Ba Lan sắp mua 96 trực thăng Apache từ Mỹ
Mỹ vừa thông qua thương vụ bán cho Ba Lan 96 trực thăng tấn công AH-64E Apache trị giá 12 tỉ USD.
Trực thăng tấn công AH-64E Apache tham gia một cuộc tập trận ở Đài Loan. Anhr AFP
Hãng AFP ngày 22.8 đưa tin Mỹ vừa thông quan thỏa thuận 12 tỉ USD (285.840 tỉ đồng) nhằm bán trực thăng tấn công Apache cho Ba Lan, một đồng minh hàng đầu trong việc hỗ trợ Ukraine.
Ba Lan sẽ nhận 96 trực thăng AH-64E Apache từ nhà sản xuất Boeing, theo Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo với quốc hội về việc bật đèn xanh cho thương vụ.
Năm ngoái, Ba Lan lên kế hoạch mua các trực thăng tấn công này để thay thế các trực thăng thời Liên Xô cũ, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Video đang HOT
Thương vụ “sẽ cải thiện năng lực của Ba Lan nhằm đáp ứng các mối đe dọa hiện tại và tương lai bằng cách cung cấp lực lượng đáng tin cậy có năng lực răn đe đối phương và tham gia các hoạt động của NATO”, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak xác nhận thương vụ trên mạng xã hội.
Ba Lan đã hỗ trợ mạnh mẽ các nỗ lực do Mỹ lãnh đạo để hỗ trợ Ukraine chống lại Nga. Một tỷ lệ lớn trong viện trợ vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine được chuyển qua Ba Lan.
Hồi tháng 1, Ba Lan công bố kế hoạch chi 4% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng trong năm nay, cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của NATO.
Vào tháng 6, Ba Lan đã nhận được những chiếc xe tăng Abrams đầu tiên như một phần của thỏa thuận trị giá 1,4 tỉ USD nhằm mua các phương tiện chiến đấu trước đây được Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng.
Năm ngoái, Ba Lan đã mua thêm 250 chiếc Abrams thuộc biến thể M1A2 hiện đại hơn, dự kiến sẽ được giao vào cuối năm 2024. Đây sẽ là quốc gia đầu tiên ngoài Mỹ sở hữu loại xe tăng này.
Chiến sự tại Ukraine đã củng cố mối quan hệ giữa Mỹ và Ba Lan, nơi chính phủ bảo thủ trước đó từng mâu thuẫn với chính quyền của Tổng thống Joe Biden về các vấn đề bao gồm quyền LGBTQ và tự do báo chí.
Trong thông cáo, Bộ Ngoại giao Mỹ gọi Ba Lan là “một thế lực vì sự ổn định chính trị và tiến bộ kinh tế ở châu Âu”. Quốc hội Mỹ có quyền xem xét và ngăn chặn thương vụ máy bay trực thăng tấn công này, nhưng dự kiến không phản đối.
Ba Lan thành lập đơn vị quân đội tại hành lang chiến lược với Kaliningrad
Tiểu đoàn mới dự kiến làm nhiệm vụ bảo vệ khoảng trống Suwalki, được đặt tên theo thị trấn Suwalki của Ba Lan, dài chưa tới 100km chạy dọc theo biên giới Ba Lan - Litva, nối vùng lãnh thổ hải ngoại Kalingingrad của Nga với Belarus.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak. Ảnh: Global Look Press
Theo kênh truyền hình RT, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak đã đăng một thông báo trên tài khoản chính thức Twitter, cho biết một tiểu đoàn đặc công mới sẽ được thành lập ở Đông Bắc Ba Lan vào cuối năm nay. Đơn vị này dự kiến tăng cường khả năng phòng thủ của Ba Lan tại hành lang Suwalki, một khu vực ngăn cách vùng đất Kaliningrad của Nga với Belarus.
"Chúng tôi quan tâm đến tình hình an ninh của sườn phía Đông! Một tiểu đoàn đặc công sẽ sớm được thành lập ở Augustow", Bộ trưởng Blaszczak đề cập đến thành phố phía Đông Bắc Ba Lan nằm ở khe Suwalki giáp với Litva.
Bộ trưởng cho biết đơn vị này sẽ chỉ là một trong số nhiều đơn vị mà Warsaw tìm cách thành lập trong tương lai gần tại khoảng hai chục địa điểm khác nhau.
"Chúng tôi biết rất rõ rằng những người lính Ba Lan là sự đảm bảo tốt nhất cho an ninh đất nước", vị quan chức nêu rõ.
Truyền thông địa phương đưa tin việc thành lập một đơn vị quân sự là một phần trong chương trình của chính phủ Ba Lan được thông qua vào năm 2022 nhằm tăng cường lực lượng vũ trang. Kế hoạch liên quan đến việc tạo ra các đơn vị mới và hiện đại hóa những đơn vị dự kiến troeenr khai trong khoảng thời gian từ 2023 đến 2025.
Trong một tuyên bố cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Blaszczak cho biết lực lượng tại vùng Đông Bắc Ba Lan cũng tổ chức huấn luyện cùng các binh sĩ Mỹ, Anh, Romania và Croatia, đồng thời gọi khu vực này là "một địa điểm quan trọng về mặt chiến lược" và là chìa khóa đối với an ninh của cả Ba Lan và NATO nói chung. Ông cũng kêu gọi người dân địa phương gia nhập hàng ngũ đơn vị dự tính thành lập.
Tuần trước, Bộ trưởng Blaszczak đề cập Warsaw lường trước được những hành động "khiêu khích" từ Nga khi tuyên bố tái triển khai một số đơn vị từ phía Tây sang phía Đông Ba Lan. Ông chỉ cụ thể mối đe dọa từ "hàng nghìn tay súng Wagner đã chuyển đến Belarus".
Một nhóm lính Wagner đã đến Belarus như một phần của thỏa thuận với Điện Kremlin do Minsk làm trung gian nhằm chấm dứt một cuộc binh biến do người sáng lập công ty, Evgeny Prigozhin, dàn dựng. Sau đó, Bộ Quốc phòng Belarus xác nhận các thành viên Wagner đang huấn luyện quân đội Belarus và chia sẻ kinh nghiệm chiến trường có được từ cuộc xung đột Ukraine. Diễn biến này đã làm dấy lên mối lo ngại ở Warsaw, khi nước này cho biết họ đang "theo dõi chặt chẽ" các hoạt động của nhóm ở Belarus.
Ba Lan triển khai hơn 1000 quân đến biên giới với Belarus do lo ngại về Wagner Ba Lan lo ngại rằng sự hiện diện của các thành viên thuộc tập đoàn quân sự tư nhân Wagner ở Belarus có thể dẫn đến căng thẳng gia tăng trên biên giới. Các phương tiện chiến đấu của quân đội Ba Lan được triển khai đến biên giới phía Đông với Belarus. Ảnh: Reuters Theo hãng tin Reuters ngày 8/7, Ba Lan...