“Bà đầm thép” quét tham nhũng
Hôm nay, 31-12, kết thúc một năm cầm quyền thành công của nữ tổng thống đầu tiên của Brazil, bà Dilma Rousseff, người được mệnh danh là “ bà đầm thép” mới
không dính líu gì đến những vụ bê bối này nhưng bà không tránh khỏi miệng lưỡi thế gian. Những người đối lập coi đó là một “điểm trừ” trong bảng thành tích của bà nhưng nhiều học giả trong và ngoài nước ca ngợi bà dũng cảm hơn các vị tiền nhiệm, dọn quét ra tròcác quan tham.
Tổng thống Dilma Rousseff. Ảnh: AP
Với tỉ lệ tín nhiệm cao ngất ngưởng (72% theo kết quả thăm dò dư luận của Ibope tháng 12), người dân Brazil coi nữ tổng thống đầu tiên của mình là một người xứng danh “bà đầm thép” mới khi đối mặt với tệ tham nhũng. Người đầu tiên có biệt danh này là cựu thủ tướng Anh Margaret Thatcher.
Học trò của thầy cũng không tha
chi phí cố vấn chuyên gia trong 2 năm trước khi rời khỏi chức thị trưởng thành phố Belo Horizonte để vào nội các hồi tháng 1-2011. Ông này là người được bà Rousseff đích thân chọn lựa. Nghi án tham nhũng này là một thách thức lớn đối với “bà đầm thép” và đang bị đảng đối lập PSDB yêu cầu Viện Công tố điều tra.
Video đang HOT
Bộ trưởng đô thị Mario Negromonte cũng đang bị điều tra về tội gian lận liên quan đến các dự án hạ tầng cơ sở World Cup ở Cuiaba, thủ phủ bang Mato Grosso. Tuy ông Negromonte kêu oan và không chịu từ chức, theo tờ O Globo, chính quyền đang có ý định thay ông bộ trưởng này.
Thoát khỏi cái bóng của thầy
là một người tính tình dứt khoát, kín đáo và nghiêm túc trong công việc. Đây là một tuýp người hiếm thấy trong các quan chức cấp cao Brazil.
Theo Người lao động
Liberia: "Bà đầm thép" 73 tuổi tái đắc cử tổng thống
Bà Ellen Johnson Sirleaf, người được mệnh danh là "bà đầm thép" của Liberia đã tái đắc cử tổng thống, chỉ vài tuần sau khi nhận được giải Nobel Hòa Bình
Bà Ellen Johnson Sirleaf
Theo Ủy ban bầu cử quốc gia, với 86% điểm bỏ phiếu thông báo kết quả, bà Sirleaf đã dẫn đầu trong cuộc tái tranh cử, khi giành được hơn 90% số phiếu bầu.
Đối thủ của bà, ông Tubman, người đã kêu gọi những người ủng hộ tẩy chay cuộc bỏ phiếu hôm thứ ba vừa qua, giành được 9% số phiếu bầu. Ông Tubman cho rằng tiến trình bầu cử có nhiều điểm có lợi cho bà Sirleaf, tuy nhiên các quan sát viên quốc tế phủ nhận điều này. Họ khẳng định tiến trình bầu cử diễn ra minh bạch và tin cậy.
Tuy nhiên, tỉ lệ đi bỏ phiếu chỉ vào khoảng 33%, chưa bằng một nửa tỉ lệ cuộc bầu cử vòng đầu vào tháng trước. Khi đó, bà Sirleaf cũng giành được số phiếu cao nhất, nhưng không giành được thế đa số, buộc bà phải bước vào cuộc bầu cử phụ.
Giới phân tích cho rằng với tỉ lệ đi bầu thấp và bà Sirleaf không nắm được thế đa số trong quốc hội, những cam kết của bà chắc chắn sẽ khó được hiện thực hóa. Bà từng cho biết sẽ mời tất cả các ứng viên tổng thống tham gia chính phủ của bà. Tuy nhiên, ông Tubman đã thẳng thừng từ chối.
Đôi nét về "bà đầm thép" Liberia
Bà Sirleaf năm nay 73 tuổi và đã có cháu nội. Bà nổi tiếng thế giới từ năm 2005, khi trở thành nữlãnh đạo đầu tiên của châu Phi được bầu lên một cách dân chủ.
Bà Sirleaf nhậm chức sau một cuộc nội chiến đẫm máu khiến 250.000 người thiệt mạng và làm cho nền kinh tế Liberia suy sụp.
Nhà lãnh đạo tốt nghiệp trường đại học Harvard được ca ngợi vì đã thu hút được các nhà đầu tư quốc tế và được ghi công vì đã giúp xóa được một số nợ cho nước này.
Bà từng là bộ trưởng tài chính của Liberia và đảm nhận một số chức vụ quan trọng tại Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới.
Dù có nhiều thành công, những người chỉ trích cáo buộc bà thất bại trong việc hòa giải nhiều phe phái khác nhau của Liberia. Những người này nói bà không làm gì nhiều để theo đuổi công lý cho những nạn nhân tội ác chiến tranh và diệt trừ tham nhũng.
Bà cũng bị chỉ trích vì có liên hệ đến cựu lãnh tụ phiến quân Charles Taylor.Vào năm 2009, Ủy ban Sự thật và Hòa giải Liberia đề nghị cấm bà Sirleaf nắm giữ những chức vụ công cử trong 30 năm vì có liên hệ với nhóm phiến quân của ông Charles Taylor. Bà Sirleaf tỏ ra hối tiếc vì có một thời ủng hộ ông Taylor.
Tháng 10 vừa qua bà Sirleaf là một trong 3 người được trao giải Nobel Hòa Bình vì đã giúp đảm bảo hòa bình cho Liberia, thăng tiến kinh tế và phát triển xã hội và củng cố vị thế của phụ nữ.
Theo Dân Trí
Brazil: Bộ trưởng thứ tư mất chức trong 8 tháng Bộ trưởng Nông nghiệp Brazil Wagner Rossi đã từ chức tối 17.8 vì bị cáo buộc tham nhũng, đặt ra nhiều khó khăn cho chính phủ của Tổng thống Dilma Rousseff sau 8 tháng nhậm chức. Ông Rossi. Ông Rossi đưa đơn xin từ chức sau khi Bộ Nông nghiệp của ông bị cáo buộc tham nhũng. Vụ bê bối bắt đầu cách...