, dùng vật có cạnh như thìa, vỏ sò, dao...
Với trẻ nhỏ:
- Bố mẹ cần hết sức bình tĩnh, trấn an để trẻ bớt lo lắng, sợ hãi.
- Hạn chế vận động vùng bị thương.
- Nhanh chóng rửa vết thương bằng nước biển để làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt. Không rửa bằng nước thường vì làm tổn thương nặng hơn. Có thể dùng dấm, ammoniac, cồn hoặc soda cũng phát huy tác dụng tốt.
Nhanh chóng rửa vết thương bằng nước biển để làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt.
- Dùng vật có cạnh như que kem, thìa, vỏ sò, dao, hoặc bìa cứng cạo hay chà xát nhẹ lên vết đốt để đẩy các tế bào phóng độc ra khỏi vết thương. Có thể chườm đá để giảm đau.
- Trong trường hợp trẻ bị sốc phản vệ sau khi bị sứa đốt với các biểu hiện như ớn lạnh, lo sợ, hoảng hốt, xuất hiện các triệu chứng nóng bừng, nổi ban đỏ ngứa trên da, phù mắt, phù môi, ngạt mũi..., cảm thấy khó thở, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt... cần nhanh chóng đưa đến viện ngay.
- Ngoài ra, dù đảm bảo sơ cứu nhưng vẫn cần theo dõi kỹ trong 8 giờ. Nếu trẻ còn đau hoặc xuất hiện bất cứ triệu chứng nào cần đến cơ sở y tế ngay.
Với người lớn:
- Người sơ cứu cần đeo găng hoặc quấn khăn, túi nilon... lấy các xúc tu hoặc tay sứa còn bám trên người ra khỏi nạn nhân.
- Nhanh chóng rửa vết thương bằng nước biển để làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt (không rửa bằng nước ngọt hoặc nước nóng vì sẽ làm tổn thương nặng hơn). Loại bỏ các xúc tu hay phần cơ thể của vật cắn còn bám lại trên da.
Dùng vật có cạnh như que kem, thìa, vỏ sò, dao, hoặc bìa cứng cạo hay chà xát nhẹ lên vết đốt để đẩy các tế bào phóng độc ra khỏi vết thương.
- Pha dung dịch gồm 10 phần nước với một phần a-mo-ni-ac, dấm, soda hoặc mì chính sau đó bôi vào vùng bị thương (nếu không có sẵn những hóa chất trên có thể dùng chanh chà vào vết thương), dùng dao hoặc các vật có cạnh (thìa, que kem...) để cạo nhẹ nhàng quanh vùng bị đốt, tránh làm mạnh tay kẻo gây ra những tổn thương trên da.
- Vết thương do sứa đốt thường mẩn đỏ, có dạng thẳng hoặc xoắn, gây đau rát dữ dội. Khi gặp phải vết thương này, cần hạn chế cử động, tránh chạm vào vùng bị thương, chườm lạnh lên vết thương trong vòng 1 tiếng đầu sẽ giảm được đau. Tại chỗ bị chích có thể dùng một loại histamin bôi hoặc kem hydrocortison nhằm làm giảm ngứa, giảm sưng. Khi nạn nhân bị sứa đốt tình hình trở nên trầm trọng đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
Theo Emdep
Cơn ác mộng của người trúng xổ số triệu đô ít người hiểu được Có ở trong mơ Laura cũng không tin có một ngày mình trúng xổ số. Nhưng niềm vui vỡ òa đó nhanh chóng biến thành một cơn ác mộng đối với người phụ nữ trẻ. Cô chỉ có một mong muốn duy nhất là tìm lại hạnh phúc của những ngày đã xa. Để mở một cửa hàng ăn ở Bờ Biển Ngà,...