Ba loại rau cải bổ dưỡng vị thuốc
Bắp cải, cải bẹ trắng, cải soong chứa nhiều dưỡng chất, có thể giải độc, được xem như vị thuốc đông y chữa nhiều bệnh.
Bắp cải
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, cho biết bắp cải là cây có lá rộng, lượng sóng, thân to và cứng, trồng ở nhiều nơi.
Các nhà nghiên cứu xác định trong cải bắp tươi có 90% nước, còn lại là chất xơ, calo, muối khoáng, vitamin C. Đặc biệt hàm lượng vitamin C trong cải bắp cao, chỉ kém cà chua, gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây, hành tây.
Trong đông y, cây vị ngọt, tính lạnh, tác dụng lợi tiểu, giải độc, cung cấp lưu huỳnh cho cơ thể. Cách chế biến thành thức ăn như luộc, xào với thịt, làm nộm… Bắp cải luộc ăn và uống nước trị tiểu buốt, tiểu rắt.
Rau cải bắp tác dụng lợi tiểu, giải độc.
Lương y Sáng cho biết, người châu Âu từ thời thượng cổ đã biết sử dụng bắp cải làm thuốc, mệnh danh “thầy thuốc của người nghèo”.
Bài thuốc trị đau dạ dày, bệnh đường ruột, viêm họng ho, như sau: cải bắp tươi cùng đường và muối, ép lấy nước uống trong hai tháng. Thông thường một kg bắp cải cho 500-700 ml nước ép.
Trong cải bắp có chất chống viêm loét vitamin U rất dễ phân rã ở nhiệt độ cao, do đó phải ép lấy nước dùng.
Cải bẹ trắng
Cải bẹ trắng còn gọi là cải thìa, cải bắp dài, dài khoảng 25-30 cm hoặc hơn, lá chụm ở đất, màu lục tươi, nhiều gân, cuống dẹp. Các lá ngoài màu lục nhạt, hơi cứng dùng nấu canh ăn như các loại rau cải khác. Lõi bắp cuộn lại ở phía trong, trắng và mềm, có thể dùng ăn sống như xà lách, nấu lẩu hoặc xào ăn cũng ngon, ngọt…
Video đang HOT
Trong đông y, cải bẹ trắng vị đắng, tính ngọt, tác dụng lợi tiểu. Lương y Sáng cho biết hạt cải bẹ trắng sắc uống cùng dấm trị mụn nhọt, sưng tấy, đau nhức.
Cải bẹ trắng. Ảnh: Amazon
Cải soong
Cải soong gốc châu Âu, nhập về miền nam từ cuối thế kỷ 19, sau đó lan dần ra phía bắc và các địa phương khác. Loài cây này trồng ở những nơi có dòng nước chảy, rãnh nước, ven bờ suối, ao, giếng đất…
Cải soong chứa 65,5% nước, 20% phosphor, vitamin C và muối khoáng… Trong đông y, cây vị hơi cay, tính mát, tác dụng kích thích tiêu hóa (nhờ chất tinh dầu sulfonito), cung cấp chất khoáng, chống thiếu máu, lợi tiểu, giảm đường huyết, giải độc, chủ trị tiểu đường, trị ho, suy nhược cơ thể, kém ăn, mất ngủ, các bệnh về ung nhọt, bệnh đường tiết niệu…
Rau cải soong. Ảnh: Famillelajoie
Cải soong có thể làm thành món ăn vị thuốc. Ví dụ, chữa bệnh scorbut (tình trạng thiếu hụt vitamin C), giã 100 g cải soong vắt lấy nướt cốt uống. Cải soong nhai, ngậm chữa viêm răng lợi. Cải soong giã, đắp chữa lở loét, hắc lào hoặc giã lấy nước cốt uống chữa bệnh đái tháo đường. Cải soong tươi cùng đường, giã, vắt lấy nước cốt pha uống hoặc sắc uống giải cảm mùa hè.
Phụ nữ đi tiểu lần đầu tiên vào buổi sáng nếu thấy cơ thể phản ứng theo 3 cách này chứng tỏ tử cung "bẩn" và yếu
Ở người bình thường, nước tiểu trong hoặc có màu hơi vàng nhạt. Tuy nhiên, khi cơ thể mắc một bệnh lý nào đó thì nước tiểu sẽ có những thay đổi vì vậy đây có thể coi là một tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe.
Tiểu tiện là quá trình đưa chất thải và chất độc mà cơ thể sinh ra trong quá trình trao đổi chất bài tiết ra ngoài, duy trì sự ổn định cho cơ thể. Một người có nhiều thời điểm để đi tiểu trong ngày nhưng đi tiểu lần đầu tiên sau khi ngủ dậy vào buổi sáng là quan trọng nhất bởi lúc này cơ thể rất cần được thải các độc tố ra bên ngoài sau một đêm dài.
Ở người bình thường, nước tiểu trong hoặc có màu hơi vàng nhạt. Tuy nhiên, khi cơ thể mắc một bệnh lý nào đó thì nước tiểu sẽ có những thay đổi vì vậy đây có thể coi là một tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe. Và với sức khỏe tử cung cũng vậy, tử cung rất dễ tổn thương nếu chúng ta không biết cách bảo vệ, chăm sóc và quan sát những triệu chứng bất thường, khi cơ quan này nhiễm bệnh sẽ để lộ những dấu hiệu dưới đây trong nước tiểu:
1. Đi tiểu khó khăn, đau đớn
Khi đang khỏe mạnh, chúng ta đều đánh giá việc tiểu tiện, đại tiện là những hành động vô cùng đơn giản. Nếu bạn cảm thấy việc tiểu tiện của mình diễn ra rất suôn sẻ thì xin chúc mừng vì bạn có thể phần nào yên tâm về tình trạng của tử cung.
