Ba không khi ăn hải sản
Để tránh nguy cơ mắc hoặc làm bệnh gout trầm trọng hơn, mọi người không nên dùng nhiều hải sản cùng lúc với bia. Ngoài ra, bạn cũng không ăn tôm, cua, cá sống hoặc đã chế biến để quá 3 ngày.
Hải sản được rất nhiều người ưa chuộng do đa dạng về chủng loại, có thể chế biến không ít món ăn ngon. Tuy nhiên, việc bảo quản, chế biến loại thực phẩm này không đơn giản. Ngoài ra, một số loại tôm, cua, cá còn chứa quá nhiều đạm, purin và chất độc hại.
Dưới đây là một số lưu ý khi ăn hải sản:
Không ăn nhiều hải sản cùng với bia
Ăn hải sản, uống bia đem lại cảm giác ngon miệng nhưng có thể không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa: AI
Các bữa ăn kết hợp hải sản và bia là yếu tố nguy cơ cao dẫn tới bệnh gout do cả hai loại thực phẩm đều chứa nhiều purin. Việc hấp thụ quá mức purin khiến thận quá tải, không đào thải hết sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa purin, từ đó làm tăng axit uric. Theo Hiệp hội Viêm khớp Mỹ, nồng độ axit uric quá cao gây ra bệnh gout (còn gọi là gút hay thống phong).
Đây là một dạng viêm khớp khiến người bệnh thường phải chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối kèm theo sưng đỏ. Một số trường hợp nặng thậm chí không đi lại được.
Không ăn hải sản đã nấu sau 3 ngày
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, món cá an toàn tối đa trong vòng 3 ngày sau khi chế biến chín. Ngoài ra, trước khi nấu, cá phải có chất lượng cao như mới đánh bắt, không có mùi hôi. Ngoài ra, bạn cần để cá trong tủ lạnh.
Theo Eating Well, tôm nấu chín cũng chỉ để được trong tủ lạnh 3-4 ngày. Nếu cần hâm nóng tôm, bạn nên làm theo phương pháp nấu ban đầu và sử dụng nhiệt độ thấp hơn để tránh thực phẩm chín quá. Bạn cũng có thể thêm một ít nước, mỡ hoặc nước sốt cho vào món tôm khi đun lại.
Cá sống là món ăn nhiều người thích nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Ảnh minh họa: AI
Video đang HOT
Không ăn hải sản sống
Nhiều người thích ăn hải sản sống nhưng không phải cửa hàng nào cũng đảm bảo được nguồn thực phẩm sạch, an toàn.
Ăn hải sản sống hoặc nấu chưa chín, đặc biệt là động vật thân mềm như ngao, hàu và sò điệp có thể gây nguy hiểm. Những loại hải sản này có nguy cơ chứa vi khuẩn xâm nhập từ nguồn thức ăn vô hại với chúng nhưng khiến người ăn đồ chưa nấu chín bị nhiễm bệnh.
Ngoài ra, môi trường sống là khu vực bị ô nhiễm cũng khiến hải sản tích tụ chất độc hại.
Một loại vi khuẩn phổ biến được tìm thấy trong hải sản chưa nấu chín là Vibrio parahaemolyticus gây ra viêm ruột cấp tính, nhiễm khuẩn huyết. Vi khuẩn sẽ tiếp tục nhân lên ngay cả khi hải sản được làm lạnh. Cách duy nhất để tiêu diệt Vibrio parahaemolyticus là nấu chín thực phẩm. Nếu bạn cho rằng mình bị ngộ độc sau khi ăn động vật có vỏ, hãy liên hệ với bác sĩ.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyên bạn nên đặt động vật có vỏ vừa mua trên đá hoặc ngăn đá.
Những loại thực phẩm cung cấp canxi tốt nhất cho cơ thể
Canxi là khoáng chất dồi dào nhất trong cơ thể, chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể người. 99% lượng canxi tồn tại trong xương, răng, móng và 1% trong máu.
Vì vậy, nhu cầu canxi theo lứa tuổi và tình trạng sinh lý cũng khác nhau.
Những trường hợp có nhu cầu canxi cao là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, trẻ trong giai đoạn dậy thì, phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ và người cao tuổi.
Phụ nữ mang thai cần lượng canxi cao vì phải cung cấp canxi cho thai nhi. Người mẹ đang cho con bú cũng cần nhiều canxi để cung cấp canxi cho con qua sữa mẹ.
