Ba Lan lên tiếng sau khi Đức trả lại người di cư Afghanistan
Cảnh sát Đức đã trao trả một gia đình Afghanistan nhập cảnh trái phép từ Ba Lan khiến Warsaw chỉ trích hành động này là vi phạm thoả thuận hợp tác giữa hai nước.
Cảnh sát Đức khống chế đối tượng đe dọa người qua đường trước trận Ba Lan – Hà Lan Nổ lớn tại nhà máy quốc phòng sản xuất đạn dược cho Ukraine ở Ba Lan
Cảnh sát Đức kiểm tra các phương tiện tại khu vực biên giới với Ba Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Đài phát thanh Quốc tế Deutsche Well (Đức) ngày 18/6, Ba Lan đã phản ứng gay gắt sau khi cảnh sát Đức trao trả một gia đình Afghanistan di cư khỏi Ba Lan trái phép, chỉ trích hành động này là vi phạm thoả thuận biên giới giữa hai nước.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố, Cơ quan Biên phòng Ba Lan nêu rõ: “Việc cảnh sát Đức chuyển người nước ngoài sang Ba Lan đã vi phạm các nguyên tắc hợp tác giữa hai cơ quan. Chính quyền Đức không được đưa ra quyết định tùy tiện như vậy”.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi chính quyền Đức được cho là đã chuyển một gia đình gồm 5 người xin tị nạn Afghanistan về phía biên giới Ba Lan gần Osinow Dolny vào cuối tuần trước, sau khi bắt giữ họ vì đã nhập cảnh trái phép vào Đức mà không có giấy tờ cần thiết.
Theo luật hiện hành, việc thiếu giấy tờ khiến họ bị trả về Ba Lan, nơi họ đã được tị nạn.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết ông sẽ thảo luận về “vụ việc không thể chấp nhận được” với Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại cuộc họp không chính thức của EU trong tuần này tại Brussels.
Về phần mình, người phát ngôn Bộ Nội vụ Ba Lan cho biết vấn đề này cũng sẽ được thảo luận tại cuộc gặp tiếp theo giữa Bộ trưởng Nội vụ Ba Lan Tomasz Siemoniak và người đồng cấp Đức Nancy Faeser.
Chính quyền Ba Lan phàn nàn rằng phía Đức đã không thông báo cho họ về ý định trả lại người tị nạn Afghanistan.
Ba Lan tiếp tục yêu cầu Đức bồi thường chiến tranh
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, ngày 30/1, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski đã yêu cầu Đức "bồi thường tài chính" cho những tổn thất mà nước này phải gánh chịu dưới thời Đức Quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock (phải) và Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski tại cuộc họp báo chung ở Berlin ngày 30/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Lời yêu cầu này được Ngoại trưởng Ba Lan đưa ra trong chuyến công du đầu tiên tới Berlin kể từ khi chính phủ mới và thân châu Âu của Thủ tướng Donald Tusk lên lãnh đạo từ giữa tháng 12/2023. Theo đó, Ngoại trưởng Sikorski hy vọng Chính phủ Đức sẽ tìm ra giải pháp mới để bồi thường chiến tranh cho Ba Lan.
Trong khi đó, phát biểu sau cuộc gặp người đồng cấp Ba Lan, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhấn mạnh tình hữu nghị Đức - Ba Lan và sự tin tưởng sâu sắc giữa Vacsava và Berlin là điều rất cần thiết để đảm bảo "một châu Âu hùng mạnh, với trung tâm sẽ tiếp tục hướng về phía Đông trong những năm tới".
Đây là lần thứ hai Chính phủ Ba Lan đưa ra yêu cầu bồi thường chiến tranh. Trước đây, chính phủ tiền nhiệm do đảng Luật pháp và Công lý (PiS) bảo thủ đứng đầu đã ước tính rằng Đức phải trả 1.300 tỷ euro (1.400 tỷ USD) để "bồi thường cho cái chết của hơn 5,2 triệu công dân Ba Lan".
Vấn đề bồi thường trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đã làm mối quan hệ giữa Berlin và Vacsava căng thẳng dưới thời chính phủ tiền nhiệm tại Ba Lan.
Đức vẫn luôn bác bỏ những yêu cầu bồi thường, viện dẫn quyết định của Ba Lan năm 1953 về việc từ bỏ các tuyên bố chống lại Đông Đức cũ.
Chính phủ Đức coi vấn đề bồi thường đã được giải quyết và đề cập đến Hiệp ước 2 4 (tên chính thức là Hiệp ước về giải pháp cuối cùng liên quan tới Đức), về tác động chính sách đối ngoại của việc thống nhất nước Đức năm 1990, mà Ba Lan không tham gia.
Lý do Đức từ chối thành lập trung tâm sửa chữa xe tăng Leopard ở Ba Lan Một số xe tăng Leopard đã chuyển đến Ba Lan từ Ukraine cần sửa chữa, vì vậy việc khai trương trung tâm bảo dưỡng không thể bị trì hoãn. Xe tăng Leopard của Đức. Ảnh: AP Chính phủ Đức đã từ chối mở trung tâm bảo dưỡng xe tăng Leopard ở Ba Lan cho những xe tăng được chuyển đến Ukraine. Theo tờ...