Nhưng nếu buổi sáng thức dậy, chị em thường xuyên cảm thấy đau đớn khi đi tiểu thì hãy coi chừng vùng kín đã có vấn đề. Theo các bác sĩ phụ khoa:
- Phụ nữ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung ở giai đoạn nặng có thể đi tiểu lẫn máu, tiểu buốt, tiểu rắt.
- Phụ nữ khi mắc bệnh lây qua đường tình dục sẽ đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu ra mủ hoặc tiểu ra tia máu, lỗ niệu đạo ngứa như kim châm, đau lưng, ớn lạnh, sốt.
- Khi bị lạc nội mạc tử cung, phụ nữ sẽ đi tiểu đau kèm máu, đau lưng dưới dữ dội.
Đi tiểu khó khăn, đau đớn còn có thể gây ra bởi nhiều loại bệnh nghiêm trọng khác vì vậy tốt nhất chị em nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
2. Khi đi tiểu, khí hư ra nhiều bất thường
Ở tuổi trưởng thành, tất cả phụ nữ đều biết khí hư là dấu hiệu cho biết tình trạng của tử cung. Nếu khí hư của bạn trong suốt, không mùi thì điều đó chứng tỏ tử cung của bạn rất khỏe mạnh. Nhưng ngược lại, nếu trong nước tiểu của bạn có chứa nhiều khí hư màu vàng, có mùi hôi thì chứng tỏ tử cung đang có nhiều chất bẩn.
Nếu trong nước tiểu của bạn có chứa nhiều khí hư màu vàng, có mùi hôi thì chứng tỏ tử cung đang có nhiều chất bẩn.
3. Nước tiểu có màu đục
Với người khỏe mạnh, nước tiểu sẽ màu vàng nhạt, mùi nhẹ nhàng, trong suốt, không đục... nhưng nếu phụ nữ bị viêm âm hộ, âm đạo có thể gây ra nước tiểu đục. Nguyên nhân gây viêm âm hộ có thể do nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn, cũng có thể do bị kích ứng bởi một số thành phần trong xà phòng, chất tẩy rửa, chất xả vải... Bệnh viêm âm hộ âm đạo có thể gây ngứa xung quanh âm hộ, khí hư có mùi hôi, khí hư loãng, nhợt nhạt, khí hư có màu, mùi tanh, nặng lên sau khi quan hệ và đi tiểu buốt. Nếu không được chữa trị, bệnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng tình dục của chị em, đặc biệt là đe dọa chức năng sinh sản.
Bệnh viêm âm hộ âm đạo có thể gây ngứa xung quanh âm hộ, khí hư có mùi hôi, khí hư loãng, nhợt nhạt, khí hư có màu, mùi tanh, nặng lên sau khi quan hệ và đi tiểu buốt.
4 bí quyết giúp chị em ngăn ngừa các bệnh về tử cung
1. Ăn sáng bằng ngũ cốc
Theo tờ Nhân dân Nhật báo (TQ), có 30% phụ nữ mắc bệnh về cổ tử cung ở Trung Quốc hấp thụ vitamin C và axit folic thấp hơn so với phụ nữ bình thường. Bữa sáng với ngũ cốc có thể thúc đẩy khả năng hấp thụ vitamin của cơ thể. Ngoài ra, ngũ cốc ăn sáng rất giàu axit folic và beta carotene, giúp ngăn ngừa bệnh cổ tử cung.
2. Không ngồi quá nhiều
Theo khảo sát ở Trung Quốc, những người phụ nữ văn phòng thường xuyên ngồi nhiều có nguy cơ mắc lạc nội mạc tử cung cao hơn những người khác 21%. Nguyên nhân bởi khi ngồi nhiều, phụ nữ có xu hướng ít vận động, điều này gây ra rối loạn khí và tuần hoàn máu, gây tăng sản mô nội mạc tử cung và tăng nguy cơ lạc nội mạc tử cung. Vì vậy, cứ sau 2 giờ ngồi làm việc, phụ nữ hãy đứng dậy vận động 10 phút.
3. Chăm chỉ uống nước chanh ấm
Chanh có tính kiềm mạnh và cũng chứa nhiều vitamin C, có lợi để tăng cường khả năng miễn dịch cho tử cung của phụ nữ. Chị em tốt nhất nên uống một cốc nước chanh nóng vào buổi sáng, vì lúc này sự hấp thụ của axit citric là mạnh nhất và có thể cải thiện khả năng miễn dịch của tử cung. Nên uống sau khi đã ăn sáng.
4. Giảm thực phẩm giàu chất béo
Thực phẩm giàu chất béo thúc đẩy sản xuất và giải phóng một số hormone, làm hình thành u xơ tử cung. Bạn nên tuân thủ chế độ ăn ít chất béo, uống nhiều nước và tránh đồ cay, rượu, thực phẩm đông lạnh...
Kết hợp kỹ thuật cao làm sạch "ổ sỏi" ở cả thận và niệu quản 10 năm qua Bác NVH (60 tuổi, Nghệ An) không ngờ có ngày sẽ "giải tán" được ổ sỏi nhẹ nhàng như thế. Người đàn ông này từng bi quan nghĩ rằng bị sỏi đã khổ, sỏi lại còn ở nhiều vị trí thì chữa đến bao giờ cho hết. Sỏi thận, sỏi tiết niệu lâu năm thường phát triển với kích thước...