Đối với người cao tuổi, do quá trình hủy xương mạnh hơn quá trình tạo xương và lượng canxi bị mất qua nước tiểu tăng lên, đặc biệt trong giai đoạn mãn kinh nên nhu cầu canxi cao hơn để phòng tránh loãng xương.
Chúng ta có thể bổ sung canxi là thông qua thực phẩm hoặc dùng thuốc bổ sung canxi. Tuy nhiên, biện pháp an toàn và hiệu quả nhất là bổ sung canxi thông qua chế độ ăn uống, ưu tiên các nguồn thực phẩm giàu canxi trong bữa ăn hằng ngày. Không nên tự ý bổ sung canxi bằng các nguồn khác như thuốc hoặc thực phẩm chức năng mà không qua tư vấn của bác sĩ vì thừa canxi cũng gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu canxi bạn nên cân nhắc để thêm vào thực đơn lành mạnh mỗi ngày:
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa, phô mai, sữa chua và kem là những nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho cơ thể. Một cốc sữa chứa khoảng 300mg canxi sẽ giúp bạn không phải lo lắng thiếu canxi nên ăn gì.
Bạn nên uống sữa sau bữa ăn và tránh uống cùng với các loại thực phẩm như cà chua, cải xoong, cải bắp và củ cải.
Ngoài ra, bạn không nên chỉ dùng sữa mà nên kết hợp sữa với các nguồn canxi khác để đảm bảo cung cấp đủ lượng dưỡng chất cần thiết.
Cách bổ sung canxi tốt nhất là thông qua thực phẩm. Ảnh: Suckhoedoisong.vn
Hải sản
Cá hồi, cá trích, cá mòi, tôm, sò điệp, cua... là những nguồn thực phẩm vô cùng dồi dào canxi.
Bạn nên chọn tôm, cua để có được lượng canxi tốt nhất. Ước tính có khoảng 1.120mg canxi trong 100g tôm đồng và 3.520mg canxi trong 100g cua biển.
Ngoài ra, cá hồi, cá mòi, cá ngừ cũng cung cấp hàm lượng canxi rất cao.
Các loại rau xanh
Rau cải, bông cải xanh, rau ngót, cải xoăn, bắp cải, bí đỏ... đều là những nguồn canxi tốt.
Cải xoăn hay còn gọi cải kale là một trong những siêu thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Hàm lượng canxi có trong cải xoăn cao hơn cả sữa bò. Một chén cải xoăn sống là đủ để đáp ứng khoảng 10% nhu cầu canxi hàng ngày của bạn.
Các loại đậu, hạt
Đậu phụ, đậu đen, đậu hà lan, hạt chia, hạt lanh, hạnh nhân... là những nguồn canxi tuyệt vời cho cơ thể. Ngoài ra, chúng còn chứa các chất dinh dưỡng khác như chất xơ, chất đạm và chất béo không bão hòa an toàn cho sức khỏe tim mạch.
Trái cây
Ngoài việc là loại thực phẩm giàu vitamin, trái cây cũng là một nguồn bổ sung canxi tuyệt vời.
Bổ sung các loại trái cây như bơ, đào, kiwi, mận, tắc, chà là... vào thực đơn hằng ngày sẽ giúp bạn bổ sung canxi cũng như các loại vitamin và khoáng chất khác một cách hiệu quả.
Những loại trái cây chứa nhiều canxi. Nguồn: Getty images
Nhìn chung, canxi có nhiều nhất trong các sản phẩm từ sữa, rau lá xanh, các loại đậu và hạt. Tốt nhất là nên bổ sung canxi từ thực phẩm giàu canxi thay vì thực phẩm bổ sung. Đối với cách bổ sung canxi qua thực phẩm, rất hiếm gặp các trường hợp thừa canxi trong máu hay tích trữ thừa trong mô do tiêu thụ quá nhiều canxi do lượng canxi khi ăn vào dư thừa sẽ được bài tiết ra khỏi cơ thể.
5 thực phẩm làm tăng nguy cơ acid uric gây bệnh gout Với người bị bệnh gout và người có nguy cơ bị bệnh gout, chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho khớp không bị đau. Tìm hiểu những thực phẩm nên tránh và những gì nên ăn để ngăn ngừa cơn gout cấp bùng phát. Bệnh gout (gút) là một dạng viêm khớp gây sưng và cứng...