Bà bầu mang thai 3 tháng giữa cần lưu ý những gì?
Trong 3 tháng giữa thai kỳ, thai nhi đã lớn và vận động nhiều hơn, mẹ có thể cảm nhận được bé. Do đó, đây là khoảng thời gian vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên, khi mang thai 3 tháng giữa mẹ vẫn cần phải lưu ý nhiều điều để cả mẹ và bé khỏe mạnh hơn.
1. Chú ý dinh dưỡng cho bà bầu mang thai 3 tháng giữa
Khi mang thai 3 tháng giữa, mẹ vẫn cần chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Và uống thêm thuốc bổ nếu cần thiết. Ở giai đoạn này, hiện tượng ốm nghén đã thuyên giảm và dần biến mất, mẹ ăn uống sẽ dễ dàng hơn. Do đó hãy chú ý bổ sung đủ 4 nhóm chất tinh bột – đạm – béo – vitamin và khoáng chất cùng chất xơ.
Một số thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng giữa mà mẹ có thể tham khảo là:
- Ngũ cốc, cơm, khoai lang, khoai tây, ngô.
- Cá hồi, cá ngừ, tôm, cua.
- Các loại hạt giàu Omega-3 như hạnh nhân, óc chó, đậu phộng, hạt dẻ,….
- Trứng.
- Cải bắp, cải xoắn, rau chân vịt, súp lơ xanh.
- Quả bơ, bưởi, chuối.
Video đang HOT
- Sữa.
Mang thai 3 tháng giữa, mẹ không còn phải kiêng khem nhiều như 3 tháng đầu nữa. Tuy nhiên hãy chú ý tránh các loại thực phẩm quá nhiều đường và thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê và rượu bia.
Mang thai 3 tháng giữa, bà bầu cần tăng khoảng 3 – 4kg. Bà bầu nên khống chế cân nặng. Nếu tăng cân quá ít sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tăng cân quá nhiều có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm như tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, tiền sản giật,….
2. Đối phó với các vấn đề sức khỏe khi mang thai 3 tháng giữa
- Vì thai nhi đã phát triển khá to, cân nặng của mẹ cũng tăng lên nhanh chóng. Do đó sẽ xuất hiện tình trạng đau mỏi lưng, tê chân, chuột rút,… Bà bầu mang thai 3 tháng giữa nên tích cực vận động nhẹ nhàng để thúc đẩy lưu thông máu, giảm đau mỏi xương khớp.
- Tử cung phát triển, chèn ép đường tiêu hóa khiến thức ăn di chuyển chậm hơn. Cộng với tác dụng phụ của thuốc canxi và sắt, sẽ gây ra tình trạng táo bón. Để tránh tình trạng này, bà bầu nên uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, chăm chỉ vận động để tăng nhu động ruột.
- Bà bầu mang thai 3 tháng giữa cũng thường gặp tình trạng chóng mặt, dù bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Nguyên nhân là do thai nhi phát triển, chèn lên các tĩnh mạch có chức năng vận chuyển máu, gây thiếu máu não. Chóng mặt có thể gây ngất xỉu, té ngã, nguy hiểm cho mẹ và bé. Do đó, khi thấy có dấu hiệu chóng mặt, bà bầu ngay lập tức ngồi nghỉ. Bạn cũng nên tránh nằm ngửa, ưu tiên nằm nghiêng về bên trái để hạn chế tĩnh mạch máu từ tim bị chèn ép.
- Cũng vì tử cung tăng kích cỡ khá nhiều trong 3 tháng giữa thai kỳ nên phổi sẽ bị chèn ép, bà bầu thường bị khó thở. Mẹ nên vận động nhẹ nhàng, không nên làm việc quá sức sẽ dẫn đến thở nhanh, thở gấp, khó thở.
- Bụng bầu to nhanh, da bụng bị căng quá mức có thể dẫn đến rạn da. Nếu bà bầu tăng cân quá nhanh còn có nguy cơ rạn da mông, rạn da đùi. Bà bầu mang thai 3 tháng giữa hãy nhớ massge nhẹ nhàng với kem chống rạn hoặc với dầu dừa, dầu oliu để ngăn ngừa rạn da.
Mẹ cũng đừng quên đi khám thai ở tuần 22 để bác sĩ kiểm tra dị tật và sự phát triển các bộ phận của thai nhi nhé. Mẹ cũng sẽ được xét nghiệm máu và tiểu đường để kiểm tra sức khỏe.
Trong 3 tháng giữa, thai nhi đã phát triển khá hoàn thiện, và có sự kết nối với người mẹ. Do đó, bố mẹ nên chủ động tương tác và giao tiếp với thai nhi giúp bé phát triển nhanh hơn:
- Bà bầu mang thai 3 tháng giữa nên nghe nhạc thính phòng, các thể loại nhạc nhẹ nhàng và êm ái sẽ giúp kích thích não bộ của thai nhi.
- Bố mẹ nên trò chuyện với em bé hàng ngày để gắn kết tình cảm bởi bé đã biết phân biệt âm thanh.
- Bé có thể cảm nhận được tâm trạng của mẹ. Các hormone cơ thể người mẹ tiết ra khi người mẹ đau buồn cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bé. Do đó, bà bầu hãy cố gắng giữ tinh thần luôn thoải mái và vui vẻ.
Vợ sinh con đầu lòng 1 tiếng đã xong, chồng không vui mừng lại cáu giận ra mặt
Lý do là bởi anh nghi ngờ vợ đã từng sinh con riêng trước đó nên mới sinh nở nhanh như thế.
Sau 9 tháng 10 ngày mong ngóng, giây phút em bé chào đời thành công luôn là niềm hạnh phúc vô bờ với những người làm cha, làm mẹ. Vậy nhưng đôi khi chỉ vì những quan niệm sai lầm trong việc sinh nở mà lại dẫn đến sự nghi ngờ, bất hòa trong gia đình như câu chuyện dưới đây.
Xiaoli (26 tuổi, sống tại Trung Quốc) mới sinh bé đầu lòng cách đây 1 tháng. Vậy nhưng cô thấy lạ vì kể từ khi em bé chào đời, chồng cô thay vì vui mừng, hạnh phúc lại trở lên lạnh nhạt, dễ cáu giận trong khi trước đó khi mang thai, anh luôn hết mực chăm sóc cô và rất ngóng chờ đứa con đầu lòng.
Trong thời gian ở cữ mà chồng lại bỗng dưng thay đổi thái độ khiến Xiaoli rất mệt mỏi, stress. Cuối cùng cô đã quyết tâm nói chuyện với chồng, hỏi bằng được vấn đề anh đang gặp phải để vợ chồng cùng nhau giải quyết cho gia đình hòa hợp như xưa.
Sau nhiều lần Xiaoli gặng hỏi, cuối cùng chồng cô cũng chịu nói ra. " Có phải trước kia em đã từng sinh con không, hay ít nhất là phá thai. Lúc em vào phòng sinh anh đứng đợi cùng vài người đàn ông chờ vợ đẻ khác. Họ đều nói vợ họ sinh con đầu đau đớn cả 1 ngày mới đẻ được. Vậy mà em mới 1 tiếng đã xong. Anh thấy em cũng không có gì bối rối khi làm các thủ tục sinh con trong viện. Em nói thật đi. Có phải trước đi đến với anh em đã từng sa ngã không? Em lừa anh đúng không?", anh chồng tuôn một tràng.
Chồng Xiaoli nảy sinh nghi ngờ khi thấy cô sinh con đầu lòng quá nhanh.
Xiaoli nghe xong vừa tức giận vừa tủi thân. Cô không ngờ hai vợ chồng đã có nhiều năm yêu đương rồi tiến đến hôn nhân mà chỉ vì lý do đẻ nhanh anh cũng sinh ra nghi ngờ cô. Xiaoli chỉ nhẹ nhàng nói: " Anh nghi ngờ như thế thì hôm tới cùng em đến gặp bác sĩ đỡ đẻ cho em nói chuyện".
Sau đó, họ cùng nhau tới gặp bác sĩ. Vị bác sĩ sau khi nghe xong vấn đề của hai người lập tức quay sang trách anh chồng: " Anh không hiểu gì còn suy đoán lung tung. Vợ anh có sức khỏe tốt, con vừa đủ cân và cũng rất hợp tác trong lúc sinh nở nên mới nhanh như vậy. Trước khi sinh cô ấy đã đến bệnh viện học lớp tiền sản rất chăm chỉ, nắm rõ từng quy trình sinh nở nên chúng tôi rất dễ dàng khi đỡ đẻ cho cô ấy. Không liên quan gì đến việc sinh rồi hay chưa sinh".
Nghe xong chồng Xiaoli chỉ biết cúi đầu xấu hổ và xin lỗi cô. Tuy nhiên vì sự hiểu lầm không đáng có này mà mối quan hệ giữa hai người cũng đã bị ảnh hưởng không nhỏ.
Trên thực tế, đúng là những bà mẹ đã có kinh nghiệm trải qua việc sinh nở thì lần sinh sau sẽ có phần dễ dàng hơn. Nhưng nếu mẹ bầu may mắn sở hữu những đặc điểm dưới đây thì dù sinh con đầu cũng có thể diễn ra nhanh chóng, ít đau đớn.
Mỗi bà mẹ sẽ có thời gian sinh nở khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của mẹ và thai nhi. (Ảnh minh họa)
Mẹ có khung xương chậu lớn
Khi mẹ bầu sở hữu xương chậu rộng và nông thì khả năng em bé chui qua trong quá trình sinh thường là rất dễ dàng, suôn sẻ. Ngược lại, những mẹ xương chậu hẹp và sâu thì em bé sẽ khó ra ngoài hơn, dẫn đến ca sinh nở kéo dài thời gian và mất nhiều sức lực.
Mẹ tăng cân đúng chuẩn khi mang thai
Không chỉ cân nặng của thai nhi, cân nặng của người mẹ tăng lên trong thai kỳ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ca sinh. Với những mẹ thừa cân, béo phì, ca sinh sẽ kéo dài và khó khăn hơn; ngược lại, những mẹ bầu với cân nặng chuẩn sẽ dễ sinh và "dai sức" hơn nhiều. Chính vì vậy khi mang thai, mẹ nên tìm hiểu chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học và tập luyện thêm những bài thể dục phù hợp để tránh thừa cân.
Mẹ chuẩn bị tâm lý tốt, thoải mái khi sinh
Khi sinh con, tinh thần của người mẹ càng thoải mái, thư giãn thì thời gian chuyển dạ càng rút ngắn. Quá căng thẳng, sợ hãi có thể ảnh hưởng đến tốc độ mở cổ tử cung. Ngoài ra, một số bà mẹ khi chuyển dạ cảm thấy quá đau đớn nên thường la hét. Tuy nhiên, việc la hét này thường khiến các mẹ mệt mỏi, mất sức, ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.
Vị trí và kích thước của thai nhi thuận lợi
Thai nhi có cân nặng vừa phải, nằm ngôi thuận thì ca sinh của mẹ sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Ngược lại, trường hợp thai quá to hoặc nằm ngôi ngược, có bất thường về nhau thai, đa thai thì ca sinh sẽ tổn nhiều thời gian hơn, thậm chí có thể phải sinh bằng phương pháp mổ.
Ngồi quá lâu gây hại cho sức khỏe thế nào? Ngồi quá lâu khiến bạn dễ tăng cân, suy giảm hệ miễn dịch, đau mỏi lưng và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Giảm tốc độ đố cháy calo: Khi ngồi, tốc độ đốt cháy calo trong cơ thể chỉ còn 1 calo/phút, điều này có nghĩa là nếu bạn ngồi 1 giờ chỉ có 60 calo được đốt cháy. Đây chính là...